Thứ năm 03/07/2025 11:56
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020

12/10/2020 00:00
Chiều 3/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thông tin về tình hình kinh tế-xã hội tháng 7/2020, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, sau 99 ngày không ghi nhận lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, những ngày qua, các ca nhiễm mới đã được phát hiện tại một số địa phương, đặc biệt là tại các bệnh viện ở Đà Nẵng.

Ngay sau khi xuất hiện các ca nhiễm mới COVID-19, dưới sự chủ trì của Thủ tướng, Thường trực Chính phủ đã tổ chức 3 cuộc họp.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ lập tức yêu cầu thành phố Đà Nẵng và các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh một cách bình tĩnh, lạc quan, không để dịch lây lan rộng với tinh thần: “Thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực để xử lý triệt để các ổ dịch. Mỗi gia đình, thôn, bản, xóm, làng là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận phòng chống dịch.”

Thủ tướng đã đưa ra những giải pháp rất đồng bộ, căn cơ với mục tiêu phải khoanh nhanh và dập nhanh các ổ dịch COVID-19, phong tỏa các bệnh viện, khu dân cư liền kề với bệnh viện; thành phố Đà Nẵng cũng thực hiện giãn cách xã hội.

Đặc biệt, Thủ tướng chỉ đạo ngành y tế phải tăng cường lực lượng gồm lập đội công tác đặc biệt do một đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế trực tiếp dẫn đầu nhằm nâng cao khả năng phân loại sớm và xét nghiệm; đồng thời chỉ đạo các địa phương phải rà soát, phân loại kỹ các đối tượng là khách du lịch, người dân từng đến Đà Nẵng đặc biệt là với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận như Quảng Nam, Khánh Hòa, Quảng Ngãi.

Thủ tướng nêu rõ quan điểm chỉ tập trung phong tỏa trung tâm dịch, giãn cách xã hội ở những vùng dịch. Với các địa phương không phải là lây nhiễm taại cộng đồng mà nguồn xuất phát từ Đà Nẵng trở về, sẽ khoanh trong phạm vi bán kính vừa đủ để quản lý, phân loại, kiểm soát phòng, chống dịch nhưng vẫn phải đảm bảo các hoạt động kinh tế xã hội hoạt động bình thường.

Sắp tới, sẽ có chỉ thị mới về các biện pháp phòng chống COVID-19 trong giai đoạn hiện nay; xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là vi phạm Luật Biên giới, nạn đầu cơ, làm hàng giả, kinh doanh trái phép vật tư y tế.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, thời gian qua, với việc thực hiện mục tiêu kép: “Vừa phòng, chống dịch, vừa thực hiện phát triển kinh tế xã hội,” trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức và chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến đôn đốc triển khai công tác giải ngân đầu tư công, vốn ODA năm 2020, đồng thời làm việc với một số tỉnh, thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, các tỉnh, thành miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long… nhằm thực hiện hiệu quả công tác giải ngân vốn đầu tư công – khơi thông động lực tăng trưởng.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thành lập 7 Đoàn công tác do Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư dẫn đầu trực tiếp tới các địa phương, bộ, ngành kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ, cơ quan, địa phương.

Những chỉ đạo điều hành chủ động quyết liệt, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhất là sự đồng tình, hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ của Nhân dân cả nước thời gian qua đã tạo nên sức mạnh to lớn và những kết quả quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu kép này.

Đánh giá về tình hình phát triển kinh tế xã hội 7 tháng của năm 2020, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của đất nước, nhờ sự nỗ lực vượt bậc, tình hình phát triển kinh tế xã hội 7 tháng đầu năm 2020 tiếp tục tháng sau khá hơn tháng trước.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhận định, do tác động của dịch COVID-19 trở lại từ cuối tháng 7 nên khó khăn, thách thức trong thời gian tới còn rất lớn. Mặc dù kinh tế vĩ mô ổn định nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, giá dầu thô biến động mạnh, giá thịt lợn còn cao.

Giải ngân vốn đầu tư công chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, nhất là giải ngân vốn ODA rất thấp. Sản xuất kinh doanh nhiều ngành, lĩnh vực rất khó khăn; khu vực dịch vụ chịu tác động rất lớn, nhất là hàng không, du lịch; số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động và số lao động mất việc làm tăng...

“Chính phủ xác định đầu tháng 8 là thời gian mang tính quyết định có bùng phát dịch quy mô lớn hay không; cần dồn mọi nguồn lực xử lý kịp thời các ổ dịch, nhất là ổ dịch ở Đà Nẵng; kiên định triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong phòng chống dịch và hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra; đồng thời, phải tiếp tục thực hiện tốt an sinh xã hội, môi trường, trật tự an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,” Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Tại họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng nêu một số giải pháp được Chính phủ đưa ra như: Tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp đồng bộ phòng chống dịch, nhưng đồng thời tạo mọi thuận lợi trong lưu thông hàng hóa trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát; không được có bất cứ hạn chế nào; không vì kiềm chế lây lan dịch bệnh mà "ngăn sông, cấm chợ", xử lý nghiêm khắc hành vi vi phạm.

Các Bộ trưởng, Trưởng ngành thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ kịp thời các rào cản, khó khăn vướng mắc, khơi thông điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công.

Nỗ lực phấn đấu thực hiện giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2020 và các năm trước chuyển sang, coi việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2020.

Về giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề nghị tập trung chuẩn bị tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia năm 2020 theo hướng nghiêm túc, trung thực, an toàn, tiết kiệm, tuyệt đối không để xảy ra sai phạm; đặc biệt, phải có phương án cụ thể cho các địa phương đang có dịch COVID-19, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lây nhiễm trong nhà trường, giữa học sinh, sinh viên.

Thủ tướng đã quyết định giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định hình thức thi phù hợp, bảo đảm quyền lợi của thí sinh tham dự Kỳ thi này. Đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối ngoại, chủ động theo dõi động thái của các nước có ảnh hưởng đến Việt Nam, kịp thời có phương án xử lý nhằm bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia./.

Cũng theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, sản xuất nông nghiệp tuy bị tác động của thiên tai, dịch bệnh nhưng vẫn phát triển ổn định, cơ cấu chuyển dịch tích cực, là bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực. Việt Nam quyết tâm thực hiện mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo trong năm 2020. Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi 3 tháng liên tiếp.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 7 tiếp tục xu hướng tăng mạnh trở lại, tăng 4,3% so với cùng kỳ, nhờ các chính sách kích thích tiêu dùng và du lịch nội địa.

Đặc biệt, khối lượng giải ngân vốn đầu tư công tăng kỷ lục trong tháng 7. Giải ngân kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước 7 tháng đạt gần 194,2 nghìn tỷ đồng, bằng 41,26% kế hoạch giao đầu năm (cùng kỳ đạt 32,27%). Tốc độ giải ngân tháng sau cao hơn tháng trước.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống KTXH của đất nước, nhưng nhờ sự nỗ lực vượt bậc, tình hình phát triển KTXH 7 tháng đầu năm 2020 tiếp tục tháng sau khá hơn tháng trước. Cụ thể:

- Duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng giảm dần (CPI trong tháng 7 tăng 0,4% so với tháng trước, CPI bình quân tính chung 7 tháng tăng 4,07% so với cùng kỳ; lạm phát cơ bản bình quân 7 tháng tăng 2,74% so với cùng kỳ); mặt bằng lãi suất giảm; tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định.

- Tính chung 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt gần 145,8 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2% so với cùng kỳ, trong đó điểm sáng là khu vực kinh tế trong nước tăng cao 13,5%; nhập khẩu hàng hóa ước đạt 139,3 tỷ USD, giảm 2,9%; xuất siêu 6,5 tỷ USD.

- Sản xuất nông nghiệp tuy bị tác động của thiên tai, dịch bệnh nhưng vẫn phát triển ổn định, cơ cấu chuyển dịch tích cực, là bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực. Chúng ta quyết tâm thực hiện mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo trong năm 2020. Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi 3 tháng liên tiếp, nhưng vẫn còn ở mức khiêm tốn 3,6%.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 7 tiếp tục xu hướng tăng mạnh trở lại, tăng 4,3% so với cùng kỳ, nhờ các chính sách kích thích tiêu dùng và du lịch nội địa. Tính chung 7 tháng bằng 99,6% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 3,6%.

- Đặc biệt, khối lượng giải ngân vốn đầu tư công tăng kỷ lục trong tháng 7. Giải ngân kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN 7 tháng đạt gần 194,2 nghìn tỷ đồng, bằng 41,26% kế hoạch giao đầu năm (cùng kỳ đạt 32,27%). Tốc độ giải ngân tháng sau cao hơn tháng trước. Đầu tư FDI và đầu tư tư nhân khá tích cực, trong đó, đăng ký vốn FDI mới 7 tháng tăng 14,4%, giải ngân trên 10,1 tỷ USD.

- Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng tăng 79,9% so với cùng kỳ năm 2019.

- Công tác an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, đặc biệt là việc triển khai gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ cho người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch. Đời sống người dân được bảo đảm; số hộ thiếu đói giảm mạnh 74,9%. Đặc biệt, chúng ta đã chuẩn bị và tổ chức chu đáo các hoạt động nhân dịp 73 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7, nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân cả nước.

Gia Gia

Tin bài khác
Danh mục 26 dữ liệu cốt lõi và 43 dữ liệu quan trọng

Danh mục 26 dữ liệu cốt lõi và 43 dữ liệu quan trọng

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã ký thay Thủ tướng Quyết định số 20/2025/QĐ-TTg về việc ban hành danh mục dữ liệu quan trọng và dữ liệu cốt lõi cần được quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt.
Thời tiết hôm nay 3/7: Bắc Bộ trưa nay có nắng, tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay 3/7: Bắc Bộ trưa nay có nắng, tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay 3/7, Bắc Bộ có lúc mưa nhỏ; Trung Bộ sáng đến trưa trời nắng, có mưa về chiều; Nam Bộ trưa trời nắng, tiếp tục có mưa dông về chiều trong 1 tuần tới.
Kéo dài thời gian sử dụng thuốc trong đơn thuốc ngoại trú lên đến tối đa 90 ngày

Kéo dài thời gian sử dụng thuốc trong đơn thuốc ngoại trú lên đến tối đa 90 ngày

Thông tư 26/2025/TT-BYT là minh chứng rõ nét cho quá trình chuyển mình tích cực của ngành Y tế. Từ những thay đổi tưởng chừng nhỏ như bỏ sổ khám bệnh, thêm số CCCD vào đơn thuốc, đến bước đột phá trong việc cho phép kê đơn 90 ngày – tất cả đều góp phần mang đến trải nghiệm tốt hơn, an toàn hơn cho người bệnh.
Thời tiết ngày mai 3/7/2025: Miền Bắc mưa lớn, miền Nam nắng gián đoạn kèm mưa rào chiều tối

Thời tiết ngày mai 3/7/2025: Miền Bắc mưa lớn, miền Nam nắng gián đoạn kèm mưa rào chiều tối

Thời tiết ngày mai 3/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh

Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh

Chiều 2/7, tại Hà Nội, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công (Bộ Công Thương) phối hợp với Báo Điện tử Tiếng nói Việt Nam (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức Diễn đàn Tiêu dùng bền vững 2025.
Quảng Trị mới - Bước chuyển lịch sử hình thành từ khát vọng và tầm nhìn chiến lược

Quảng Trị mới - Bước chuyển lịch sử hình thành từ khát vọng và tầm nhìn chiến lược

Hợp nhất Quảng Trị – Quảng Bình kỳ vọng tạo cơ hội tái cơ cấu không gian phát triển, kết nối vùng hiệu quả, hiện đại hóa quản trị, mở rộng thị trường và xây dựng một vùng đất đáng sống – đáng đầu tư.
Quảng Trị: Tạo hệ sinh thái doanh nghiệp liên kết vùng, đa ngành và bền vững sau sáp nhập

Quảng Trị: Tạo hệ sinh thái doanh nghiệp liên kết vùng, đa ngành và bền vững sau sáp nhập

Sau sáp nhập tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị mới đã xác định các lĩnh vực đầu tư trọng điểm đồng thời hướng đến tăng cường liên kết nội vùng, hình thành hệ sinh thái kinh doanh liên tỉnh, đa ngành và bền vững.
Sử dụng tín chỉ carbon quốc tế: Còn không ít rào cản

Sử dụng tín chỉ carbon quốc tế: Còn không ít rào cản

Dự kiến trong tháng 7 này, Ủy ban châu Âu (EC) - Cơ quan hành pháp của EU sẽ đưa ra dự thảo đặt mục tiêu mang tính ràng buộc pháp lý là giảm 90% lượng phát thải khí nhà kính của khối vào năm 2040 so với mức phát thải năm 1990.
Đằng sau hành trình Hà Nội – Đà Nẵng: Hành khách cảm nhận được sự tận tâm trên tàu SE19/SE20

Đằng sau hành trình Hà Nội – Đà Nẵng: Hành khách cảm nhận được sự tận tâm trên tàu SE19/SE20

Chuyến tàu SE19/SE20 mang đến trải nghiệm khác biệt với không gian sạch đẹp, dịch vụ chu đáo để lại ấn tượng sâu sắc với các nhà báo trên hành trình Hà Nội – Đà Nẵng - Hà Nội.
Thời tiết hôm nay 2/7: Bắc Bộ mưa lớn, trời mát mẻ

Thời tiết hôm nay 2/7: Bắc Bộ mưa lớn, trời mát mẻ

Thời tiết hôm nay 2/7, Bắc Bộ, Thanh Hoá mưa lớn đến đêm nay, nguy cơ sạt lở đất, cảnh báo lũ trên các sông; Trung Bộ và Nam Bộ buổi sáng đến trưa nắng ráo, cục bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông; nhiều vùng biển mưa dông.
Thời tiết ngày mai 2/7/2025: Miền Bắc tiếp tục mưa to đến rất to, có nơi vượt mốc 250mm

Thời tiết ngày mai 2/7/2025: Miền Bắc tiếp tục mưa to đến rất to, có nơi vượt mốc 250mm

Thời tiết ngày mai 2/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Tháp Chàm Poshanư: Điểm đến du lịch mang đậm dấn ấn lịch sử Phú Thủy

Tháp Chàm Poshanư: Điểm đến du lịch mang đậm dấn ấn lịch sử Phú Thủy

Tháp Chàm Poshanư (còn được biết đến với các tên gọi Po Sah Inu và Tháp Chăm Phố Hài) đứng vững như một nhân chứng thầm lặng cho hơn 1.200 năm lịch sử. Được xếp hạng Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia từ năm 1991, quần thể cổ kính này không chỉ là niềm tự hào của người Chăm mà còn là một phần quan trọng trong di sản văn hóa Việt Nam.
Ra quân Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Ra quân Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là một trong ba cuộc Tổng điều tra thống kê Quốc gia có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về thực trạng phát triển nông nghiệp, nông thôn và đời sống của người dân nông thôn trên phạm vi cả nước.
Từ ngày 1/7/2025, nhiều chính sách mới liên quan đến đời sống người dân có hiệu lực

Từ ngày 1/7/2025, nhiều chính sách mới liên quan đến đời sống người dân có hiệu lực

Hôm nay (ngày 1/7), nhiều chính sách mới liên quan thiết thực đến đời sống người dân bắt đầu có hiệu lực.
Công bố nhân sự lãnh đạo 36 đơn vị hành chính mới tại Bình Dương

Công bố nhân sự lãnh đạo 36 đơn vị hành chính mới tại Bình Dương

Sáng 30/6, đồng loạt 36 xã, phường mới của Bình Dương tiến hành lễ công bố các nghị quyết, quyết định quan trọng về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.