Xuất khẩu cá ngừ sang Mexico tăng trưởng mạnh
- 490
- Cơ hội giao thương
- 12:25 10/06/2022
DNHN - Nhờ được hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP và nhu cầu nhập khẩu cá ngừ của Mexico đang tăng cao sẽ giúp cho xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường này thêm thuận lợi và phát triển.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), trong 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Mexico đạt 5,1 triệu USD, tăng 41%so với cùng kỳ năm 2021. Hiện, Mexico đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 13 của Việt Nam.

Được biết, sau khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, tình hình xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mexico đã có nhiều sự khởi sắc mới. Nhưng do tác động của dịch Covid-19 nên các chi phí như logistic, xăng dầu, vận chuyển tăng cao đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất khẩu cá ngừ vào thị trường này.
Theo cam kết trong Hiệp định CPTPP, các mặt hàng thịt/philê cá ngừ đông lạnh mã HS0304 của Việt Nam sang thị trường này được cắt giảm thuế quan từ mức 15% (theo MNF) về 0%, điều này đang tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam so với các nước châu Á hay Ecuador khi xuất khẩu sang thị trường này.

Hiện nay, Mexico đang là một nước có ngành sản xuất cá ngừ lớn. Tuy nhiên, do các lệnh cấm đánh bắt tại ngư trường Đông Nhiệt đới Thái Bình Dương của Ủy ban Cá ngừ Liên MỸ (IATTC) khiến cho sản lượng đánh bắt của đội tàu Mexico giảm và nguồn cung nguyên liệu từ các đội tàu nước ngoài thấp đã làm tăng nhu cầu nhập khẩu cá ngừ nguyên liệu để sản xuất đồ hộp của nước này. Chính vì vậy, trong thời gian gần đây, Mexico có xu hướng tăng nhập khẩu loin cá ngừ hấp từ các nước Châu Á trong đó có Việt Nam.
Nhờ được hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP và nhu cầu nhập khẩu cá ngừ của Mexico đang tăng cao sẽ giúp cho xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường này thêm thuận lợi và phát triển.
Tuy nhiên, sự bùng phát đại dịch Covid-19 đã khiến cho chi phí vận chuyển đường biển tăng, giá cá ngừ nguyên liệu tăng, … tất cả những điều này đã làm ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường phương xa này.
Mới đây, Chính phủ Mexico đã quyết định tạm thời miễn thuế nhập khẩu trong vòng 1 năm đối với 66 mặt hàng lương thực và vệ sinh, trong đó có cá ngừ đóng hộp.
Quyết định này của Chính phủ Mexico được đưa ra là một phần trong các biện pháp nhằm kìm hãm tốc độ tăng giá và giảm tiêu dùng của các hộ gia đình, đồng thời hình thành Gói Chống lạm phát.
Quyết định này đã phần nào ảnh hưởng tới nhập khẩu cá ngừ của nước này, đồng thời gia tăng cạnh tranh khi các lợi thế về thuế quan theo các hiệp định thương mại tự do không có ý nghĩa trong bối cảnh này.
Vì vậy việc gia tăng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này trong năm 2022 dự kiến sẽ khó khăn hơn, khi chúng ta khó có thể cạnh trạnh được về giá với các nhà cung cấp trong cùng châu lục với Mexico như Ecuador, hay nguồn cung loin cá ngừ giá rẻ từ Trung Quốc…
Theo tạp chí Thương hiệu Sản phẩm.
Bài liên quan
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Nhật Bản - thị trường khắt khe nhưng nhiều tiềm năng
Hiện nay một số sản phẩm Việt Nam đã thâm nhập thành công vào chuỗi phân phối tại Nhật Bản, có thể kể đến sản phẩm nước dừa, sữa dừa...
Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số
Hiệp định RCEP là một hiệp định thương mại tự do giữa 15 quốc gia ở châu Á Thái Bình Dương, hiệp định đã giúp châu Á chiếm ưu thế về nền kinh tế kỹ thuật số.
Tận dụng lợi thế của UKVFTA đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh
Cơ hội cho các mặt hàng gỗ, hạt điều và gạo thâm nhập vào thị trường Anh rất rộng mở, đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực với rất nhiều ưu đãi dành cho những mặt hàng này.
Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội cho ngành thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu qua tại thị trường Bắc Âu
Hiệp định EVFTA đưa nhiều loại thuế đối với thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Bắc Âu về 0%. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các nước khác trong lĩnh vực này.
Cơ hội từ cuộc “khủng hoảng cơm gà” tại Singapore
“Khủng hoảng cơm gà" của Singapore bắt đầu khi thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob công bố ngừng xuất khẩu thịt gà sống sang Singapore từ tháng 6. Điều này đã khiến Singapore thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung gà tươi và phải chuyển sang dùng gà đông lạnh.
Algeria ban hành những biện pháp mới về quản lý nhập khẩu
Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria đã công bố danh mục hơn 400.000 sản phẩm địa phương đăng trên nền tảng kỹ thuật số để doanh nghiệp tra cứu.
Philippines gia hạn ưu đãi thuế cho gạo nhập khẩu ngoài Đông Nam Á
Đây là động thái mới nhất của Chính phủ Philippines trong việc kiểm soát áp lực lạm phát ngày càng tăng tại nước này, đặc biệt là việc giá lương thực có xu hướng tăng mạnh trong những tháng gần đây.
Tận dụng hiệu quả các cam kết trong FTA để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu gỗ sang thị trường Nhật Bản
Việt Nam và Nhật Bản cùng là thành viên của Hiệp định thương mại tự do (FTA). Do đó cần tận dụng hiệu quả các cam kết trong FTA để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu gỗ tại thị trường Nhật Bản.
Nhiều cơ hội cho cá tra Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu sang Colombia
Trong top 10 thị trường xuất khẩu hàng đầu của các doanh nghiệp thủy sản Việt, Colombia vẫn chỉ là một trong những thị trường tiềm năng ở Nam Mỹ.
Thực hiện quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan
Quy định này của Đài Loan được xây dựng dựa theo Khoản 10 Mục 1 Điều 22 Luật quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của Đài Loan và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.