Bài toán lao động sau giãn cách
- 10
- Doanh nghiệp
- 11:08 14/11/2021
DNHN - Thiếu lao động đang là điểm nghẽn lớn để doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau giãn cách. Sau “cuộc hồi hương” vì giãn cách, nhiều thành phố lớn, tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp đã không thể gọi đủ lao động quay trở lại làm việc.
Lý do là người lao động chưa cảm thấy yên tâm để trở lại công xưởng vì nỗi lo dịch có thể quay lại, sẽ khó chịu đựng nổi nếu khó khăn lặp lại. Hơn nữa, người lao động di cư chủ yếu là ở độ tuổi sinh đẻ hoặc con còn nhỏ nên việc chăm sóc con nhỏ cần có người hỗ trợ và cần mở cửa trường học. Bên cạnh đó, với tài chính đã cạn kiệt qua các đợt giãn cách, trong khi mức lương cho người lao động trong lúc khó khăn này khó được mức bằng trước đây nên việc quay lại thành phố, quay lại nơi làm việc khiến người lao động phải cân nhắc.

Nhìn thẳng thực tế, để giải quyết bài toán lao động hậu giãn cách cần có nhiều giải pháp hỗ trợ thiết thực, kịp thời để người lao động yên tâm trở lại làm việc. Đó là các giải pháp về đảm bảo để người lao động có việc làm ổn định, việc kiểm soát dịch chặt chẽ nhưng cũng cần thuận tiện cho đi lại và sinh hoạt của người lao động xa quê. Đặc biệt, các địa phương cần tính toán mở cửa trường học nhất là trường mẫu giáo, tiểu học để người lao động có nơi trông giữ con. Chưa mở cửa trường học thì gần như người lao động có con nhỏ không thể đi làm, nếu bắt buộc phải quay lại nhà máy thì phải mang gửi con ở những nơi thiếu chuyên môn, thiếu quản lý. Như vậy người lao động không thể yên tâm vì sự an toàn về chất lượng chăm sóc và nguy cơ khó kiểm soát về lây nhiễm dịch cho con trẻ.
Do đó, các doanh nghiệp cần tăng cường hơn nữa các ưu đãi để thu hút người lao động. Trong khi doanh nghiệp còn khó khăn sau thời gian đình trệ thì các cơ quan, ban ngành và chính quyền địa phương cần triển khai nhanh các gói hỗ trợ đã có, bổ sung thêm những gói hỗ trợ thiết thực để người lao động yên tâm quy lại thành phố, quay lại nhà máy.
Giải quyết tốt bài toán việc làm hiện nay chính là hành động thiết thực giải quyết vấn đề an sinh xã hội, góp phần ổn định xã hội hậu đại dịch, sớm lấy lại mức tăng trưởng nhanh cho nền kinh tế.
P.V
Bài liên quan
- Lao động phổ thông sẽ đạt đến 43 triệu người vào năm 2025
- Hàn Quốc dỡ bỏ hạn chế về số lượng lao động nhập cảnh hàng ngày, hàng tuần cho lao động Việt Nam
- Vĩnh Phúc: Từng bước nâng cao đời sống của người lao động
- Giai đoạn hậu giãn cách: Lực lượng lao động bị sang chấn tinh thần và để lại di chứng lâu dài
- Hội nghị trực tuyến triển khai chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất đối với người lao động
#Lao động

Cần sớm khắc phục những hạn chế của nền kinh tế
Đóng góp vào làm rõ thêm báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Quốc Bình (đoàn Hà Nội) nêu một số hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại này.

Con số 1 triệu lao động thất nghiệp ở Việt Nam là nhiều hay ít?
“Số liệu về 1 triệu lao động thất nghiệp ở Việt Nam hiện tại không đáng quan ngại. Điều đáng lo lắng là chất lượng lao động cần được quan tâm hơn” - ông Doãn Mậu Diệp, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH chia sẻ tại Giao lưu trực tuyến về Dự thảo Bộ Luật Lao động 2012 (sửa đổi).

Năng suất lao động: Nông nghiệp chưa bằng 1/10 Malaysia, nửa Thái Lan, công nghiệp dịch vụ chưa xứng
Nếu không có những thay đổi mạnh mẽ mang tính bứt phá thì mục tiêu tăng năng suất lao động ngành công nghiệp 5,5%/năm giai đoạn 2016-2020 khó hoàn thành.

Khoảng 3,4 triệu người lao động sẽ được hỗ trợ tiền thuê nhà
Với việc sử dụng gói 6.600 tỉ đồng, sẽ có khoảng 3,4 triệu người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà với mức hỗ trợ 500.000 đồng/tháng - 1.000.000 đồng/tháng trong thời gian 3 tháng.
Đọc thêm Doanh nghiệp
Những xu hướng chính của ngành bảo hiểm năm 2022
Những xu hướng chính của ngành bảo hiểm trong năm 2022 chủ yếu liên quan đến công nghệ số và con người, đặc biệt là trong bối cảnh sau giai đoạn khó khăn của đại dịch.
Đầu tư và Kinh doanh Nhà ITC bị phạt, truy thu hàng tỷ đồng tiền thuế
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh chỉ ra Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Nhà - ITC đã có hành vi khai sai thuế. Tổng số tiền phạt và truy thu là 3 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Á Châu có tân Chủ tịch
Ông Đỗ Minh Toàn được bổ nhiệm vị trí Chủ tịch tại ACBS với nhiều tham vọng là đầu tư và thực hiện hàng loạt cải tiến mới trong thời đại công nghệ số; tập trung phát triển nguồn lực công nghệ thông tin hiện đại nhằm xây dựng hệ thống giao dịch nhanh chóng và tiện lợi cho khách hàng.
Phạt và truy thu thuế Cao su Sao Vàng
Số tiền chậm nộp tiền thuế được tính đến hết ngày 28/06/2022, Công ty CP Cao su Sao vàng tự tính và nộp số tiền chậm nộp kể từ ngày 29/06/2022 đến ngày nộp đủ tiền thiếu vào ngân sách Nhà nước.
Bia Sài Gòn Sông Tiền trả cổ tức đến 128%
Với 4 triệu cp đang lưu hành, Công ty CP Thương mại Bia Sài Gòn Sông Tiền cần bỏ số tiền hơn 51 tỷ đồng để thực hiện.
Tập đoàn FLC muốn mua lại tòa nhà 265 Cầu Giấy
Trước đó, tòa nhà tại 265 Cầu Giấy, Hà Nội đã được sử dụng để cấn trừ toàn bộ nghĩa vụ trả nợ, gồm toàn bộ dư nợ gốc, lãi, dư nợ quá hạn (nếu có) của FLC, FLC Faros, FLCHomes, Bamboo Airways tại Ngân hàng Phương Đông (OCB).
Cổ phiếu VPH của Vạn Phát Hưng sắp thoát diện cảnh báo
VPH bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 26/10/2021, do ngừng hoặc bị ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh chính từ 3 tháng trở lên, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo Quy chế niêm yết của HoSE.
Dragon Capital ngồi ghế cổ đông lớn FPT
Nhóm quỹ Dragon Capital sở hữu hơn 54 triệu cp FPT, tương đương 4,95%. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của nhóm quỹ này tăng lên 5,06%, tương đương hơn 55,5 triệu cp.
Vật tư Nông Nghiệp Đồng Nai sắp chi hơn 13 tỷ đồng trả cổ tức
Với 10 triệu cp đang lưu hành, ước tính Công ty CP Vật tư Nông Nghiệp Đồng Nai cần bỏ ra 13,4 tỷ đồng để hoàn tất việc chi trả.
Nhiều yếu tố khiến lợi nhuận doanh nghiệp bảo hiểm suy giảm
Năm 2022, phần lớn doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) dự kiến mức tăng doanh thu ngành bảo hiểm năm 2022 chỉ từ 10 - 14%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng thực tế năm 2021 (24,98%), thông tin trên được Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đưa ra trong công bố danh sách “Top 10 Công ty bảo hiểm uy tín năm 2022” vào ngày1/7.