Thứ ba 01/07/2025 12:12
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Xử lý nợ xấu trên thông, dưới tắc

12/10/2020 00:00
Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu ra đời trong bối cảnh yêu cầu cấp bách phải cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các TCTD yếu kém bằng các hình thức phù

Chưa rõ đâu là tài sản tranh chấp

Tranh chấp tài sản đang là vấn đề phức tạp, gây khó khăn nhất đối với các TCTD trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) nếu không có quy định rõ ràng. Về vấn đề này, Nghị quyết 42 quy định: “TSBĐ không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án, cho dù đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại tòa án có thẩm quyền; không đang bị tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật”.

Thế nhưng, hiện chưa có hướng dẫn thế nào là tài sản đang tranh chấp, dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp khác nhau, gây khó khăn cho các TCTD trong việc xác định TSBĐ nào đang tranh chấp khi xử lý theo Nghị quyết 42.

Ảnh minh họa.

Nghị quyết 42 cho phép TCTD được quyền thu giữ TSBĐ để xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, trên thực tế khi khách hàng không hợp tác bàn giao TSBĐ, chống đối khi tiến hành thu giữ, TCTD vẫn phải khởi kiện khách hàng ra tòa án có thẩm quyền để được quyền xử lý TSBĐ thông qua thi hành án.

Nguyên nhân do Nghị quyết 42 không quy định cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế, yêu cầu/buộc người đang chiếm hữu, sử dụng tài sản phải bàn giao tài sản như cơ quan thi hành án.

Theo quy định tại Nghị quyết 42, các TCTD thực hiện quyền thu giữ TSBĐ, đi kèm với điều kiện trong hồ sơ thế chấp phải có thỏa thuận về điều khoản thu giữ TSBĐ. Trong khi đó, các hợp đồng bảo đảm được ký kết trước thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực không quy định nội dung này.

Do vậy, để đủ điều kiện áp dụng quyền thu giữ TSBĐ theo quy định trên, các TCTD phải đàm phán với bên vay điều chỉnh lại hợp đồng, nhưng khách hàng thường không hợp tác (không ký). Vì vậy, các TCTD rất khó để thực hiện thu giữ TSBĐ theo Điều 7 Nghị quyết 42.

Luật thông, lệ tắc

Về thứ tự ưu tiên thu nợ, thanh toán nghĩa vụ nộp thuế sau khi xử lý TSBĐ. Theo quy định tại Nghị quyết 42, số tiền thu được từ xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ của các TCTD trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ khác không có bảo đảm.

Tuy nhiên, ngành thuế nhiều địa phương vẫn yêu cầu bên nhận bảo đảm/bên nhận chuyển nhượng phải đóng thay tiền thuế thu nhập cho bên bảo đảm mới thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận, sang tên trước bạ.

Việc áp dụng thủ tục xét xử rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến TSBĐ tại tòa án cũng gặp nhiều vướng mắc. Tòa án Nhân dân tối cao đã có nghị quyết hướng dẫn thực hiện đối với trường hợp này, nhưng việc hoàn thiện các thủ tục theo yêu cầu của tòa án rất khó khăn.

Đơn cử, việc thực hiện quy định, về xác nhận công nợ, tài liệu nơi cư trú của người bị kiện, đa phần khách hàng trốn tránh, không hợp tác với TCTD để phối hợp xử lý, khiến việc xác nhận này rất khó thực hiện.

Điều 14 Nghị quyết 42 quy định việc hoàn trả TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự cho các TCTD, nhưng chưa quy định việc hoàn trả TSBĐ là tang vật của các vụ việc hành chính. Trên thực tế xảy ra nhiều vụ TSBĐ là phương tiện vận tải bị công an tịch thu, tạm giữ do là tang vật trong vụ việc vi phạm bị xử lý hành chính, vi phạm luật giao thông.

Các cơ quan nhà nước không hoàn trả TSBĐ này cho TCTD do thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, tức xử lý bán đấu giá TSBĐ là tang vật theo quyết định xử lý vi phạm hành chính. Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản này không chuyển cho TCTD, đã gây thiệt hại cho các NH, TCTD trong xử lý nợ xấu và TSBĐ.

Trong khi đó, TCTD thực hiện quyền thu giữ tài sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 42, khi bên bảo đảm không tự nguyện bàn giao TSBĐ theo yêu cầu của TCTD. Theo đó, khi tiến hành thu giữ tài sản, chủ tài sản bất hợp tác, chống đối hoặc không có mặt theo thông báo, TCTD lập Biên bản thu giữ TSBĐ có sự chứng kiến và ký biên bản của đại diện UBND nơi tiến hành thu giữ TSBĐ theo đúng quy định tại Khoản 5 Điều 7 của Nghị quyết 42. Biên bản này có giá trị tương đương và có thể thay thế cho văn bản bàn giao tài sản thế chấp.

Tuy nhiên, Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên - Môi trường, chưa quy định thành phần hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong trường hợp TCTD thực hiện quyền thu giữ TSBĐ để xử lý tài sản thế chấp.

Vì thế, các văn phòng đăng ký đất đai không chấp nhận biên bản thu giữ TSBĐ, từ chối việc đăng ký biến động cho người mua tài sản thế chấp. Việc khó khăn trong sang tên tài sản nói trên khiến cá nhân, tổ chức có nhu cầu không muốn mua tài sản do TCTD thu giữ, phát mại theo quy định của Nghị quyết 42, dẫn đến làm chậm trễ quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD.

Trí Dũng

Tin bài khác
Lãi suất ngân hàng ngày 30/6/2025: Bốn ngân hàng vượt 7,4%

Lãi suất ngân hàng ngày 30/6/2025: Bốn ngân hàng vượt 7,4%

Lãi suất ngân hàng ngày 30/6/2025, thị trường tiếp tục gây chú ý khi có tới bốn ngân hàng niêm yết mức lãi suất đặc biệt vượt mốc 7,4%, mang lại cơ hội sinh lời hấp dẫn.
Techcombank miễn nhiệm ông Phan Thanh Sơn khỏi chức vụ Phó tổng giám đốc

Techcombank miễn nhiệm ông Phan Thanh Sơn khỏi chức vụ Phó tổng giám đốc

Techcombank vừa chính thức thông báo miễn nhiệm đối với ông Phan Thanh Sơn - Phó tổng giám đốc nhà băng này. Ông Sơn là cán bộ gắn bó lâu năm tại Techcombank.
Ngân hàng chính thức được quyền thu giữ tài sản bảo đảm nợ xấu từ tháng 10/2025

Ngân hàng chính thức được quyền thu giữ tài sản bảo đảm nợ xấu từ tháng 10/2025

Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, cho phép tổ chức tín dụng và tổ chức mua bán, xử lý nợ có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu trong những điều kiện nhất định.
Lãi suất ngân hàng ngày 27/6/2025: Ngân hàng nào áp dụng mức 7%?

Lãi suất ngân hàng ngày 27/6/2025: Ngân hàng nào áp dụng mức 7%?

Lãi suất ngân hàng ngày 27/6/2025, thị trường đã chứng kiến một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất vượt 7%/năm, kèm theo những điều kiện áp dụng đặc biệt.
Đòn bẩy tài chính giúp nhà bán hàng bứt phá trên sàn thương mại điện tử

Đòn bẩy tài chính giúp nhà bán hàng bứt phá trên sàn thương mại điện tử

Tại các sự kiện, BIDV giới thiệu hệ sinh thái tài chính toàn diện, được thiết kế phù hợp với đặc thù vận hành và nhu cầu thực tế của các Nhà bán hàng là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cũng như khách hàng cá nhân đang hoạt động trên nền tảng TikTok.
Lãi suất ngân hàng ngày 26/6/2025: Nhiều biến động đáng chú ý

Lãi suất ngân hàng ngày 26/6/2025: Nhiều biến động đáng chú ý

Lãi suất ngân hàng ngày 26/6/2025 chứng kiến nhiều diễn biến đáng chú ý, đặc biệt là mức lãi suất hấp dẫn cho kỳ hạn 13 tháng, mở ra cơ hội sinh lời.
Ưu đãi vay vốn đặc biệt cho doanh nghiệp với BIDV SME Fast Track

Ưu đãi vay vốn đặc biệt cho doanh nghiệp với BIDV SME Fast Track

Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) bứt phá trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, BIDV đã ra mắt chương trình ưu đãi SME Fast Track với 03 gói tài khoản cùng những ưu đãi chuyên biệt cho doanh nghiệp SME.
Lãi suất ngân hàng ngày 25/6/2025: Loạt ngân hàng niêm yết 6% không điều kiện

Lãi suất ngân hàng ngày 25/6/2025: Loạt ngân hàng niêm yết 6% không điều kiện

Lãi suất ngân hàng ngày 25/6/2025 hàng loạt ngân hàng niêm yết lãi suất từ 6% mà không kèm điều kiện đặc biệt, mở ra cơ hội hấp dẫn cho người gửi tiền.
Lãi suất ngân hàng ngày 24/6/2025: Kỳ hạn 12 tháng vượt 7,7%

Lãi suất ngân hàng ngày 24/6/2025: Kỳ hạn 12 tháng vượt 7,7%

Lãi suất ngân hàng ngày 24/6/2025, nhiều ngân hàng đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, đặc biệt kỳ hạn 12 tháng đã vượt mốc 7,7% cho khoản tiền gửi đặc biệt.
Lợi nhuận ngân hàng tăng vọt: Có gì sau những con số đẹp?

Lợi nhuận ngân hàng tăng vọt: Có gì sau những con số đẹp?

Tín dụng tiếp tục tăng tốc trong quý II/2025 đã giúp lợi nhuận của nhiều ngân hàng bứt phá, duy trì đà tăng trưởng hai chữ số. Theo dự báo của các công ty chứng khoán, không chỉ các ngân hàng thương mại cổ phần mà cả khối quốc doanh cũng ghi nhận kết quả khả quan nhờ môi trường lãi suất thấp, nhu cầu tín dụng tăng và một loạt chính sách mới tạo dư địa cho tăng trưởng bền vững.
Người của Nam A Bank ứng cử thành viên HĐQT công ty BCG Energy

Người của Nam A Bank ứng cử thành viên HĐQT công ty BCG Energy

Không chỉ sắp xếp nhân sự tại HĐQT, các lãnh đạo tại BCG Energy cũng quyết định thay đổi người đại diện tại 18 công ty mà BCG Energy là chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông.
Lãi suất ngân hàng ngày 23/6/2026: Thị trường nhiều biến động

Lãi suất ngân hàng ngày 23/6/2026: Thị trường nhiều biến động

Ngày 23/6/2025, thị trường lãi suất tiền gửi ngân hàng tiếp tục chứng kiến nhiều biến động, với xu hướng tăng nhẹ tại một số nhà băng, mang đến cơ hội sinh lời hấp dẫn.
Lãi suất ngân hàng ngày 21/6/2025: Những ngân hàng nào vượt 7,4%?

Lãi suất ngân hàng ngày 21/6/2025: Những ngân hàng nào vượt 7,4%?

Lãi suất ngân hàng ngày 21/6/2025, nhiều ngân hàng điều chỉnh lãi suất, trong đó nhiều nhà băng nổi bật với mức lãi suất lên đến hơn 7,4% cho các khoản tiền gửi đặc biệt.
VietinBank nhận cú đúp giải thưởng quốc tế cho ngân hàng doanh nghiệp Hà Nội

VietinBank nhận cú đúp giải thưởng quốc tế cho ngân hàng doanh nghiệp Hà Nội

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) vừa được International Finance Magazine (IFM) vinh danh với hai giải thưởng quan trọng trong khuôn khổ Giải thưởng Tài chính Quốc tế 2024: Ngân hàng dành cho khách hàng doanh nghiệp (KHDN) tốt nhất Việt Nam và Ngân hàng số dành cho KHDN tốt nhất Việt Nam.
Lãi suất ngân hàng ngày 20/6/2025: Agribank tiếp tục dẫn đầu Big4

Lãi suất ngân hàng ngày 20/6/2025: Agribank tiếp tục dẫn đầu Big4

Lãi suất ngân hàng ngày 20/6/2025 tiếp tục sôi động với Agribank dẫn đầu nhóm Big4. Nhiều mức ưu đãi "khủng" cho dòng tiền lớn, khẳng định kênh tiết kiệm vẫn hấp dẫn.