Thứ năm 03/07/2025 13:39
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Xu thế dòng tiền: 'Đình chiến' thương mại - thị trường sẽ bứt phá?

12/10/2020 00:00
Trong khi dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) bình quân của các nước trong khu vực chiếm 20-50% GDP, thì Việt Nam mới chiếm 6,19% GDP (năm 2017).

Bà Phan Thị Thu Hiền, Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, cần đẩy mạnh phát triển thị trường TPDN, nhưng phải có lộ trình.


Bà Phan Thị Thu Hiền - ảnh: Báo đầu tư

- Kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ yếu của doanh nghiệp trên thế giới ngoài cổ phiếu là trái phiếu, nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn trông chờ vào nguồn vốn ngân hàng vì thị trường TPDN còn quá nhỏ, thưa bà?

Dư nợ của thị trường TPDN Việt Nam tương đương 6,19% GDP năm 2017, tăng rất mạnh so với mức 3,31% GDP năm 2011 (quy mô năm 2017 gấp hơn 1,8 lần năm 2011). Trong giai đoạn 2011 - 2017, khối lượng phát hành bình quân đạt khoảng 49.000 tỷ đồng/năm, trong đó khối lượng phát hành năm 2017 gấp hơn 10 lần so với năm 2011.

Mặc dù quy mô thị trường TPDN có tăng trưởng trong thời gian gần đây, nhưng còn nhỏ so với quy mô của kênh tín dụng ngân hàng (tương đương 130% GDP) và thấp hơn nhiều so với mức bình quân khoảng 20 - 50% GDP của các nước trong khu vực và chưa tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế. Chính vì vậy, hiện tại và trong tương lai gần, doanh nghiệp vẫn phải dựa chủ yếu vào nguồn vốn trung và dài hạn từ hệ thống ngân hàng.

- Mục tiêu đặt ra cho thị trường TPDN có quá khiêm tốn không, khi mà theo lộ trình phát triển thị TPDN thì đến năm 2020, quy mô thị trường TPDN mới tương đương 7% GDP và đến năm 2030 tương đương 20% GDP?

Trong tương lai, thị trường TPDN phải là kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ đạo của nền kinh tế, nhưng muốn phát triển được thì phải có lộ trình phù hợp. Nếu như hệ thống ngân hàng đã ra đời cách đây khoảng 70 năm, thì thị trường trái phiếu sơ khai hình thành từ năm 1994, nhưng cũng chỉ quy định về việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước. Phải đến năm 2000, khi thị trường chứng khoán đi vào vận hành thì thị trường TPDN mới hoạt động, nhưng cũng rất khiêm tốn.

Do có bề dày lịch sử 70 năm, nên người dân có thói quen gửi tiền tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng, hiện tại, khối lượng tiền gửi của cư dân vào hệ thống ngân hàng lên tới 80% GDP. Như vậy, mức cầu với TPDN rất thấp. Về mức cung, doanh nghiệp vẫn còn thói quen tìm đến ngân hàng mỗi khi cần vốn, thay vì tìm đến kênh huy động vốn khác, trong đó có TPDN.

- Về phía cầu, ngoài nhà đầu tư cá nhân vẫn còn thói quen gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, thì các định chế tài chính chẳng lẽ không muốn đầu tư vào TPDN? Về phía cung, hiện nhiều doanh nghiệp đã thay đổi tư duy trong huy động vốn, thưa bà?

Đầu tư vào TPDN là đầu tư dài hạn. Đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, dù có muốn tham gia thị trường TPDN cũng rất hạn chế do bị giới hạn bởi tỷ lệ tín dụng trung và dài hạn so với nguồn vốn huy động ngắn hạn. Khoảng 70% vốn huy động của các tổ chức tín dụng là nguồn vốn ngắn hạn. Để bảo đảm an toàn hệ thống và theo thông lệ quốc tế, Ngân hàng Nhà nước quy định, tổ chức tín dụng được sử dụng 60% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn và tỷ lệ này sẽ được hạ xuống còn 40% kể từ đầu năm 2019.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hiện có nguồn tài chính vô cùng lớn, nhưng các quy định hiện hành chưa cho phép đầu tư vào TPDN. Các định chế tài chính khác như doanh nghiệp bảo hiểm chưa mặn mà với kênh đầu tư này, còn bảo hiểm hưu trí tự nguyện thì mới hình thành, chưa có tiềm lực tài chính.

Còn về phía cung, tức là các doanh nghiệp phát hành, cũng gặp nhiều khó khăn. Để phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều quy trình, thủ tục; phải đáp ứng nhiều điều kiện, tiêu chuẩn rất cao và đặc biệt là phải công khai minh bạch tình tài chính cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, khi cần vốn, doanh nghiệp tiếp cận ngân hàng với thủ tục đơn giản, nhanh gọn hơn nhiều.

- Như vậy, phát triển thị trường TPDN đạt mục tiêu đã đặt ra là đến năm 2030 chiếm 20% GDP khó có thể thực hiện được, thưa bà?

Tôi nghĩ, mục tiêu này sẽ đạt được. Tuy nhiên, cần có biện pháp kích cả cung, cầu, lẫn các tổ chức hỗ trợ thị trường phát triển.

Về phía cung, chính quy định khống chế tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn và khống chế tỷ lệ cho vay đối với một khách hàng và người có liên quan không vượt quá 15% và 25% vốn chủ sở hữu của tổ chức tín dụng sẽ buộc doanh nghiệp cần vốn trung và dài hạn phải tìm kiếm nguồn vốn khác, trong đó có TPDN.

Còn về phía cầu, thực hiện quy định đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội theo tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW, Bộ Tài chính đang nghiên cứu cơ chế, chính sách cho phép Bảo hiểm Xã hội được đầu tư một phần vào các loại TPDN có xếp hạng tín nhiệm cao. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đang nghiên cứu một số chính sách khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư dài hạn như doanh nghiệp bảo hiểm, hệ thống quỹ hưu trí tự nguyện... vào TPDN.

Để phát triển thị trường TPDN, Bộ Tài chính cũng nghiên cứu phát triển hệ thống tổ chức định mức tín nhiệm và trung tâm thông tin tập trung về TPDN. Nhà đầu tư cá nhân, tổ chức muốn đầu tư chỉ cần vào trung tâm thông tin về TPDN là có đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, về từng loại trái phiếu và chắc chắn doanh nghiệp được xếp định mức tín nhiệm cao sẽ hấp dẫn nhà đầu tư cá nhân.

Theo Mạnh Bôn/Baodautu

Tin bài khác
Lãi suất ngân hàng ngày 3/7/2025: Bac A Bank giảm, Techcombank tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng ngày 3/7/2025: Bac A Bank giảm, Techcombank tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng ngày 3/7/2025, Bac A Bank điều chỉnh giảm lãi suất huy động, trong khi Techcombank lại tăng nhẹ trước đó. Thị trường lãi suất cho thấy sự phân hóa rõ rệt.
Ông Trần Tấn Lộc giữ chức Quyền Tổng giám đốc Eximbank

Ông Trần Tấn Lộc giữ chức Quyền Tổng giám đốc Eximbank

Hội đồng quản trị Eximbank đã bổ nhiệm ông Trần Tấn Lộc - Phó tổng giám đốc ngân hàng này giữ vị trí Quyền Tổng giám đốc, thay ông Nguyễn Hoàng Hải, kể từ ngày 01/7/2025.
Vai trò, cơ hội và chiến lược đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái tài chính số

Vai trò, cơ hội và chiến lược đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái tài chính số

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức công bố triển khai Nghị định 94/2025/NĐ-CP – văn bản đầu tiên đặt nền móng cho một sandbox tài chính có kiểm soát tại Việt Nam.
Chính sách lãi suất mới hỗ trợ người trẻ mua nhà ở xã hội từ ngày 1/7/2025

Chính sách lãi suất mới hỗ trợ người trẻ mua nhà ở xã hội từ ngày 1/7/2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố mức lãi suất ưu đãi mới cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 1/7 đến 31/12/2025.
Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68

Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68

Để đáp ứng yêu cầu từ Nghị quyết 68, các ngân hàng thương mại cần thiết lập một mô hình tín dụng hiện đại, lấy dữ liệu làm gốc, lấy công nghệ làm công cụ và lấy doanh nghiệp làm trung tâm.
Lãi suất ngân hàng ngày 1/7/2025: Agribank dẫn đầu Big4, nhiều ưu đãi khủng

Lãi suất ngân hàng ngày 1/7/2025: Agribank dẫn đầu Big4, nhiều ưu đãi khủng

Lãi suất ngân hàng ngày 1/7/2025, Agribank nổi bật với lãi suất cao nhất nhóm Big4. Ghi nhận nhiều ngân hàng khác đưa ra mức lãi suất đặc biệt, lên tới 9,65%.
Lãi suất ngân hàng ngày 30/6/2025: Bốn ngân hàng vượt 7,4%

Lãi suất ngân hàng ngày 30/6/2025: Bốn ngân hàng vượt 7,4%

Lãi suất ngân hàng ngày 30/6/2025, thị trường tiếp tục gây chú ý khi có tới bốn ngân hàng niêm yết mức lãi suất đặc biệt vượt mốc 7,4%, mang lại cơ hội sinh lời hấp dẫn.
Lãi suất ngân hàng ngày 28/6/2025: Khi nào lãi suất huy động sẽ tăng?

Lãi suất ngân hàng ngày 28/6/2025: Khi nào lãi suất huy động sẽ tăng?

Lãi suất ngân hàng ngày 28/6/2025, chứng kiến sự trầm lắng với lãi suất ngân hàng ít biến động. dự báo lãi suất huy động có thể tăng trở lại từ cuối năm 2025.
Techcombank miễn nhiệm ông Phan Thanh Sơn khỏi chức vụ Phó tổng giám đốc

Techcombank miễn nhiệm ông Phan Thanh Sơn khỏi chức vụ Phó tổng giám đốc

Techcombank vừa chính thức thông báo miễn nhiệm đối với ông Phan Thanh Sơn - Phó tổng giám đốc nhà băng này. Ông Sơn là cán bộ gắn bó lâu năm tại Techcombank.
Ngân hàng chính thức được quyền thu giữ tài sản bảo đảm nợ xấu từ tháng 10/2025

Ngân hàng chính thức được quyền thu giữ tài sản bảo đảm nợ xấu từ tháng 10/2025

Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, cho phép tổ chức tín dụng và tổ chức mua bán, xử lý nợ có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu trong những điều kiện nhất định.
Lãi suất ngân hàng ngày 27/6/2025: Ngân hàng nào áp dụng mức 7%?

Lãi suất ngân hàng ngày 27/6/2025: Ngân hàng nào áp dụng mức 7%?

Lãi suất ngân hàng ngày 27/6/2025, thị trường đã chứng kiến một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất vượt 7%/năm, kèm theo những điều kiện áp dụng đặc biệt.
Đòn bẩy tài chính giúp nhà bán hàng bứt phá trên sàn thương mại điện tử

Đòn bẩy tài chính giúp nhà bán hàng bứt phá trên sàn thương mại điện tử

Tại các sự kiện, BIDV giới thiệu hệ sinh thái tài chính toàn diện, được thiết kế phù hợp với đặc thù vận hành và nhu cầu thực tế của các Nhà bán hàng là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cũng như khách hàng cá nhân đang hoạt động trên nền tảng TikTok.
Lãi suất ngân hàng ngày 26/6/2025: Nhiều biến động đáng chú ý

Lãi suất ngân hàng ngày 26/6/2025: Nhiều biến động đáng chú ý

Lãi suất ngân hàng ngày 26/6/2025 chứng kiến nhiều diễn biến đáng chú ý, đặc biệt là mức lãi suất hấp dẫn cho kỳ hạn 13 tháng, mở ra cơ hội sinh lời.
Quý II/2025: Ba ngân hàng nào tăng trưởng lợi nhuận âm?

Quý II/2025: Ba ngân hàng nào tăng trưởng lợi nhuận âm?

Theo dự báo của SSI, lợi nhuận trong quý II/2025 của khối ngân hàng mà công ty này nghiên cứu có 3 nhà băng tăng trưởng âm, gồm: BIDV, ACB và MSB.
SHB “Ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME” tại Việt Nam 2025

SHB “Ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME” tại Việt Nam 2025

Giải thưởng không chỉ là sự ghi nhận từ các tổ chức quốc tế, mà còn là minh chứng cho những bước tiến vững chắc của SHB trong việc hỗ trợ toàn diện doanh nghiệp SME, góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân và sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.