Thứ bảy 19/07/2025 10:50
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Ngành Ngân hàng: Các chính sách đang hướng đến hỗ trợ doanh nghiệp và người dân

12/10/2020 00:00
Cùng với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, chính sách về lãi suất và các biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã và đang triển khai đều hướng đến mục tiêu tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng (TCTD) cân đối
nganh ngan hang cac chinh sach dang huong den ho tro doanh nghiep va nguoi dan

Ngân hàng kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Bên cạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ, NHNN đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, trần lãi suất huy động và cho vay, đồng thời tăng lãi suất tiền gửi trong dự trữ bắt buộc bằng VND của tổ chức tín dụng (TCTD) tại NHNN thêm 0,2%/năm, từ 0,8%/năm lên 1%/năm, đồng thời vẫn giữ nguyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 3%.

Quyết định giảm đồng loạt lãi suất điều hành của NHNN được các chuyên gia đánh giá là kịp thời, chủ động, phù hợp với tình hình thị trường trong nước và thế giới, qua đó tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại (NHTM) giảm lãi suất cho vay, giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn rẻ hơn, từng bước tháo gỡ khó khăn để vượt qua đại dịch. Đặc biệt, việc giữ nguyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc và nâng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc được cho là phù hợp trong bối cảnh và thời điểm hiện tại.

Tạo nguồn lực cho NHTM hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Liên quan đến lãi suất của tiền gửi dự trữ bắt buộc, theo TS. Bùi Quang Tín, dự trữ bắt buộc là một trong những công cụ điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, do đó, mục tiêu lớn nhất của việc sử dụng các công cụ này vẫn là nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì lạm phát trong mức mục tiêu, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, cân đối và linh hoạt để nhằm đạt được nhiều mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra: cán cân thương mại, GDP… Do đó, trong thời gian vừa qua, công cụ dự trữ bắt buộc đã được sử dụng cùng với các công cụ khác: lãi suất, tỷ giá, OMO và hạn mức tín dụng đã giúp NHNN điều hành và đạt được các mục tiêu trên một cách hiệu quả nhất. Việc tăng lãi suất này thêm 0,2% cũng là để giúp hệ thống ngân hàng thương mại có thêm nguồn thu từ việc dự trữ nguồn vốn huy động của mình tại NHNN, từ đó giúp ngân hàng thương mại có điều kiện hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp vượt qua được cơn đại dịch lần này.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, với việc tăng lãi suất cho dự trữ bắt buộc, các ngân hàng thương mại có dư thanh khoản có thể gửi tại NHNN và hưởng lãi suất 1%/năm, từ đó tạo cơ sở để giảm chi phí vốn và đồng thời có thể giảm lãi suất cho vay hổ trợ các doanh nghiệp. Trong tình hình hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang lao đao để duy trì sự tồn tại vì thanh khoản mỗi ngày một cạn dần. Chình vì thế việc bơm tiền cho ngân hàng qua việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc là không cần thiết thời điểm này.

Trong báo cáo nhận định tác động của việc NHNN điều chỉnh một loạt lãi suất điều hành từ ngày 17/3, Bộ phận phân tích chứng khoán KB Securities (KBSV) nhấn mạnh, điểm đáng chú ý trong động thái lần này là NHNN đã tăng lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND lên 1,0%/năm (từ mức 0,8% trước đó) nhằm hỗ trợ lợi nhuận các ngân hàng trong bối cảnh thu nhập các ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng khi triển khai các gói tín dụng ưu đãi (trị giá khoảng 285.000 tỉ đồng), dành cho doanh nghiệp bị tác động bởi Covid-19.

Về việc NHNN giữ nguyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc, TS. Nguyễn Trí Hiếu khẳng định, tại thời điểm này giảm tỷ lệ dự trư bắt buộc là không cần thiết, khi mà hệ thông ngân hàng đang dồi dào thanh khoản, nhu cầu tín dụng của nền kinh tế xuống thấp. “Đẩy thêm một lương tiền vào lưu thông qua việc giảm dự trữ băt buộc sẽ làm giảm mặt bằng lãi suất cho vay và giảm chi phí tài chính cho các doanh nghiệp. Nhưng hiện nay các ngân hàng thì dư thừa vốn trong khi các doanh nghiệp thì đang chật vật với thanh khoản” – ông nói.

Tương tự, TS. Bùi Quang Tín cho rằng, thực tế, nhu cầu về vốn của doanh nghiệp thời điểm này còn yếu, nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, do đó, việc giữ nguyên tỷ lệ dự trữ lần này còn giúp NHNN có dư địa trong điều hành chính sách trong thời gian tới khi mà NHNN vừa qua đã ban hành một loạt các chính sách về giảm lãi suất điều hành, trong điều kiện nền kinh tế trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp sắp tới.

TS. Võ Trí Thành cũng đánh giá về sự thận trọng của cơ quan quản lý trong động thái hạ lãi suất lần này, bởi một mặt vừa đảm bảo ổn định vĩ mô, mặt khác vẫn tạo dư địa ít nhiều để tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi chuyển sang giai đoạn dịch qua đi.

Theo Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN), cơ quan quản lý đã cân nhắc kỹ lưỡng khi điều chỉnh các mức lãi suất điều hành, đảm bảo hiệu quả chính sách sau khi cân đối phù hợp với nền tảng kinh tế vĩ mô, tình hình thị trường tài chính trong và ngoài nước. Các chính sách về lãi suất và các biện pháp mà NHNN đã và đang triển khai đều hướng đến mục tiêu tạo điều kiện cho các TCTD cân đối vốn tốt hơn, kịp thời, thiết thực hỗ trợ với doanh nghiệp, người dân đang gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Cần thêm các giải pháp mang tính tổng thể cho doanh nghiệp và nền kinh tế

Mặt khác, theo các chuyên gia, hỗ trợ doanh nghiệp đang khó khăn thời dịch bệnh không chỉ là lãi suất hay các gói ưu đãi tín dụng mà cần các chính sách khác mang tính tổng thể hơn. “Với việc lạm phát vẫn đang ở mức cao, dư địa để NHNN tiếp tục hạ lãi suất trong thời gian tới là không lớn. Thay vào đó, chúng tôi kỳ vọng Chính phủ sẽ đẩy mạnh các chính sách kích thích tài khóa bao gồm giãn, hoãn nộp thuế, phí, lãi suất, bảo hiểm... có tác động trực tiếp nhằm hỗ trợ thanh khoản các doanh nghiệp đang gặp khó khăn mà không ảnh hưởng tới yếu tố lạm phát” đẩy mạnh các chính sách kích thích tài khóa bao gồm giãn, hoãn nộp thuế, phí, lãi suất, bảo hiểm... có tác động trực tiếp nhằm hỗ trợ thanh khoản các doanh nghiệp đang gặp khó khăn mà không ảnh hưởng tới yếu tố lạm phát” – báo cáo của KBSV nhận định.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, bước đi của NHNN trong điều hành lãi suất vừa qua là cần thiết, thận trọng, nhưng việc hỗ trợ doanh nghiệp lúc này còn cần công cụ tài khóa.

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu nhìn nhận, thời điểm này cần thêm các giải pháp hỗ trợ khác liên quan đến thanh khoản cho doanh nghiệp “sống sót” sẽ tốt hơn là việc tính toán giảm lãi suất các khoản vay mới, vốn không có nhiều ý nghĩa khi nhu cầu mở rộng thị trường, đầu tư mới hiện nay hầu như không có.

Những ngày qua, bên cạnh động thái giảm đồng loạt lãi suất điều hành, hạ trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn và trần lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, ngành Ngân hàng cũng đã chủ động, kịp thời có những giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cụ thể như, NHNN đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ (Thông tư 01). Thông tư 01 đảm bảo cơ sở pháp lý hướng dẫn các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp, người dân vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) và Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) cũng đã 2 lần công bố giảm phí dịch vụ, làm cơ sở cho các TCTD giảm phí dịch vụ cho khách hàng. Đây là cơ sở để các TCTD giảm phí dịch vụ cho khách hàng.

Hưởng ứng tích cực chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, các nNHTM đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cam kết cho vay với lãi suất giảm từ 0,5-1 %/năm so với mặt bằng lãi suất chung. Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, nhiều gói giải pháp được các NHTM đưa ra như: xây dựng và triển khai gói hỗ trợ tín dụng ưu đãi lãi suất, với tổng giá trị các gói tín dụng khoảng 285.000 nghìn tỷ đồng, trong đó có gói tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các ngành lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch; tiếp tục xem xét giảm lãi suất đối với dư nợ hiện hữu, với mức lãi suất giảm từ 1% đến 3%; giảm lãi suất cho vay mới, với mức giảm từ 0,5% đến 1,5%/năm; tiếp tục xem xét không tính lãi phạt, giảm phí dịch vụ ngân hàng. Không những thế, hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn dân tham gia ủng hộ phòng chống dịch Covid-19” của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 15 NHTM đã ủng hộ 140 tỷ đồng, qua đó cùng Đảng, Nhà nước có thêm nguồn lực để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an sinh xã hội, an toàn đời sống và sức khỏe của nhân dân.

Phương Linh

Tin bài khác
Lãi suất ngân hàng ngày 19/7/2025: "Rục rịch" tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng ngày 19/7/2025: "Rục rịch" tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng ngày 19/7/2025 ghi nhận một số ngân hàng bắt đầu tăng nhẹ ở các kỳ hạn, tuy nhiên dự báo thị trường sẽ ổn định, khó tăng mạnh trong nửa cuối năm.
Ngân hàng Nhà nước siết quy định thông tin tài khoản trong giao dịch thanh toán

Ngân hàng Nhà nước siết quy định thông tin tài khoản trong giao dịch thanh toán

Việc thể hiện đúng thông tin tài khoản và cung cấp thông tin giao dịch tối thiểu được NHNN đề xuất khi sửa đổi Thông tư số 15/2024/TT-NHNN.
Lãi suất ngân hàng ngày 18/7/2025: Kỳ hạn ngắn tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng ngày 18/7/2025: Kỳ hạn ngắn tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng ngày 18/7/2025 ghi nhận sự tăng nhẹ ở một số kỳ hạn ngắn, nổi bật là Cake by VPBank. Lãi suất đặc biệt vẫn duy trì mức cao kỷ lục.
Lãi suất ngân hàng ngày 17/7/2025: Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào?

Lãi suất ngân hàng ngày 17/7/2025: Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào?

Lãi suất ngân hàng ngày 17/7/2025, tiền gửi ngân hàng tiếp tục ổn định. Cuộc đua kỳ hạn ngắn sôi động với nhiều ưu đãi, thu hút dòng tiền cá nhân.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất điều hành ở mức thấp

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất điều hành ở mức thấp

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN sẽ tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện giảm chi phí vay vốn cho người dân và doanh nghiệp.
Đề xuất giới hạn thời gian gián đoạn dịch vụ thanh toán online không quá 30 phút/lần

Đề xuất giới hạn thời gian gián đoạn dịch vụ thanh toán online không quá 30 phút/lần

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến cho Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 15 về quy định dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Một trong những điểm mới đáng chú ý của dự thảo lần này là đề xuất giới hạn thời gian gián đoạn dịch vụ thanh toán trực tuyến không quá 30 phút mỗi lần, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi người dùng.
Hơn 86 triệu tài khoản ngân hàng sẽ bị xóa sổ từ 1/9/2025

Hơn 86 triệu tài khoản ngân hàng sẽ bị xóa sổ từ 1/9/2025

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa phát đi cảnh báo về việc sẽ tiến hành xóa sổ hơn 86 triệu tài khoản ngân hàng chưa xác thực sinh trắc học kể từ ngày 1/9/2025.
Lãi suất ngân hàng ngày 16/7/2025: Bốn ngân hàng vượt 7%

Lãi suất ngân hàng ngày 16/7/2025: Bốn ngân hàng vượt 7%

Lãi suất ngân hàng ngày 16/7, ghi nhận bốn ngân hàng có lãi suất tiền gửi đặc biệt vượt 7%. Lãi suất cao nhất vẫn duy trì ở mức hấp dẫn, thu hút nguồn vốn lớn.
Trải nghiệm VIB PayFlex – 1 thẻ làm chủ mọi nguồn tiền

Trải nghiệm VIB PayFlex – 1 thẻ làm chủ mọi nguồn tiền

Bạn đã bao giờ phân vân trước quầy thanh toán, không biết nên dùng thẻ tín dụng để hưởng ưu đãi hay thẻ ghi nợ để quản lý ngân sách? Với VIB PayFlex, sự lưỡng lự đó giờ đây đã trở thành quá khứ.
Lãi suất ngân hàng ngày 15/7/2025: VCBNeo tăng các kỳ hạn ngắn

Lãi suất ngân hàng ngày 15/7/2025: VCBNeo tăng các kỳ hạn ngắn

Lãi suất ngân hàng hôm nay 15/7/2025 chứng kiến VCBNeo điều chỉnh tăng đồng loạt các kỳ hạn ngắn. Thị trường tiền gửi vẫn duy trì mức lãi suất đặc biệt cao.
Lãi suất ngân hàng ngày 14/7/2025: 8 ngân hàng vượt mốc 6%

Lãi suất ngân hàng ngày 14/7/2025: 8 ngân hàng vượt mốc 6%

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/7/225 chứng kiến 8 ngân hàng niêm yết mức lãi suất huy động trên 6% cho các kỳ hạn dài, bao gồm cả lãi suất đặc biệt và thông thường.
Lãi suất ngân hàng ngày 12/7/2025: Ngân hàng nào đang dẫn đầu thị trường?

Lãi suất ngân hàng ngày 12/7/2025: Ngân hàng nào đang dẫn đầu thị trường?

Lãi suất ngân hàng cập nhật mới nhất vào ngày 12/7/2025 cho thấy xu hướng tăng lãi suất vẫn tiếp diễn tại nhiều ngân hàng, mang đến cơ hội hấp dẫn chưa từng có cho người gửi tiền.
Ngân hàng tăng tín dụng năm 2025 sẽ dựa vào cho vay hạ tầng và bất động sản

Ngân hàng tăng tín dụng năm 2025 sẽ dựa vào cho vay hạ tầng và bất động sản

Theo SSI, thị trường toàn cầu còn nhiều bất định, động lực tăng trưởng tín dụng có thể đến nhiều hơn từ các dự án liên quan đến bất động sản và hạ tầng trong nửa cuối năm 2025 và năm 2026.
Lãi suất thấp, vì sao giấc mơ mua nhà ở vẫn xa vời?

Lãi suất thấp, vì sao giấc mơ mua nhà ở vẫn xa vời?

Dù lãi suất thấp kỷ lục, nhiều người mua nhà ở vẫn khó khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Vướng mắc sổ hồng, tài sản thế chấp và điều kiện thu nhập là rào cản lớn.
Lãi suất ngân hàng ngày 11/7/2025: Kỳ hạn 12 tháng vượt 7,7%, cao nhất 9,65%

Lãi suất ngân hàng ngày 11/7/2025: Kỳ hạn 12 tháng vượt 7,7%, cao nhất 9,65%

Lãi suất ngân hàng ngày 11/7/2025 ghi nhân một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất đặc biệt 6,5-9,65% cho khoản tiền gửi lớn. Trong đó ABBank, PVcomBank dẫn đầu.