Thứ ba 08/07/2025 15:44
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Vì sao không xử lý, truy cứu trách nhiệm để cổ phần hóa, thoái vốn DNNN ì ạch?

12/10/2020 00:00
Tương tự như giải ngân đầu tư công, thoái vốn và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng có tình trạng ì ạch kéo dài năm này qua năm khác.

Tại buổi họp chuyên mới đây của Bộ Tài chính về “Tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; Kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước”, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp Đặng Quyết Tiến đã trả lời báo chí một số nội dung liên quan đến việc chậm chạp, trì trệ trong thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Cụ thể, theo ông Tiến, trong năm 2019 có 09 doanh nghiệp (DN) được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. Tuy nhiên trong đó chỉ có 03 DN thuộc danh mục các DN cổ phần hóa theo công văn số 991/TTg-ĐMDN (02 DN) và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg (01 DN).

Lũy kế giai đoạn 2016 – 2019, đã có 168 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị DN là 443.056 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 206.694 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong 168 DN đã cổ phần hóa chỉ có 36/168 DN cổ phần hóa thuộc danh mục 128 DN cổ phần hóa theo công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (chỉ đạt 28% kế hoạch); số DN còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch tính đến hết năm 2020 là 92 DN.

Đối với tình hình thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg thì giai đoạn 2017 – 2020 thực hiện thoái khoảng 60.000 tỷ đồng vốn nhà nước tại các DN, Cục trưởng Tiến cho biết thêm.

Vì sao không xử lý, truy cứu trách nhiệm để cổ phần hóa, thoái vốn DNNN ì ạch? - Ảnh 1.

Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp Đặng Quyết Tiến cung cấp thông tin tại cuộc họp báo. Ảnh: MOF

Trong năm 2019 có 13 DN thuộc danh mục ban hành theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg thực hiện thoái vốn với giá trị 896 tỷ đồng, thu về 1.839 tỷ đồng. Lũy kế từ năm 2017 -2019, thoái vốn nhà nước tại 92 đơn vị thuộc Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ với giá trị 4.704 tỷ đồng, thu về 8.964 tỷ đồng.

Tình hình thoái vốn nhà nước tại các DN ngoài Quyết định số 1232/QĐ-TTg, lũy kế từ năm 2017 đến năm 2019, cả nước đã thoái 3.785 tỷ đồng, thu về 110.392 tỷ đồng (bao gồm khoản thoái 3.436 tỷ đồng, thu về 109.965 tỷ đồng tại Sabeco).

Tình hình thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty, DNNN theo Đề án cơ cấu lại: Trong năm 2019 các tập đoàn, tổng công ty, DNNN thoái vốn với tổng giá 1.791 tỷ đồng, thu về 3.258 tỷ đồng; Lũy kế từ năm 2016 đến năm 2019, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện thoái 16.279 tỷ đồng, thu về 51.714 tỷ đồng.

"Tổng số thoái vốn năm 2019, thoái 2.687 tỷ đồng, thu về 5.098 tỷ đồng. Lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 – 2019, thoái 24.769 tỷ đồng, thu về 171.072 tỷ đồng”, ông Tiến cho biết.

Cũng theo Cục trưởng Tiến, nhiều đơn vị còn tồn nhiều DN thuộc danh sách phải thực hiện CPH, trong đó hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM chiếm tới 54% số DN trong danh mục nhưng thời gian qua vẫn "án binh bất động".

Cụ thể, TP. Hà Nội còn phải cổ phần hóa 13 DN (4 tổng công ty), chiếm 14% kế hoạch. TP.HCM cổ phần hóa 38 DN (11 tổng công ty), chiếm 40% kế hoạch. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN cổ phần hóa 6 DN (3 tập đoàn, 3 tổng công ty). Bộ Công Thương CPH 4 DN (3 tổng công ty). Bộ Xây dựng cổ phần hóa 2 tổng công ty.

Vì sao không xử lý, truy trách nhiệm?

Tại buổi họp trên, câu hỏi của phóng viên đặt ra về việc truy trách nhiệm đối với các DN thoái vốn chậm vì sao lại chưa diễn ra, liệu có vùng cấm nào không?

Ông Đặng Quyết Tiến cho biết: Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về tài chính, ban hành các chính sách tài chính, chỉ có thể phát hiện những người, DN không chấp hành quy định và đề xuất xử phạt.

Bộ Tài chính có nhiệm vụ theo dõi, giám sát chặt chẽ và công bố danh sách những DN chậm thoái vốn, không có quyền xử phạt.Quyền xử phạt theo quy định là quyền của Chính phủ và Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ.

Bên cạnh nhiều lý do chủ quan, ông Tiến cũng cho biết việc chậm cổ phần hóa cũng còn do những DN phải cổ phần hóa đều là những DN lớn, nhiều tài sản như Agribank, TKV… nên việc triển khai không thể nhanh như các DN nhỏ, mà phải mất rất nhiều thời gian để xử lý đất đai, kiểm đếm tài sản.

Đặc biệt là vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất đai do UBND địa phương thực hiện chậm, kéo dài thời gian hơn so với quy định dẫn đến các DN phải điều chỉnh tiến độ cổ phần hóa.

"Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục cùng các bộ, ngành, địa phương thường xuyên cảnh báo các đại diện chủ sở hữu trong việc chậm thoái vốn, cổ phần hóa theo đúng quy định pháp luật", ông Tiến nhấn mạnh.

Theo Tuấn Việt

Bài liên quan
Tin bài khác
Phú Thọ sắp xếp nhà ở cho hơn 4.400 cán bộ, công chức sau sáp nhập

Phú Thọ sắp xếp nhà ở cho hơn 4.400 cán bộ, công chức sau sáp nhập

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu khẩn trương bố trí nơi ở, phương tiện đi lại cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ Vĩnh Phúc và Hòa Bình sau sáp nhập, bảo đảm ổn định đời sống và hiệu quả công tác.
Thời tiết hôm nay 8/7: Vùng núi Bắc Bộ chiều tối, đêm nay mưa dông

Thời tiết hôm nay 8/7: Vùng núi Bắc Bộ chiều tối, đêm nay mưa dông

Thời tiết hôm nay 8/7, Bắc Bộ chiều nay nhiều nơi có nắng nóng; Trung Bộ trưa chiều nắng nóng, chiều tối mưa dông xuất hiện nhiều nơi; cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ tiếp tục có mưa về chiều, cục bộ có điểm mưa to, trưa trời nắng.
Nghiên cứu trường hợp tại Công ty Cổ phần Sinh hóa Nam Định

Nghiên cứu trường hợp tại Công ty Cổ phần Sinh hóa Nam Định

Sự suy giảm tài nguyên và gia tăng ô nhiễm môi trường là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển công nghiệp, đặc biệt trong các ngành sử dụng nhiều hóa chất, nước và năng lượng (NL).
Năng lượng tái tạo: Khi bánh lái cần hướng đúng dòng chảy thời đại

Năng lượng tái tạo: Khi bánh lái cần hướng đúng dòng chảy thời đại

Chưa đầy ba năm, bản đồ năng lượng thế giới đã chuyển mình mạnh mẽ, tựa kim địa chấn dịch chuyển trong lòng đất. Chỉ tính riêng năm 2024, thế giới đã ghi nhận thêm 585 GW công suất năng lượng tái tạo – mức tăng cao nhất lịch sử, đưa tổng quy mô toàn cầu đạt 4.448 GW và lần đầu tiên vượt mốc 40% sản lượng điện toàn cầu.
Năng lượng tái tạo và bài toán thể chế: Cần một lối ra hài hòa

Năng lượng tái tạo và bài toán thể chế: Cần một lối ra hài hòa

Trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng là xu thế tất yếu toàn cầu, Việt Nam đã từng ghi nhận bước tiến mạnh mẽ trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực điện mặt trời, điện gió. Tuy nhiên, nhiều dự án năng lượng tái tạo rơi vào cảnh “chờ đợi” – chỉ vì vướng mắc thủ tục hành chính, cụ thể là văn bản “Chấp nhận nghiệm thu” (CCA).
Sơn La đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý, cấp đổi giấy phép lái xe

Sơn La đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý, cấp đổi giấy phép lái xe

Ứng dụng công nghệ số trong công tác sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe đang được tỉnh Sơn La triển khai mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu hiện đại hóa quản lý, tạo thuận lợi cho người dân và nâng cao hiệu quả đảm bảo an toàn giao thông.
Thời tiết ngày mai 8/7/2025: Miền Bắc nắng ráo ban ngày, mưa dông xuất hiện về chiều tối và đêm

Thời tiết ngày mai 8/7/2025: Miền Bắc nắng ráo ban ngày, mưa dông xuất hiện về chiều tối và đêm

Thời tiết ngày mai 8/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, riêng Tây Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to; ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Quảng Trị: Sức bật kinh tế tư nhân và bài toán khi doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Quảng Trị: Sức bật kinh tế tư nhân và bài toán khi doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Hoạt động doanh nghiệp tại Quảng Trị tăng trưởng với hơn 5.300 tỷ đồng vốn mới, nhưng làn sóng giải thể, tạm ngừng vẫn lớn, phản ánh bức tranh nhiều thách thức.
Thời tiết hôm nay 7/7: Bắc Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa dông

Thời tiết hôm nay 7/7: Bắc Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa dông

Thời tiết hôm nay 7/7, Bắc Bộ và Trung Bộ đầu tuần có nắng, có nơi trời nóng, chiều tối mưa dông; cao nguyên Trung Bộ chiều tối và đêm có mưa, trời mát; Nam Bộ sáng đến trưa trời nắng gián đoạn, chiều tối có mưa dông.
Thời tiết ngày mai 7/7/2025: Miền Bắc ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

Thời tiết ngày mai 7/7/2025: Miền Bắc ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

Thời tiết ngày mai 7/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng, có nơi nắng nóng.
6 tháng đầu năm 2025: Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,3%

6 tháng đầu năm 2025: Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,3%

Mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2025 giảm nhẹ 0,2% so với tháng trước nhưng tính chung 6 tháng đầu năm lại tăng tới 9,3%.
Thời tiết hôm nay 6/7: Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa dông

Thời tiết hôm nay 6/7: Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa dông

Thời tiết hôm nay 6/7, nhiều nơi trên cả nước có nắng trở lại, có nơi nắng nóng, về chiều tối trời lại chuyển mưa dông, có nơi mưa to.
Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ khảo sát Trung Sơn trong chuyến công tác đầu tiên sau sáp nhập

Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ khảo sát Trung Sơn trong chuyến công tác đầu tiên sau sáp nhập

Kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị tại xã Trung Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Đặng Xuân Phong nhấn mạnh cần khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch sinh thái, phát triển kinh tế bền vững, nâng cao đời sống người dân, phấn đấu đến năm 2030 xóa hoàn toàn hộ nghèo.
Nguyễn Văn Đông đồng hành cùng chiến dịch Tick xanh bảo vệ người tiêu dùng

Nguyễn Văn Đông đồng hành cùng chiến dịch Tick xanh bảo vệ người tiêu dùng

Trong bối cảnh thương mại điện tử ngày càng phổ biến nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về hàng giả, hàng nhái, sự kiện “Phát động Tick xanh trách nhiệm thương mại điện tử” đang nổi lên như một giải pháp giúp khôi phục niềm tin của người tiêu dùng. Trong chiến dịch này, Nguyễn Văn Đông – người sáng tạo nội dung được biết đến với biệt danh “cô Học” – góp mặt như một đại diện tiêu biểu cho thế hệ KOC trẻ minh bạch và có trách nhiệm.
Phát triển du lịch bền vững ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Cần thích ứng với biến đổi khí hậu

Phát triển du lịch bền vững ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Cần thích ứng với biến đổi khí hậu

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí địa lý kinh tế và chính trị, là nơi hội tụ đầy đủ những yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xứng danh là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực và cả nước.