Thứ ba 08/07/2025 16:33
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Dự báo lợi nhuận ngân hàng lại bị hạ xuống vì Covid-19

12/10/2020 00:00
Những tác động tiêu cực từ đợt bùng phát thứ 2 của dịch bệnh Covid-19 hồi cuối tháng 7 vừa qua đã khiến lợi nhuận ngành ngân hàng tiếp tục bị ảnh hưởng. Dự báo lợi nhuận của một số đơn vị trong năm 2020 đã bị điều chỉnh một lần nữa theo hướng đi xuốn

SSI Research mới đây vừa hạ dự báo lợi nhuận của năm 2020 và 2021 với ngân hàng Vietcombank. Ảnh minh họa khách hàng giao dịch tại một chi nhánh của ngân hàng Vietcombank. Ảnh: TTXVN

60.000 tỉ đồng chờ tái cấu trúc

Đơn vị nghiên cứu SSI Research mới đây vừa hạ dự báo lợi nhuận của năm 2020 và 2021 với ngân hàng Vietcombank. Theo đó, lợi nhuận năm nay dự kiến giảm 13,2%, so với con số giảm 4,2% trước đó. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 20.600 tỉ đồng trong năm 2020 (trước đó là 22.160 tỉ đồng).

Nguyên nhân hạ dự báo là do làn sóng Covid-19 lần thứ hai xuất hiện sớm hơn dự kiến, khiến chất lượng tài sản của ngân hàng tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch.

Theo đó, SSI dự báo nhà băng trong nhóm Big 4 (gồm Vietcombank, VietinBank, Agrbank và BIDV) này sẽ tăng cường trích lập dự phòng cho vay. Cụ thể, trích lập dự phòng cho vay trong nửa cuối năm 2020 sẽ tăng gấp đôi so với cùng kỳ, khiến lợi nhuận trong 6 tháng cuối năm ước đạt hơn 9.000 tỉ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ.

Xét về chất lượng tài sản bị ảnh hưởng bởi Covid-19, tính đến cuối tháng 6-2020, Vietcombank đã tái cơ cấu 11.800 tỉ đồng nợ vay cho hơn 2.000 khách hàng theo Thông tư 01 (chiếm khoảng 1,53% tổng dư nợ).

Có đến 85% trong số này là các khoản cho vay hiện hữu cho khoảng 300 khách hàng doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực hàng không, khách sạn, máy móc, dệt may, vật liệu xây dựng,…

Hiện tại, số dư nợ tái cơ cấu theo Thông tư 01 chiếm khoảng 1,53% tổng dư nợ, trong khi số dư nợ nộp đơn xin tái cơ cấu lên đến 7,8%, tương đương khoảng 60.000 tỉ đồng.

Theo SSI, Vietcombank đang tiếp tục xem xét các đơn xin tái cơ cấu này. Dự kiến tỷ lệ dư nợ được tái cấu trúc có thể lên đến 2,5-3,7% vào thời điểm cuối năm, dựa trên giả định tăng trưởng tín dụng là 10%.

Trong bối cảnh đại dịch, tăng trưởng tín dụng vẫn tiếp tục là điểm sáng ở Vietcombank, với tốc độ 6 tháng đạt 4,9% so với đầu năm, cao hơn mức bình quân ngành là 3,5%, dù mức tăng trưởng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ.

Theo SSI, động lực chính là các khoản vay mua nhà cá nhân, tăng 13,8% so với đầu năm và chiếm 25,2% tổng dư nợ. Hầu hết các khoản vay mua nhà là từ các dự án mới mở bán trên thị trường sơ cấp. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng ở khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp lớn lần lượt đạt 4,9% và 2,5% so với đầu năm.

Ngoài ra, lợi nhuận quí 2 được củng cố nhờ việc kiểm soát chặt chi phí hoạt động và chi phí tín dụng. “Chất lượng tài sản giảm, nhưng vẫn nằm trong vùng an toàn. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu tăng lên 255% trong quí 2-2020 từ mức 180% trong năm 2019”, báo cáo SSI Research nhận định.

Trong “năm Covid-19”, Vietcombank không đặt ra kế hoạch lợi nhuận cụ thể. Con số từng đề cập hồi đầu năm là lợi nhuận trước thuế đạt 25.400 tỉ đồng, tức tăng trưởng khoảng 10%.

Hiện nay, Vietcombank vẫn tiếp tục dẫn đầu ngành ngân hàng về quy mô lợi nhuận, nhưng khoảng cách với các ngân hàng phía sau đang dần thu hẹp lại.

Kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2020 của 17 ngân hàng. Nguồn: FiinGroup

Chất lượng tài sản ngân hàng đang suy giảm

Về chất lượng tài sản của hệ thống, tỷ lệ nợ xấu của 17 ngân hàng niêm yết tiếp tục xu hướng tăng từ mức 1,44% vào thời điểm cuối năm ngoái, lên 1,71% vào cuối quí 2 vừa qua, theo báo cáo của FiinGroup.

Chất lượng tăng trưởng lợi nhuận cũng đang là vấn đề quan trọng khi tỷ suất sinh lời của ngành ngân hàng đang chịu áp lực mạnh mẽ vì Covid-19.

Báo cáo của FiinGroup cho thấy NIM (chênh lệch lãi suất đầu vào-ra) của 19 ngân hàng niêm yết trong quí 2 giảm 8,8 điểm cơ bản so với quí 1, xuống còn 0,76%. Đây là mức NIM thấp nhất trong 3 năm gần nhất và cũng là mức giảm lớn nhất kể từ đầu năm 2018.

Nguyên nhân giảm NIM do ảnh hưởng từ việc miễn giảm lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Tuy chịu nhiều áp lực nhưng trên thực tế thì báo cáo của nhiều ngân hàng vẫn báo lãi tốt hơn dự kiến trong nửa đầu năm 2020.

Theo FiinGroup, ước tính chung trong 6 tháng đầu năm thì tổng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng 12,8% so với cùng kỳ, giảm so với mức tăng 53,5% trong nửa đầu năm 2018 và 18,5% trong nửa đầu năm 2019.

Một trong những nhân tố giúp lợi nhuận cải thiện đáng kể là việc cắt giảm chi phí hoạt động. Theo đó, tỷ lệ CIR (chi phí trên thu nhập) trong quí 2 giảm xuống mức 36,7%, mức thấp nhất kể từ quí 1-2017. Chi phí hoạt động trong quí 2 lại giảm so với quí 1, trái với xu hướng thường thấy là quí 2 thấp hơn quí 1 trong các năm trước.

Trong năm 2020, FiinGroup dự kiến lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết dự kiến tăng trưởng 4,9%. Tuy nhiên, con số cụ thể sẽ khác nhau đáng kể ở từng ngân hàng, vì phụ thuộc vào chính sách hạch toán nợ và trích lập dự phòng rủi ro và thu nhập phi tín dụng như đầu tư chứng khoán.

Về tổng thể, nợ xấu vẫn đang tiềm ẩn trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Một số báo cáo nhận định thời gian tái cơ cấu nợ xấu có thể kéo dài đến hết nửa đầu năm 2021. Do đó, các ngân hàng không chỉ đối diện với năm 2020 mà cả 2021 nhiều khó khăn khi nợ xấu tăng dần.

Dũng Nguyễn

Tin bài khác
Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước công bố tín dụng đạt 17,2 triệu tỉ đồng sau 6 tháng đầu 2025, tiếp tục điều hành linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Ngân hàng Nhà nước hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính

Ngân hàng Nhà nước hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính

Ngân hàng Nhà nước hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính, thúc đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng.
VIB Business Card: Lời giải cho bài toán khấu trừ VAT đầu vào của Hộ kinh doanh và SME

VIB Business Card: Lời giải cho bài toán khấu trừ VAT đầu vào của Hộ kinh doanh và SME

Từ 1/7, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) chính thức có hiệu lực. Theo đó, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, cơ sở kinh doanh phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.
Ông Võ Minh Tuấn làm Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2

Ông Võ Minh Tuấn làm Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2

Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 gồm có 1 giám đốc, 7 Phó giám đốc phụ trách khu vực TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai sau sáp nhập.
Lãi suất ngân hàng ngày 8/7/2025: Kỳ hạn 13 tháng vượt 7,5%, nhiều ưu đãi

Lãi suất ngân hàng ngày 8/7/2025: Kỳ hạn 13 tháng vượt 7,5%, nhiều ưu đãi

Lãi suất ngân hàng ngày 8/7/2025, tiếp tục có nhiều biến động tích cực, đặc biệt ở kỳ hạn 13 tháng với mức cao nhất vượt 7,5%.
Ngân hàng Nhà nước đề xuất mới về xếp hạng tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước đề xuất mới về xếp hạng tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến cho Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 52/2018, trong đó điều chỉnh một loạt tiêu chí quan trọng trong việc xếp hạng các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 9.500 tỷ đồng, lãi suất hạ nhiệt

Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 9.500 tỷ đồng, lãi suất hạ nhiệt

Trong bối cảnh áp lực tỷ giá vẫn hiện hữu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tăng cường bơm ròng gần 9.400 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng trong tuần đầu tháng 7.
Lãi suất ngân hàng ngày 7/7/2025: Những nhà băng nào vượt  mốc 7%?

Lãi suất ngân hàng ngày 7/7/2025: Những nhà băng nào vượt mốc 7%?

Lãi suất ngân hàngngày 7/7/2025 chứng kiến sự xuất hiện của những mức lãi suất huy động "khủng", vượt ngưỡng 7%, thậm chí tiệm cận 10%. Tuy nhiên, để hưởng được những ưu đãi này, khách hàng buộc phải sở hữu những khoản tiền gửi khổng lồ, lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Lãi suất ngân hàng ngày 5/7/2025: Kỳ hạn dài vẫn hấp dẫn nhà đầu tư

Lãi suất ngân hàng ngày 5/7/2025: Kỳ hạn dài vẫn hấp dẫn nhà đầu tư

Lãi suất ngân hàng ngày 5/7/2025, tiếp tục duy trì ổn định, kỳ hạn dài tiếp tục dẫn dắt. BVBank nổi bật với mức cạnh tranh, thu hút dòng tiền hiệu quả.
Để ngoại tệ không còn là trở ngại cho mỗi chuyến xuất ngoại

Để ngoại tệ không còn là trở ngại cho mỗi chuyến xuất ngoại

Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp, chính sách tỷ giá cạnh tranh và công nghệ hiện đại, BIDV mang đến giải pháp giao dịch ngoại tệ hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp.
Lãi suất ngân hàng ngày 3/7/2025: Bac A Bank giảm, Techcombank tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng ngày 3/7/2025: Bac A Bank giảm, Techcombank tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng ngày 3/7/2025, Bac A Bank điều chỉnh giảm lãi suất huy động, trong khi Techcombank lại tăng nhẹ trước đó. Thị trường lãi suất cho thấy sự phân hóa rõ rệt.
Ông Trần Tấn Lộc giữ chức Quyền Tổng giám đốc Eximbank

Ông Trần Tấn Lộc giữ chức Quyền Tổng giám đốc Eximbank

Hội đồng quản trị Eximbank đã bổ nhiệm ông Trần Tấn Lộc - Phó tổng giám đốc ngân hàng này giữ vị trí Quyền Tổng giám đốc, thay ông Nguyễn Hoàng Hải, kể từ ngày 01/7/2025.
Vai trò, cơ hội và chiến lược đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái tài chính số

Vai trò, cơ hội và chiến lược đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái tài chính số

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức công bố triển khai Nghị định 94/2025/NĐ-CP – văn bản đầu tiên đặt nền móng cho một sandbox tài chính có kiểm soát tại Việt Nam.
Chính sách lãi suất mới hỗ trợ người trẻ mua nhà ở xã hội từ ngày 1/7/2025

Chính sách lãi suất mới hỗ trợ người trẻ mua nhà ở xã hội từ ngày 1/7/2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố mức lãi suất ưu đãi mới cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 1/7 đến 31/12/2025.
Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68

Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68

Để đáp ứng yêu cầu từ Nghị quyết 68, các ngân hàng thương mại cần thiết lập một mô hình tín dụng hiện đại, lấy dữ liệu làm gốc, lấy công nghệ làm công cụ và lấy doanh nghiệp làm trung tâm.