Vinafood II lần đầu báo lãi sau 9 quý liên tục thua lỗ
- 463
- Doanh nghiệp
- 10:10 05/08/2022
DNHN - Quý II, doanh thu hoạt động tài chính của Vinafood II tăng mạnh, gấp gần 3 lần cùng kỳ, lên hơn 63 tỷ đồng, nhờ có khoản cổ tức, lợi nhuận được chia lớn và lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ tăng mạnh.
Tổng Công ty Lương thực Miền Nam - CTCP (Vinafood II, VSF/UPCoM) đạt lãi ròng gần 31 tỷ đồng, sau 9 quý lỗ liên tiếp trước đó.
Theo BCTC hợp nhất quý II/2022, VSF ghi nhận doanh thu thuần giảm 21% so với cùng kỳ, còn hơn 4.373 tỷ đồng. Trong khi đó, giá vốn giảm mạnh hơn (giảm 23%) giúp biên lãi gộp cải thiện từ 6,5% lên 8,4%.

Kỳ này, doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh, gấp gần 3 lần cùng kỳ, lên hơn 63 tỷ đồng, nhờ có khoản cổ tức, lợi nhuận được chia lớn và lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ tăng mạnh.
Bên cạnh đó, loạt chi phí đồng loạt tăng, bao gồm chi phí tài chính đạt gần 73 tỷ đồng (tăng 44%), chi phí quản lý doanh nghiệp xấp xỉ 124 tỷ đồng (tăng 26%). Ngược lại, chi phí bán hàng giảm 28% so với cùng kỳ, xuống gần 208 tỷ đồng.
Kết quả, VFS thu về gần 31 tỷ đồng lãi ròng, cùng kỳ lỗ hơn 66 tỷ đồng. Theo giải trình của Công ty, do cùng kỳ năm 2021, Tổng Công ty chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi COVID-19 nên tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo gặp nhiều khó khăn.
Quý II năm nay, Tổng Công ty quyết liệt chú trọng quản lý tốt chi phí, hoàn thành mục tiêu thực hiện các hợp đồng xuất khẩu mới nên đã mang về lợi nhuận.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, VSF ghi nhận doanh thu thuần giảm 22% so với cùng kỳ, xuống gần 7.178 tỷ đồng. Song, lãi ròng đạt hơn 25 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 148 tỷ đồng.
Năm 2022, VSF đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 15.717 tỷ đồng (giảm 6%); lợi nhuận trước thuế đạt 105 tỷ đồng, so với mức âm gần 300 tỷ đồng năm 2021. So với kế hoạch đề ra, Công ty đã thực hiện được 46% chỉ tiêu doanh thu và 38% mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm.
Tính đến ngày 30/06/2022, tổng tài sản của VSF ghi nhận hơn 7.700 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm. Hàng tồn kho cũng tăng mạnh 61%, lên gần 2,104 tỷ đồng.
Nợ phải trả tại thời điểm này tăng 31%, lên hơn 5.281 tỷ đồng. Trong đó, phần lớn là vay nợ ngắn hạn, với gần 3.062 tỷ đồng (tăng 61%).
P.V
Bài liên quan
- WB: Năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5%
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
- Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
- Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
- Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
- Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
- Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
- Hơn 55.000 doanh nghiệp kết nối cơ chế một cửa quốc gia
- Mức xuất siêu của Việt Nam còn thấp và thiếu tính bền vững
- Dù giá xăng giảm, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục gồng mình
- Gỡ khó trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho doanh nghiệp
- Cảnh báo từ Thương vụ Việt Nam tại Australia
- Quy hoạch Điện VIII - quyết tâm cao của Chính phủ để thực hiện cam kết COP26
- ASEAN luôn là một trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam
- Tháo gỡ vướng mắc về việc chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
- Phó Thống đốc NHNN: Tiền ảo, các loại giống tiền ảo không hợp pháp tại Việt Nam
- Các hãng hàng không châu Á chờ đợi sự phục hồi của lượng khách Trung Quốc
#Vinafood II thua lỗ

Vinafood II tiếp tục thua lỗ 7 quý liên tiếp
Theo giải trình của Tổng Công ty CP Lương thực Miền Nam, nguyên nhân là do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 nên tình hình xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn, chi phí phát sinh lớn nên lợi nhuận giảm mạnh.
Đọc thêm Doanh nghiệp
Ứng dụng BAEMIN tiên phong lan tỏa “ lối sống xanh” thông qua ngày hội đổi đồ Dare 2 Rewear
Là ứng dụng hướng đến việc lan tỏa phong cách sống tích cực và bền vững, BAEMIN Việt Nam luôn ưu tiên triển khai các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức và bảo vệ môi trường. Ngày 05/8 vừa qua, ứng dụng BAEMIN đã kết hợp cùng Piktina – nền tảng mua và bán thời trang secondhand thực hiện chương trình “Ngày hội đổi đồ – Dare 2 Rewear” để chia sẻ kiến thức và thúc đẩy hành động thiết thực của nhân viên BAEMIN trong việc bảo vệ môi trường và nâng tầm lối sống xanh.
Pacific Airlines đối diện nguy cơ bị xóa sổ sau hàng chục năm thua lỗ
Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của hãng bay Pacific Airlines sẽ bị hủy bỏ theo quy định của pháp luật nếu không bổ sung thêm vốn để duy trì.
COMA 18 quay lại "vòng" thua lỗ
Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, Công ty CP COMA 18 có doanh thu gần 28 tỷ đồng và lỗ ròng 492 triệu đồng.
Vì đâu Rạng Đông Holding tụt dốc?
Doanh thu không đủ bù đắp chi phí khiến lãi ròng quý II của Công ty CP Rạng Đông Holding giảm 61%, còn hơn 5,5 tỷ đồng.
Công ty CP Khử trùng Việt Nam: Sai phạm về thuế, cổ phiếu bị kiểm soát
Công ty CP Khử trùng Việt Nam vừa bị phạt 67 triệu đồng do hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng. Hiện cổ phiếu VFG cũng đang bị kiểm soát do đơn vị kiểm toán không chấp nhận toàn phần báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021.
Công nghiệp Tân Tạo ITA ghi "nhầm" 1.300 tỷ tạm ứng cho bà Đặng Thị Hoàng Yến
Biến động lớn nhất giữa báo cáo mới và cũ là số tiền cũng như mục đích doanh nghiệp này tạm ứng cho Chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến.
Cửu Long JOC sẽ đạt cột mốc khai thác 400 triệu thùng dầu vào đầu tháng 12
Trong 7 tháng đầu năm nay, Công ty liên doanh điều hành Cửu Long (Cửu Long JOC) đã hoàn thành chiến dịch lắp đặt bơm ngầm, thành công khoan thêm 2 giếng. Dự kiến năm 2022, công ty sẽ nộp ngân sách nhà nước 864 triệu USD.
Chủ tịch Tập đoàn FLC rời HĐQT Chứng khoán BOS
Quyết định từ nhiệm thành viên HĐQT Chứng khoán BOS diễn ra sau khi ông Lê Bá Nguyên mới được bầu làm Chủ tịch Tập đoàn FLC nhiệm kỳ 2021-2026 vào đầu tháng 7 vừa qua.
Chấp thuận cho KienlongBank nâng vốn điều lệ lên 4.231 tỉ đồng
Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho KienlongBank được tăng vốn điều lệ thêm 578,4 tỉ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông hiện hữu.
Doanh nghiệp xuất khẩu phân bón sớm vượt chỉ tiêu lợi nhuận
Việc các doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu khi giá cao đã giúp kết quả kinh doanh 6 tháng của nhiều công ty vượt kế hoạch.