Thứ ba 01/07/2025 09:22
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Thêm kênh hỗ trợ thanh khoản ngân hàng

12/10/2020 00:00
Với việc mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ của Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng – những nhà đầu tư chính trên thị trường trái phiếu Chính phủ - sẽ có thêm một kênh để hỗ trợ thanh khoản.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ (TPCP) của Kho bạc Nhà nước (KBNN) từ nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi.

Thêm kênh hỗ trợ thanh khoản ngân hàng - Ảnh 1.

Khối lượng giao dịch và lợi suất trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp.

Theo đó, giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP là giao dịch mua bán lại, trong đó KBNN là bên mua trong giao dịch lần 1 và là bên bán trong giao dịch lần 2; KBNN sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để mua TPCP và nhận quyền sở hữu TPCP từ bên bán, đồng thời cam kết sẽ bán lại và chuyển quyền sở hữu khối lượng TPCP đó cho bên bán sau một thời gian xác định với một mức giá xác định.

Ngay khi Dự thảo Thông tư được công bố, đã có ý kiến cho rằng Bộ Tài chính đang lên kế hoạch bơm tiền vào thị trường. Điều đó không khỏi khiến nhiều người vui mừng liên tưởng đến các gói kích thích kinh tế mà nhiều nước đang trển khai để ứng phó với đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, phân tích một cách thấu đáo thì đó không phải vậy.

Thứ nhất, đây chỉ là một trong những hoạt động nghiệp vụ sử dụng ngân quỹ Nhà nước tạm thời nhàn rỗi và đã được quy định tại Nghị định 24/2016/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư 314/2016/TT-NHNN. Tuy nhiên nội dung hướng dẫn tại Thông tư 314 còn khá sơ sài, trong khi đây là nghiệp vụ mới, khá phức tạp. Vì thế suốt từ khi Thông tư 314 chính thức có hiệu lực (ngày 15/1/2017) đến nay, nghiệp vụ này vẫn chưa được triển khai và nguồn ngân quỹ Nhà nước tạm thời nhàn rỗi chủ yếu được dùng để cho vay/tạm ứng cho ngân sách nhà nước và gửi tiền có kỳ hạn tại các NHTM.

Bởi vậy theo Bộ Tài chính, việc ban hành Thông tư hướng dẫn giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP là cần thiết để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động mua lại có kỳ hạn TPCP theo thông lệ tốt trên thế giới, giúp quản lý ngân quỹ Nhà nước an toàn, hiệu quả và hỗ trợ phát triển thị trường TPCP.

Thứ hai, đây mới chỉ là bản dự thảo nên phải mất một thời gian nữa mới có thể được ban hành và phải mất thêm ít nhất là 45 ngày nữa (theo quy định của Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật) thì Thông tư mới chính thức có hiệu lực. Đến lúc đó e rằng tình hình đã rất khác. Trong khi hiện thu ngân sách đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, trong khi nhu cầu chi ngân sách là rất lớn. Bởi vậy, nếu nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi, nếu có, cũng sẽ được ưu tiên dùng để cho vay hoặc tạm ứng cho ngân sách.

Thứ ba, theo Dự thảo Thông tư, đối tác giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP chỉ là các ngân hàng và phải đáp ứng các tiêu chí sau: Đang là thành viên giao dịch trên thị trường giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán; Trong danh sách các NHTM có mức độ an toàn cao do NHNN Việt Nam cung cấp cho Bộ Tài chính (KBNN) hàng năm; Không vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP với KBNN trong vòng 3 năm liền kề trước thời điểm KBNN thực hiện giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP.

Thêm kênh hỗ trợ thanh khoản ngân hàng - Ảnh 2.

Khối lượng phát hành tín phiếu và lãi suất liên ngân hàng

Thế nhưng, hiện thanh khoản ngân hàng đang rất dồi dào do tín dụng tăng trưởng yếu ớt. Số liệu thống kê mới nhất từ NHNN cho thấy, tính đến cuối tháng 9, tín dụng mới tăng 6,09%, thấp hơn nhiều mức tăng 9,4% của cùng kỳ năm 2019; trong khi huy động vốn tăng 7,7%.

Thanh khoản dồi dào khiến lãi suất liên ngân hàng liên tục giảm và hiện đang đứng ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Thậm chí, lãi suất mà các nhà băng cho nhau vay mượn VND qua đêm đã giảm về còn 0,1%/năm, thấp hơn cả lãi suất giao dịch USD cùng kỳ hạn.

Cũng bởi thanh khoản dư thừa, trong khi tín dụng tăng chậm nên các ngân hàng đang đấy mạnh mua vào TPCP. Quả vậy trong tháng 9 KBNN đã huy động được 163.000 tỷ đồng TPCP thông qua đấu thầu tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, tăng 163% so với tháng trước. Tỷ lệ thành công bình quân của các phiên đấu thầu lên tới 98%, trong khi lãi suất trúng thầu giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn. Rõ ràng với tình hình hiện tại thì dù KBNN có muốn mua lại có kỳ hạn TPCP, cũng chưa chắc đã có nhà băng nào muốn bán.

Nói như vậy để thấy, Thông tư này không nhằm mục đích bơm tiền để hỗ trợ nền kinh tế ứng phó với đại dịch, mà đơn thuần chỉ là hướng dẫn về một nghiệp vụ sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi trong thời gian tới mà thôi. Song không thể phủ nhận, khi được ban hành, Thông tư này sẽ giúp các nhà băng có thêm một kênh hỗ trợ thanh khoản mỗi khi gặp khó khăn bên cạnh kênh thị trường mở của NHNN. Nó cũng giúp thị trường TPCP phát triển lành mạnh và hiệu quả hơn.

Hà Anh

Bài liên quan
Tin bài khác
Lãi suất ngân hàng ngày 1/7/2025: Agribank dẫn đầu Big4, nhiều ưu đãi khủng

Lãi suất ngân hàng ngày 1/7/2025: Agribank dẫn đầu Big4, nhiều ưu đãi khủng

Lãi suất ngân hàng ngày 1/7/2025, Agribank nổi bật với lãi suất cao nhất nhóm Big4. Ghi nhận nhiều ngân hàng khác đưa ra mức lãi suất đặc biệt, lên tới 9,65%.
Lãi suất ngân hàng ngày 30/6/2025: Bốn ngân hàng vượt 7,4%

Lãi suất ngân hàng ngày 30/6/2025: Bốn ngân hàng vượt 7,4%

Lãi suất ngân hàng ngày 30/6/2025, thị trường tiếp tục gây chú ý khi có tới bốn ngân hàng niêm yết mức lãi suất đặc biệt vượt mốc 7,4%, mang lại cơ hội sinh lời hấp dẫn.
Lãi suất ngân hàng ngày 28/6/2025: Khi nào lãi suất huy động sẽ tăng?

Lãi suất ngân hàng ngày 28/6/2025: Khi nào lãi suất huy động sẽ tăng?

Lãi suất ngân hàng ngày 28/6/2025, chứng kiến sự trầm lắng với lãi suất ngân hàng ít biến động. dự báo lãi suất huy động có thể tăng trở lại từ cuối năm 2025.
Doanh nghiệp cần lãi vay tốt hơn trong bối cảnh hiện nay

Doanh nghiệp cần lãi vay tốt hơn trong bối cảnh hiện nay

Trong tình hình khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp muốn có mức lãi suất vay tốt hơn. Ngân hàng Nhà nước có thể hướng dẫn thêm về khoản vay ưu đãi, hỗ trợ, đặc biệt là tín dụng xanh.
Techcombank miễn nhiệm ông Phan Thanh Sơn khỏi chức vụ Phó tổng giám đốc

Techcombank miễn nhiệm ông Phan Thanh Sơn khỏi chức vụ Phó tổng giám đốc

Techcombank vừa chính thức thông báo miễn nhiệm đối với ông Phan Thanh Sơn - Phó tổng giám đốc nhà băng này. Ông Sơn là cán bộ gắn bó lâu năm tại Techcombank.
Ngân hàng chính thức được quyền thu giữ tài sản bảo đảm nợ xấu từ tháng 10/2025

Ngân hàng chính thức được quyền thu giữ tài sản bảo đảm nợ xấu từ tháng 10/2025

Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, cho phép tổ chức tín dụng và tổ chức mua bán, xử lý nợ có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu trong những điều kiện nhất định.
Lãi suất ngân hàng ngày 27/6/2025: Ngân hàng nào áp dụng mức 7%?

Lãi suất ngân hàng ngày 27/6/2025: Ngân hàng nào áp dụng mức 7%?

Lãi suất ngân hàng ngày 27/6/2025, thị trường đã chứng kiến một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất vượt 7%/năm, kèm theo những điều kiện áp dụng đặc biệt.
Đòn bẩy tài chính giúp nhà bán hàng bứt phá trên sàn thương mại điện tử

Đòn bẩy tài chính giúp nhà bán hàng bứt phá trên sàn thương mại điện tử

Tại các sự kiện, BIDV giới thiệu hệ sinh thái tài chính toàn diện, được thiết kế phù hợp với đặc thù vận hành và nhu cầu thực tế của các Nhà bán hàng là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cũng như khách hàng cá nhân đang hoạt động trên nền tảng TikTok.
Lãi suất ngân hàng ngày 26/6/2025: Nhiều biến động đáng chú ý

Lãi suất ngân hàng ngày 26/6/2025: Nhiều biến động đáng chú ý

Lãi suất ngân hàng ngày 26/6/2025 chứng kiến nhiều diễn biến đáng chú ý, đặc biệt là mức lãi suất hấp dẫn cho kỳ hạn 13 tháng, mở ra cơ hội sinh lời.
Quý II/2025: Ba ngân hàng nào tăng trưởng lợi nhuận âm?

Quý II/2025: Ba ngân hàng nào tăng trưởng lợi nhuận âm?

Theo dự báo của SSI, lợi nhuận trong quý II/2025 của khối ngân hàng mà công ty này nghiên cứu có 3 nhà băng tăng trưởng âm, gồm: BIDV, ACB và MSB.
SHB “Ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME” tại Việt Nam 2025

SHB “Ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME” tại Việt Nam 2025

Giải thưởng không chỉ là sự ghi nhận từ các tổ chức quốc tế, mà còn là minh chứng cho những bước tiến vững chắc của SHB trong việc hỗ trợ toàn diện doanh nghiệp SME, góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân và sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
Ưu đãi vay vốn đặc biệt cho doanh nghiệp với BIDV SME Fast Track

Ưu đãi vay vốn đặc biệt cho doanh nghiệp với BIDV SME Fast Track

Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) bứt phá trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, BIDV đã ra mắt chương trình ưu đãi SME Fast Track với 03 gói tài khoản cùng những ưu đãi chuyên biệt cho doanh nghiệp SME.
Lãi suất ngân hàng ngày 25/6/2025: Loạt ngân hàng niêm yết 6% không điều kiện

Lãi suất ngân hàng ngày 25/6/2025: Loạt ngân hàng niêm yết 6% không điều kiện

Lãi suất ngân hàng ngày 25/6/2025 hàng loạt ngân hàng niêm yết lãi suất từ 6% mà không kèm điều kiện đặc biệt, mở ra cơ hội hấp dẫn cho người gửi tiền.
Lãi suất ngân hàng ngày 24/6/2025: Kỳ hạn 12 tháng vượt 7,7%

Lãi suất ngân hàng ngày 24/6/2025: Kỳ hạn 12 tháng vượt 7,7%

Lãi suất ngân hàng ngày 24/6/2025, nhiều ngân hàng đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, đặc biệt kỳ hạn 12 tháng đã vượt mốc 7,7% cho khoản tiền gửi đặc biệt.
Lợi nhuận ngân hàng tăng vọt: Có gì sau những con số đẹp?

Lợi nhuận ngân hàng tăng vọt: Có gì sau những con số đẹp?

Tín dụng tiếp tục tăng tốc trong quý II/2025 đã giúp lợi nhuận của nhiều ngân hàng bứt phá, duy trì đà tăng trưởng hai chữ số. Theo dự báo của các công ty chứng khoán, không chỉ các ngân hàng thương mại cổ phần mà cả khối quốc doanh cũng ghi nhận kết quả khả quan nhờ môi trường lãi suất thấp, nhu cầu tín dụng tăng và một loạt chính sách mới tạo dư địa cho tăng trưởng bền vững.