Thứ sáu 13/09/2024 15:20
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Bảo vệ hồ sơ doanh nghiệp trên Google

22/02/2022 20:00
Nếu bạn đang sở hữu một công ty, hãy đề phòng những kẻ lừa đảo đang “rắp tâm” đánh cắp hồ sơ doanh nghiệp trên Google của bạn cùng với tất cả các đánh giá tốt mà bạn đã nỗ lực rất nhiều mới có được.
aa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Cách thức hoạt động của trò lừa đảo

Khi bạn tìm kiếm một doanh nghiệp trên Google, thông tin về công ty đó thường sẽ xuất hiện trên thanh công cụ bên phải màn hình. Đây được gọi là hồ sơ doanh nghiệp của Google. Bên cạnh thông tin cơ bản, chẳng hạn như địa chỉ, số điện thoại và giờ hoạt động, có một liên kết cho phép chủ sở hữu doanh nghiệp xác nhận và chỉnh sửa hồ sơ. Thật không may, đó cũng là cơ hội cho những kẻ lừa đảo.

Khi nhấp vào nút “Sở hữu doanh nghiệp này?”, liên kết này sẽ gửi một email yêu cầu đến chủ sở hữu hiện tại. Nếu bạn hoặc ai đó trong công ty chấp thuận yêu cầu này, cho rằng yêu cầu này là hợp pháp, lúc này kẻ lừa đảo có thể dễ dàng chiếm đoạt hồ sơ, thay đổi tên doanh nghiệp và khóa tài khoản của bạn. Sau đó, chúng sử dụng hồ sơ doanh nghiệp mới này để đánh lừa người tiêu dùng, liên hệ với khách hàng của bạn thông qua các đánh giá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ doanh nghiệp bị đánh cắp, bạn sẽ cần thực hiện một quy trình với bộ phận hỗ trợ của Google để lấy lại hồ sơ của mình. Trong thời gian chờ đợi, hồ sơ của bạn có thể nhận được những đánh giá không tốt hoặc bị thay đổi.

Bảo vệ hồ sơ doanh nghiệp trên Google

(1) Từ chối các yêu cầu sở hữu đáng ngờ và trái phép nhằm xác nhận hồ sơ doanh nghiệp. Nếu không chắc chắn nhân viên của mình gửi yêu cầu, hãy tìm hiểu trước khi chấp nhận.

(2) Kiểm tra email và mọi cảnh báo nhận được từ Google kịp thời. Khi nhận thấy có hoạt động lạ trên hồ sơ, hãy xác minh tài khoản ban đầu và đảm bảo kiểm tra email thường xuyên.

(3) Liên hệ với bộ phận hỗ trợ của Google nếu tài khoản bị xâm nhập, giành lại quyền kiểm soát tài khoản. Điền vào biểu mẫu trên Google để bắt đầu quá trình xác nhận quyền sở hữu.

(4) Luôn báo cáo hoạt động gian lận cho Google ngay lập tức. Báo cáo của bạn sẽ giúp các doanh nghiệp khác cảnh giác hơn với mối đe dọa tương tự.

(5) Nắm bắt thông tin bằng cách thường xuyên đọc các đánh giá của người dùng, tìm hiểu thêm về các trò gian lận nhắm mục tiêu vào các doanh nghiệp nhỏ và các “mẹo” phát hiện lừa đảo.

Chung Hà

Bài liên quan
Tin bài khác
VASEP đề xuất bổ sung đối tượng hỗ trợ trong dự thảo Nghị định khôi phục sản xuất nông nghiệp

VASEP đề xuất bổ sung đối tượng hỗ trợ trong dự thảo Nghị định khôi phục sản xuất nông nghiệp

VASEP đề xuất bổ sung doanh nghiệp vào danh mục đối tượng hỗ trợ trong dự thảo Nghị định khôi phục sản xuất nông nghiệp, nhấn mạnh vai trò then chốt.
Bộ GTVT đưa ra các biện pháp khẩn cấp ưng phó sau bão số 3

Bộ GTVT đưa ra các biện pháp khẩn cấp ưng phó sau bão số 3

Trước tình hình mưa lũ và sạt lở đất phức tạp sau bão số 3, Bộ GTVT đã yêu cầu các đơn vị và cơ quan liên quan triển khai ngay các biện pháp cấp bách.
CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam tặng quà tại tỉnh Bắc Giang

CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam tặng quà tại tỉnh Bắc Giang

CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam tặng quà tại tỉnh Bắc Giang
Thép Việt Nam bị áp thuế chống trợ cấp tại Ấn Độ

Thép Việt Nam bị áp thuế chống trợ cấp tại Ấn Độ

Các mặt hàng như ống thép và ống thép không gỉ hàn sẽ bị đánh thuế chống trợ cấp trong vòng 5 năm tới, nhằm bảo vệ ngành công nghiệp thép nội địa của Ấn Độ.
Ngành ngân hàng triển khai giải pháp hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão

Ngành ngân hàng triển khai giải pháp hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão

Ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp khẩn cấp để hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão, bao gồm cơ cấu lại thời hạn nợ, giảm lãi vay, cho vay mới.
lp-bank
tms-group
dic-vu-minh-tuan