Anh hùng Lao động - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo và Busadco xác lập kỷ lục thế giới và Việt Nam
- Hồ sơ doanh nhân
- 07:31 11/01/2021
DNHN - Tổ chức kỷ lục thế giới (WorldKings) và Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã trao tặng kỷ lục cho AHLĐ - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo và Công ty CP Khoa học Công nghệ Việt Nam (Busadco)
Anh hùng lao động, Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo xác lập kỷ lục thế giới: "Nhà khoa học nghiên cứu, ứng dụng thực hành và thực chứng kết quả đồng bộ, với quá trình nghiên cứu, chế tạo, sáng tạo giải pháp, điều phối thi công và vận hành các sản phẩm từ chính hoạt động Khoa học công nghệ theo chu trình khép kín đã ứng dụng vào các lĩnh vực, công trình hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn, phục vụ dân sinh, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu đạt số lượng bằng Sở hữu Trí tuệ nhiều nhất thế giới".
Công ty Cổ phần Khoa học Công nghệ Việt Nam (Busadco) do Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc cũng xác lập kỷ lục thế giới: "Doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng thực hành và thực chứng kết quả đồng bộ, tạo ra chu trình khép kín từ nghiên cứu đến tạo ra các sản phẩm về Khoa học công nghệ với số lượng nhiều nhất thế giới, đã ứng dụng vào các lĩnh vực, công trình hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn, phục vụ dân sinh, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu".
Với Kỷ lục Việt Nam, "Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo - Tác giả có nhiều bằng Độc quyền Sáng chế và Giải pháp Hữu ích nhất Việt Nam" đã xác lập kỷ lục cá nhân và "Busadco - Doanh nghiệp Khoa học và công nghệ sở hữu nhiều bằng Độc quyền sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp nhất Việt Nam" xác lập kỷ lục tập thể.
Tại Lễ trao tặng kỷ lục, Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo bày tỏ kỳ vọng trong tương lai, Busadco sẽ giữ vững vị trí là Doanh nghiệp Khoa học & công nghệ tiên phong của Việt Nam. Tiếp tục góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu Khoa học công nghệ Việt Nam ra thế giới. Xây dựng 63 nhà máy tại 63 tỉnh thành trên cả nước để sản xuất, ứng dụng các sản phẩm KHCN của Busadco.
Cụ thể: Xúc tiến phát triển thị trường ứng dụng các sản phẩm KHCN của Busadco trên toàn khu vực Đông Nam Á; Thay thế toàn bộ các hố thu nước mưa truyền thống bằng hố ga thu nước mưa và ngăn mùi BTCT thành mỏng đúc sẵn trên hệ thống thoát nước của các tuyến đường đô thị trên tất cả các tỉnh thành cả nước; Thay thế, cải tạo toàn bộ hệ thống kênh mương thủy lợi tưới tiêu nội đồng trên cả nước; Xây dựng hệ thống Nhà lắp ghép bê tông cốt sợi phi kim siêu nhẹ cho các hộ nghèo, vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo; Xây dựng hệ thống các công trình kè bảo vệ chống xói lở bờ sông, hồ, đê biển bằng kè bê tông cốt sợi phi kim thành mỏng đúc sẵn đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Để có được 2 kỷ lục ở Việt Nam và thế giới, AHLĐ – Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo sau gần 20 năm đầu tư nghiên cứu, thực hành và thực chứng kết quả cùng cộng sự đã cho ra đời 102 bằng độc quyền Sáng chế, bằng Độc quyền Giải pháp hữu ích và Quyết định; 223 bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp và Quyết định; 04 Kỷ lục quốc gia; 17 giải thưởng quốc tế về sáng tạo khoa học công nghệ từ chính quá trình nghiên cứu, thực hành và thực chứng kết quả trong thực tiễn để phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, xã hội
Về tập thể Busado, Công ty đã có 70 sản phẩm hình thành từ chính kết quả khoa học công nghệ của đơn vị được Sở Khoa học & công nghệ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chứng nhận; là chủ sở hữu của 102 bằng Sáng chế, Giải pháp hữu ích và Quyết định; 223 bằng Kiểu dáng công nghiệp và Quyết định; 17 giải thưởng quốc tế về sáng tạo khoa học công nghệ; Ký kết 1.830 hợp đồng với các đối tác về ứng dụng sản phẩm Khoa học công nghệ vào các công trình, góp phần thiết lập tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) từ công nghệ, giải pháp kỹ thuật và sản phẩm Busadco; Ứng dụng trong xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị; Ứng dụng trong xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng nông thôn; Ứng dụng trong xây dựng phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.
An An (Nguồn: https://baodautu.vn)
Tin liên quan
Đọc thêm Hồ sơ doanh nhân
Ông chủ Ladoda - Đinh Quang Bào: Thành công là phải có đam mê và tâm huyết với nghề
Ở độ tuổi nhiều người bắt đầu ham hưởng thụ và nghỉ ngơi thì trong doanh nhân Đinh Quang Bào, Chủ tịch HĐQT Công ty may Ladoda vẫn rực cháy ngọn lửa nhiệt huyết, khát khao cống hiến và nỗ lực học hỏi không ngừng. Có lẽ, vì ngọn lửa ấy mà Ladoda liên tục duy trì tăng trưởng và giữ vững được vị trí về ngành hàng đồ da trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.
Những nữ doanh nhân nổi bật trong lĩnh vực công nghệ Đông Nam Á
Cũng như nhiều lĩnh vực khác, kinh doanh và công nghệ do nam giới thống trị. Tuy nhiên, điều đó đang dần thay đổi khi ngày càng nhiều phụ nữ đóng vai trò quan trọng tại các công ty. Dưới đây là những nữ doanh nhân nổi bật trong lĩnh vực công nghệ Đông Nam Á như Tan Hooi Ling (Grab), Cheryl Yeoh (MaGIC), Rachel de Villa (Cropital)...
Tan Hooi Ling - Từ cô kỹ sư thiết bị đến "Nữ tướng" của Grab
Tan Hooi Ling không chỉ là nhà đồng sáng lập cùng với Tan Long mà còn là người điều hành từ nơi hậu trường, tạo nên sự thành công cho Grab, nhưng hơn hết là người xây dựng sự nghiệp cho giới nữ trong một ngành mà tưởng như chỉ nam giới mới làm được. Tại nhiều nước, đội ngũ nữ tài xế của Grab đã đông hơn nam giới, và đang chiếm nhiều vị trí lãnh đạo trong công ty.
Doanh nhân Nguyễn Xuân Quang – người đứng sau sự thành công của “con rồng phương Nam”
Khởi nghiệp từ một doanh nghiệp siêu nhỏ nhưng với sự quyết tâm mạnh mẽ cùng những cái “bắt tay chiến lược”, ông đã làm thay đổi xây dựng Nam Long trở thành một trong những doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Việt Nam...
Chân dung Nguyễn Hà Đông - “cha đẻ” game Flappy Bird từng gây sốt toàn cầu
Năm 2014, Nguyễn Hà Đông là cái tên gây bão không chỉ trong nước mà cả trên thế giới. Thành công bất ngờ của trò chơi Flappy Bird giúp Nguyễn Hà Đông có mặt trong danh sách "10 triệu phú Internet đi lên từ con số 0" của tờ The Richest. Flappy Bird cũng nằm trong danh sách 25 ứng dụng được CNET đánh giá là có tầm ảnh hưởng nhất trong một thập kỷ qua...
TS. Đỗ Ngọc Chung: Nhà khoa học tạo nên những sản phẩm tuyệt với, nhà kinh doanh giúp nó có giá trị
Tiến sĩ Đỗ Ngọc Chung, người vẫn được giới nghiên cứu khoa học gọi là "tiến sĩ giá đỗ, tăm tre". Tiến sĩ Đỗ Ngọc Chung là một doanh nhân khá đặc biệt. Xuất thân từ nhà khoa học, với số vốn khởi nghiệp ban đầu là 300 triệu đồng, chỉ nhờ bán thiết bị làm giá đỗ, Công ty TNHH Giải pháp Năng lượng Toàn Diện của vị Tiến sĩ đã có doanh thu hàng chục tỉ đồng trong 3 năm.
Doanh nhân Tạ Minh Tuấn - người tiên phong về mô hình "Bác sĩ riêng" tại Việt Nam
Năm 2011, nhờ sáng kiến phát triển hệ thống y tế tại nhà, Tạ Minh Tuấn được CSIP, British Council và World Bank chọn là một trong 15 doanh nhân xã hội tiêu biểu của Việt Nam. Năm 2015, ông lọt vào danh sách 30 người trẻ dưới 30 tuổi ảnh hưởng nhất Việt Nam của Tạp chí Forbes (Forbes 30 Under 30 Vietnam 2015) và tiếp tục lọt vào danh sách này ở phạm vi châu Á vào năm 2016 (Forbes 30 Under 30 Asia 2016).
Ông chủ Kềm Nghĩa - Nguyễn Minh Tuấn: Hãy trả lại cho cộng đồng khi bạn đã gặt hái thành quả từ họ
Đằng sau sự thành công như hiện nay, mấy ai biết được rằng; trước kia ông Nguyễn Minh Tuấn – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Kềm Nghĩa – chỉ là một thợ mài kềm nhỏ nhoi bên đường. Nhưng ông đã không vì thể mà dừng đi khát vọng phát triển bản thân và nâng tầm thương hiệu Việt.
Mary Terasa Barra - người phụ nữ quyền lực trong ngành sản xuất ô tô thế giới
Toàn bộ sự nghiệp của bà Barra gắn liền với General Motors. Năm 18 tuổi, bà theo học General Motors Institute và sau đó bắt đầu công việc của một kĩ sư nội bộ tại nhà máy Pontiac. Năm 2014, bà đảm nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành và cũng là người phụ nữ đầu tiên nằm trong ban lãnh đạo một nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới. Ngay sau đó bà đã vươn lên đứng đầu trong danh sách 50 phụ nữ quyền lực nhất năm của Tạp chí danh tiếng Fortune.
Chân dung doanh nhân Phan Quốc Công - Cha đẻ dầu gội X-men
Câu chuyện khởi nghiệp của doanh nhân Phan Quốc Công xem ra cũng là điển hình của các doanh nhân trẻ thời nay: đi làm thuê để lấy kinh nghiệm, trước khi tự mình đứng ra làm chủ. Năm 1993, anh chàng kỹ sư điện tốt nghiệp Đại học Bách khoa Tp.HCM này bắt đầu công việc tại Tổng Công ty Dệt (nay là Tổng Công ty Dệt may Việt Nam). Thời gian đầu anh làm kỹ thuật, sau đó được chuyển về phòng xuất nhập khẩu và bắt đầu gắn bó với “nghiệp kinh doanh”...