Bình Dương: Doanh nghiệp vượt khó xây dựng chuỗi liên kết sản xuất

12:17 26/11/2021

Doanh nghiệp Bình Dương đã có những khởi sắc mới. Trong đó, với các chính sách cung ứng toàn diện trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, để giữ vai trò liên kết chuỗi cung ứng kinh tế trong cả nước.

Vấn đề xuất khẩu của Bình Dương tăng 37,3% so với cùng kỳ năm trước trong 8 tháng đầu năm. Nhập khẩu trị giá 18,3 tỷ đô la, mang lại cho tỉnh thặng dư thương mại hàng năm trên 4,5 tỷ đô la.

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng mạnh. Các lô hàng máy móc và thiết bị tăng 54,3%, đồ nội thất tăng 44,2%, giày dép tăng 22,3% và hàng dệt may tăng 22,1%.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đã giảm đáng kể 19,2% xuống 17,5 nghìn tỷ đồng (766,2 triệu USD), nhưng nhờ mức tăng trưởng cao trong những tháng trước, đã tăng 2,8% trong năm đạt 166,97 nghìn tỷ đồng (7,3 USD tỷ). 

Chỉ số giá tiêu dùng 8 tháng đầu năm tăng 3,1%, trong đó một số mặt hàng trong rổ như giao thông (8,4%), thực phẩm (4,5%), dịch vụ nhà hàng, quán ăn giảm đáng kể.
Chỉ số giá tiêu dùng 8 tháng đầu năm tăng 3,1%, trong đó một số mặt hàng trong một số lĩnh vực như giao thông (8,4%), thực phẩm (4,5%), dịch vụ nhà hàng, quán ăn giảm đáng kể.

Tuy nhiên, với việc đại dịch vẫn hoành hành, các doanh nghiệp cần chủ động thích ứng với tình hình mới, duy trì chuỗi cung ứng và bảo vệ việc làm và thu nhập của người lao động sau khi đại dịch kết thúc để khôi phục hoàn toàn sản xuất, tỉnh này cho biết.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 27 / KH-BQL về việc phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. Kế hoạch nhằm tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và bảo đảm các điều kiện sản xuất an toàn. Qua đó, góp phần ổn định tăng trưởng kinh tế, phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh khi dịch trong tầm kiểm soát, đảm bảo thu ngân sách nhà nước, an sinh xã hội, việc làm, chăm sóc sức khỏe, đời sống cho người lao động.

Theo ông Bùi Minh Trí, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, hiện có khoảng 64% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đang duy trì hoạt động sản xuất. Đồng thời, giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, duy trì chuỗi cung ứng, giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho người lao động để đưa hoạt động của khu công nghiệp đi vào cuộc sống.

Kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và phấn đấu trong thời gian tới, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp áp dụng lộ trình tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh theo các mốc thời gian cụ thể. Đối với các doanh nghiệp đang duy trì hoạt động, đạt 80% công suất so với trước khi xảy ra dịch; 90% doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất  đến ngày 31/12/2021. 

Từ đầu năm đến nay, bằng nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp đã góp phần duy trì kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Dương đạt 24,5 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2020; thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 1,5 tỷ USD; chỉ số công nghiệp của tỉnh vẫn tăng 2,93%, thương mại dịch vụ tăng 1,9% và thu ngân sách đạt 47.900 tỷ đồng bằng 82% dự toán. 

Ông Nguyễn Minh Hải, Tổng Giám đốc Công ty Sonova Việt Nam, VSIP I ý kiến: “Chúng tôi đang theo dõi kế hoạch khôi phục sản xuất kinh doanh của tỉnh và Ban quản lý các khu công nghiệp về lộ trình mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế để chuẩn bị xây dựng có kế hoạch tăng số lượng lao động và mở rộng quy mô sản xuất. ” 

Ghi nhận tại một Công Ty TNHH Fu Yuan VN chuyên sản xuất linh kiện ở Tân Uyên, Bình Dương: Công nhân quay trở lại làm việc chiếm 25% trên tổng số lao động trước dịch
Ghi nhận tại một Công Ty TNHH Fu Yuan VN chuyên sản xuất linh kiện ở Tân Uyên, Bình Dương: Công nhân quay trở lại làm việc chiếm 25% trên tổng số lao động trước dịch.

Bên cạnh đó, nhằm phòng ngừa dịch COVID-19,  công nhân trước khi vào phân xưởng sản xuất chính thức phải qua 14 ngày cách ly tại ký túc xá của công ty. Trong những ngày cách ly vẫn được trả lương và sau khi vào làm chính thức được thưởng thêm.

Theo Công Ty TNHH Fu Yuan VN  với mong muốn tiếp nhận nhân công để sớm phục hồi đạt công suất 100%, nhà máy đang thực hiện các chính sách hỗ trợ về tiền lương, thưởng để khuyến khích thu hút lao động. Tuy nhiên, hiện công ty đang thu nhận dần dần công nhân vào làm việc do phải cách ly và sàng lọc COVID-19. 

Tại Công Ty TNHH Spartronics Việt Nam, Ban giám đốc cùng công đoàn cơ sở công ty cũng đã triển khai chính sách chăm lo, hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19. Cụ thể, công ty hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu và vẫn duy trì mức thu nhập hàng tháng kèm theo nhiều phúc lợi khác sau khi công nhân trở lại nhà máy đúng hẹn.

Trong đó, bà Trần Thị Hà Bình, Giám đốc Nhân sự Công ty TNHH May mặc Bowker Việt Nam chia sẻ, trong thời gian tạm ngưng hoạt động để chống dịch, công ty thực hiện những chính sách hỗ trợ cho người lao động với mức chi trả lương tối thiểu vùng, trao tặng hỗ trợ thực phẩm... Kể từ ngày 1/10 sau khi công ty hoạt động trở lại, những người lao động cũ trở lại làm việc đúng thời gian theo thông báo được ban giám đốc công ty thưởng ngay 2 triệu đồng/người. Nhờ vậy, sau khi nhà máy khôi phục sản xuất đã có 6.000 công nhân trở lại làm việc.

Công ty TNHH Core Electronics Việt Nam cho biết, trong thời gian tạm thời nghỉ sản xuất đế chống dịch COVID-19, công ty vẫn trả 50% mức lương tối thiểu vùng cho người lao động. Do đó, hầu hết công nhân, người lao động đã ở lại gắn bó với công ty, hiện có khoảng 1.700 công nhân đã đến nhà máy làm việc bình thường.

Sở Công thương tỉnh Bình Dương phát biểu: Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện mở cửa dần, tùy theo từng loại hình, quy mô; trong đó, nhiều doanh nghiệp đã tái khởi động sản xuất trở lại rất nhanh nhờ chủ động giữ chân được nguồn lao động bằng những chính sách chăm lo thiết thực trong mùa dịch cũng như vẫn duy trì trả lương, hỗ trợ nhu yếu phẩm...cho công nhân.

Hiện đã có đã có 1.968 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp KCN của tỉnh Bình Dương tiến hành khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, đã có 1.968 doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh tiến hành khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh, đạt trên 96%. Số lượng lao động trở lại làm việc trong các công ty là gần 373 ngàn người, đạt 76,38%. Trong đó, mô hình “3 xanh” có gần 285 ngàn lao động, mô hình “3 tại chỗ” có 44.211 lao động và mô hình “3 tại chỗ linh hoạt” có 43.192 người lao động. 

Hiện đã có đã có 1.968 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp KCN của tỉnh Bình Dương tiến hành khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiện đã có đã có 1.968 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp KCN của tỉnh Bình Dương tiến hành khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh.

Anh Nguyễn Văn Hoàng, CN Công Ty TNHH Jae Young Vina kể: Gia đình anh dự kiến về quê tránh dịch nhưng sau đó được chính quyền địa phương động viên nên đã quyết định ở lại nhà trọ. Do mất việc hơn một tháng nay nên gia đình anh phải dè sẻn chi tiêu hết mức, chấp nhận mọi khó khăn để vượt qua đại dịch, mong sớm đi làm trở lại.

Trong diễn biến khác, anh Trương Văn Cường, CN Công Ty TNHH Điện Tử Jing Gong Việt Nam tâm sự: Tôi thấy mình thật may mắn khi được tiêm vắc-xin. Tôi mong tất cả CN đều được tiêm vắc-xin để có thể an tâm làm việc. Bên cạnh đó, niềm an ủi lớn nhất của nhiều CN, lao động ở trọ hiện nay là được chủ nhà trọ giảm giá thuê phòng, hỗ trợ nhu yếu phẩm để vượt qua giai đoạn hết sức khó khăn.

Theo Quyết định số 2606 của Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh đã nhanh chóng cập nhật danh sách CN là F0, F1, F2 và CN có hoàn cảnh khó khăn để chi hỗ trợ. Đến nay, đã chi hơn 65 tỉ đồng. LĐLĐ tỉnh còn vận động, tiếp nhận hơn 220 tấn lương thực, nhu yếu phẩm từ các nhà hảo tâm gửi.

Bên cạnh những cố gắng, nỗ lực vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 để duy trì hoạt động sản xuất, vừa đảm bảo chuỗi sản xuất và thu nhập cho người lao động, các doanh nghiệp, doanh nhân đã tích cực tham gia đóng góp, hỗ trợ, đồng hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch của tỉnh bằng nhiều hình thức phong phú, có giá trị lớn.

Hoàng Thu