Bình chọn Top 10 doanh nghiệp ICT Việt Nam 2021
- Công nghệ
- 21:59 07/04/2021
DNHN - Chương trình Top 10 Doanh nghiệp ICT Việt Nam 2021 sẽ lựa chọn và giới thiệu TOP 10 doanh nghiệp trong 17 lĩnh vực được chia thành ba nhóm: Theo lĩnh vực/loại hình hoạt động, cung cấp giải pháp chuyển đổi số trong một số lĩnh vực đang được quan tâm và nhóm về năng lực công nghệ, theo xu hướng và có lợi thế cạnh tranh hiện tại và tương lai.
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam chính thức phát động Chương trình Top 10 doanh nghiệp ICT Việt Nam 2021. Đây là chương trình đồng hành cùng Chính phủ hiện thực hóa mục tiêu hình thành lực lượng 100.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam vào năm 2030 để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Chương trình Top 10 Doanh nghiệp CNTT Việt Nam (được đổi tên từ “Chương trình 50+10 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam) là họat động thường niên của VINASA từ 2014 đến nay, gồm ba hoạt động: Bình chọn doanh nghiệp trong 17 lĩnh vực; Biên soạn ấn phẩm đặc biệt với 3 ngôn ngữ; Giới thiệu, quảng bá, kết nối hợp tác với đối tác, khách hàng tiềm năng trong nước và quốc tế.

Từ năm 2014 đến nay, chương trình đã lựa chọn và giới thiệu được 390 lượt doanh nghiệp; phát hành 20 ấn phẩm với ba ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nhật) đã được biên soạn và mỗi năm đều được gửi giới thiệu tới hơn 2.000 cơ quan, đơn vị trong nước, hơn 10.000 đối tác từ trên 100 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới trong mạng lưới hợp tác quốc tế của VINASA.
Chương trình Top 10 Doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2021 sẽ lựa chọn và giới thiệu TOP 10 doanh nghiệp trong 17 lĩnh vực được chia thành ba nhóm: Theo lĩnh vực/loại hình hoạt động, cung cấp giải pháp chuyển đổi số trong một số lĩnh vực đang được quan tâm và nhóm về năng lực công nghệ, theo xu hướng và có lợi thế cạnh tranh hiện tại và tương lai.
Các doanh nghiệp tham gia bình chọn sẽ được đánh giá theo bảy tiêu chí gồm: Chỉ tiêu tài chính, nhân lực nhân sự, sản phẩm, năng lực công nghệ, công tác quản trị, thành tích đã đạt được và có thêm tiêu chí đánh giá đặc thù riêng theo ngành.
Quy trình đánh giá gồm ba vòng bao gồm: Sơ tuyển hồ sơ; Thuyết trình và Thẩm định thực tế; và Bình chọn chung tuyển. Hội đồng đánh giá là các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, tài chính, quản trị, thương mại điện tử, Startup, phóng viên chuyên ngành uy tín hàng đầu Việt Nam.
Chương trình sẽ tiếp nhận hồ sơ các doanh nghiệp từ ngày 7/4, vòng thuyết trình trực tiếp ngày 15/4 đến 6/5. Lễ công bố và Trao chứng nhận Top 10 DN CNTT Việt Nam 2021 dự kiến sẽ được tổ chức ngày 13/7, trước thềm Diễn đàn Cấp cao CNTT – TT Việt Nam 2021.
Linh Anh
Tin liên quan
#Công nghệ thông tin

Dự báo những nhóm nghề nghiệp đắt giá trong tương lai!
Việc dự báo xu hướng nghề nghiệp trong tương lai ở Việt Nam có thể không hoàn toàn chuẩn xác nhưng dựa trên tình hình thực tế, chúng ta có thể thấy một số ngành nghề sẽ lên ngôi trong vòng vài năm tới.

Nhật Bản thiếu nhân lực công nghệ thông tin: Cơ hội cho Việt Nam
Sự thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) tại Nhật Bản sẽ mở ra nhu cầu hợp tác rất lớn cho các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản và Việt Nam thời gian tới. Đặc biệt, nguồn nhân lực công nghệ trẻ, giỏi là ưu điểm vượt trội của Việt Nam so với các nước khác.

BHXH Việt Nam nhận giải thưởng về CNTT tại Hội nghị ASSA 35
Sáng 19/9, ông Suradej Waleeittikul- Tổng Thư ký Cơ quan ASXH Thái Lan, Chủ tịch ASSA chủ trì Lễ trao giải thưởng của Hiệp hội.

Bắt kịp xu thế
Công nghệ thông tin bùng nổ đã tạo thuận lợi để các nhà báo tác nghiệp. Nhưng tỷ lệ thuận với sự năng động, linh hoạt, nhạy bén của phóng viên để chạy đua thông tin, tính chất công việc của nghề báo hiện đại cũng vất vả và áp lực nhiều hơn.
Đọc thêm Công nghệ
Người khuyết tật thúc đẩy cuộc cách mạng xe tự lái
Công nghệ xe tự lái bùng nổ vào quãng thời gian năm 2015 nhưng nhận được nhiều phản ứng trái chiều của người trong ngành. Tuy nhiên trong bối cảnh xã hội mới, bằng cách thừa nhận những khó khăn và không ngừng cải tiến, xe tự lái được đánh giá là một bước phát triển do chính những khách hàng tiềm năng, người khuyết tật thúc đẩy.
Tham vọng của Tencent trên cuộc đua mở rộng dịch vụ đám mây tại thị trường châu Á
Tập đoàn internet Trung Quốc Tencent Holdings đang gia tăng cổ phần trong cuộc đua với các công ty toàn cầu cho thị trường dịch vụ đám mây đang phát triển ở châu Á, với kế hoạch mở hai trung tâm dữ liệu ở Indonesia vào cuối năm nay.
Chính trị - Công nghệ: Cuộc chiến xoay quanh chống độc quyền
Vào ngày 10 tháng 4, cuộc điều tra về Tập đoàn Alibaba theo luật chống độc quyền hồi tháng 12 năm ngoái cuối cùng đã có kết quả. Dựa trên việc Tập đoàn Alibaba lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bán lẻ trực tuyến, giới chức nước này đã ban hành án phạt 4% doanh thu bán hàng nội địa vào năm 2019, tổng trị giá 18,228 tỷ NDT. Bài viết này chỉ ra rằng khó khăn lớn nhất trong hoạt động chống độc quyền không nằm ở quy mô và cấu trúc mà nằm ở đặc điểm kỹ thuật và quy trình thực thi quyền lực.
Nghệ An: Xây dựng và triển khai Sàn giao dịch thương mại điện tử
Xây dựng và triển khai Sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm nâng cao hiệu quả là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Nghệ An năm 2021 vừa được UBND tỉnh này phê duyệt…
Giải mã thành công bộ gien mầm bệnh bí đỏ
Người trồng bí đỏ bị ám ảnh bởi những vảy rám nắng nhỏ hình thành trên quả, mỗi vết rám nắng là một dấu hiệu cho biết bệnh đốm vi khuẩn. Các đốm này không chỉ làm hỏng thịt quả mà còn tạo ra các điểm cho nấm xâm nhập gây thối quả và các mầm bệnh khác có thể phá hủy bí đỏ và các cây họ bí khác từ trong ra ngoài.
TikTok Vs YouTube - Ai mới là “vua” thực sự?
Trận chiến giữa hai nền tảng video đã trở thành một trong những chủ đề nóng nhất trên mạng xã hội và vẫn bất phân thắng bại. Trong khi Youtube vẫn giữ vị thế của một “ông lớn” thì TikTok cũng tỏ ra mình là một đối thủ đáng gờm.
Ứng dụng Bluezone vượt mốc 30 triệu lượt tải
Tính đến 11h30 ngày 2-3, ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone đã đạt 30.007.091 lượt tải, tăng 11.090 lượt tải so ngày 1-3 và tăng hơn 5,2 triệu lượt tải so với ngày 28-1, thời điểm dịch Covid-19 bùng phát trở lại lần thứ ba trong cộng đồng.
Đã tìm ra danh tính nhà sáng lập Bitcoin?
Giữa bối cảnh mọi sự quan tâm đổ dồn về đại dịch Covid-19, John David McAfee, nhà sáng lập phần mềm diệt virus McAfee, lại tuyên bố mình đã tìm ra câu trả lời.
Lỗ hổng phần mềm VMware gây nguy cơ cao cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Lỗ hổng CVE-2021-21972 trong VMware vCenter Server vừa bị phát hiện có mức độ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro nếu trì hoãn chuyển đổi số
Nghiên cứu mới đây cho thấy, hiện, doanh nghiệp ( DN) có vốn đầu tư nước ngoài và DN tư nhân lớn đang chuyển đổi số tốt. Tuy nhiên, DN nhà nước và DN nhỏ và vừa ở Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn sơ khởi trên hành trình này.