
36 doanh nghiệp Việt Nam tham gia triển lãm quốc tế FOODEX 2023
36 doanh nghiệp Việt Nam tham gia triển lãm quốc tế FOODEX 2023 với nhiều sản phẩm đa dạng từ hoa quả, nước giải khát, gia vị, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chế biến.

"Tại Nhật Bản có một số món ăn Việt Nam rất nổi tiếng như phở hay nem, vì vậy các nguyên liệu chế biến được nhập khẩu ngày càng nhiều và được người Nhật đón nhận. Công ty Việt Nam cũng rất linh hoạt, như tôi thấy ở đây còn có một bộ sản phẩm mới của Masan chỉ dành riêng cho thị trường Nhật Bản", ông Katsuhiko Dan, Giám đốc Văn phòng điều hành Công ty TNHH AEON, cho biết.
"Chúng tôi sẽ mở rộng kênh phân phối, thông qua các đại lý lớn tại Nhật Bản, bên cạnh đó chúng tôi sẽ phát triển thương hiệu thông qua các kênh thương mại như truyền thông trên mạng xã hội, báo chí để nhiều người hơn nữa biết đến thương hiệu Việt Nam tại thị trường Nhật Bản", bà Đinh Hồng Vân, Giám đốc Tiếp thị cấp cao Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan, cho hay.
Trong 4 ngày diễn ra triển lãm, dự kiến sẽ có khoảng 85.000 lượt khách hàng đến từ Nhật Bản và các nước tham dự.
Triển lãm đã được cộng đồng doanh nghiệp F&B đặc biệt quan tâm. Được coi là “cửa ngõ” khai thác xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và các nước châu Á, FOODEX Japan 2023 thu hút sự tham gia của gần 1.500 doanh nghiệp đến từ 44 quốc gia và vùng lãnh thổ (77% doanh nghiệp đến từ các quốc gia ngoài Nhật Bản),
Dự kiến, sự kiện cũng sẽ thu hút gần 33.800 lượt khách đến từ 98 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (trong đó có gần 11.000 lượt khách quốc tế), gồm phần lớn là các nhà bán buôn, bán lẻ, dịch vụ ăn uống và nhà sản xuất F&B.
Năm ngoái, tại khu gian hàng quốc gia Việt Nam chỉ có 5 doanh nghiệp, trưng bày 10 gian hàng. Tuy nhiên, Foodex Japan năm nay, 39 doanh nghiệp Việt Nam đã tham dự với nhiều tên tuổi lớn trong ngành nông nghiệp, thực phẩm như PAN Group, Vinamilk, Masan Consumer... Các mặt hàng Việt tham gia hội chợ bao gồm hàng nông sản; rau củ và hoa quả tươi, chế biến, đóng hộp; các sản phẩm thủy hải sản chế biến; thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm từ ngũ cốc; các loại đồ uống có cồn và không cồn; bánh kẹo.

Đại diện ban tổ chức đánh giá các gian hàng của doanh nghiệp Việt Nam có quy mô lớn hơn hẳn năm trước, đồng thời thu hút khách tham quan bởi cách trình bày mang đậm màu sắc Việt Nam cũng như sự phong phú của hàng hóa. Đây đều là các sản phẩm có chất lượng, phù hợp nhu cầu tiêu dùng của thị trường Nhật.
Theo thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, cùng với sự đổi mới trong thị hiếu tiêu dùng, người dân Nhật Bản ngày càng quan tâm đến các sản phẩm chất lượng cao được nhập khẩu từ nước ngoài. Các sản phẩm nông thủy sản - thực phẩm của Việt Nam đang ngày càng phổ biến với đa dạng chủng loại trên các kệ hàng của các chuỗi siêu thị lớn tại Nhật Bản như AEON, Donkihote, Itoyokado...
Hồng Thắm
- Nghị quyết số 33/NQ-CP và thông điệp "Nhà phải có người ở"
- Nha Trang đón khách du lịch trên tàu biển quốc tế MSC POESIA
- Thanh Hóa: Nhanh chóng giúp doanh nghiệp vượt qua “sóng gió”
- UOB hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 từ 6,6% xuống 6%
- Chính phủ chỉ đạo hình thành nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, cạnh tranh quốc tế
Cùng chuyên mục


Cụm cảng Cái Mép-Thị Vải đón siêu tàu container lớn nhất thế giới

Việt Nam - Australia: Hợp tác thực thi hiệu quả các hiệp định FTA, thương mại song phương tăng trưởng ấn tượng

Hải Phòng: Tăng cường hoạt động thúc đẩy hợp tác đầu tư với Singapore

Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình

Tổng công ty Du lịch Sài Gòn ký kết hợp tác phát triển du lịch với tỉnh Bình Định
-
LS. Đặng Phương Chi: Để giấy phép môi trường không mang tính hình thức
-
Chuyên gia nói về GDP quý I tăng 3,32%, gần thấp nhất trong 13 năm
-
Sau đại dịch COVID-19: Doanh nghiệp khá lúng túng với yêu cầu mới của thị trường
-
Thay đổi chế độ visa cho khách du lịch: Điểm mở đầu tiên sẽ kéo theo nhiều điểm mở khác
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh