Thứ bảy 10/05/2025 02:07
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Vì sao nên giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng?

27/05/2022 20:10
Chuyên gia kinh tế cho rằng trong bối cảnh giá xăng dầu tiếp tục tăng nóng, quỹ bình ổn đã cạn kiệt, giải pháp khả thi hơn cả để điều tiết giá là giảm thuế, phí.

Theo giới chuyên gia, giá dầu thế giới vẫn còn tiếp tục biến động phức tạp, các kỳ điều hành tới, giá bán lẻ xăng dầu trong nước chịu áp lực tăng giá rất lớn. Trong bối cảnh quỹ bình ổn đã cạn kiệt, giải pháp khả thi hơn cả để điều tiết giá xăng dầu là giảm thuế, phí.

Ảnh minh họa
Giá xăng dầu tăng sẽ tác động mạnh tới tăng trưởng và áp lực lạm phát. (Ảnh minh hoạ).

PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính), cho hay hiện nay mặt hàng xăng dầu đang chịu cùng lúc nhiều sắc thuế. Đã có không ít ý kiến băn khoăn việc áp dụng cả thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu. Trong khi xăng dầu không phải là hàng hóa xa xỉ, đã phải chịu thuế bảo vệ môi trường, lại phải gánh cả thuế tiêu thụ đặc biệt.

“Việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng chắc chắn giúp “hạ nhiệt” giá bán mặt hàng này, giảm áp lực lạm phát, tránh ảnh hưởng quá lớn tới đời sống người dân, doanh nghiệp”, ông Long nhấn mạnh.

Tương tự, PGS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Học viện Tài chính, cũng cho rằng nên cân đối thuế tiêu thụ đặc biệt. Bởi sắc thuế này chỉ nên đánh vào những hàng hóa dịch vụ gây hại, hàng xa xỉ trong khi xăng dầu là hàng hóa thiết yếu. Hơn nữa xăng dầu cũng đang chịu thuế bảo vệ môi trường.

Theo ông Thịnh, việc giảm, miễn các loại thuế tính trên tỉ lệ % giá thành sẽ bảo đảm tính linh hoạt và khả năng tác động tới các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế. Trường hợp nguồn thu từ các loại thuế, phí cố định trên giá xăng dầu bị giảm do các chính sách điều tiết mới, thì sẽ được cân đối một phần bởi nguồn thu từ dầu thô xuất khẩu.

Về phía doanh nghiệp, ông Đỗ Văn Bằng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội, cho rằng thời điểm này nên tạm thời miễn giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu, không để mặt hàng này tiếp tục leo thang.

"Tôi cho rằng trong thời điểm này nên tạm thời bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu. Thực tế giá xăng dầu giảm đồng nào, doanh nghiệp đỡ tốn đồng ấy. Trong bối cảnh vừa lao đao vì dịch, nay xăng dầu liên tục leo thang thì không đỡ nổi. Khi nào doanh nghiệp hồi phục, khi đó sẽ thu bù sau”, ông Bằng nói.

Ảnh minh họa
Doanh nghiệp vận tải hành khách gặp khó khăn do giá xăng dầu tăng cao. (Ảnh minh họa).

Câu chuyện giá xăng dầu cũng được bàn thảo nhiều tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV. Theo Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, vừa qua, giá xăng dầu tăng do xung đột giữa Nga và Ukraine dẫn tới biến động địa chính trị toàn cầu, đứt gãy nguồn cung. Xăng dầu bản chất không phải khan hiếm nhưng do bị đứt gãy cho nên trong một giai đoạn nhất định hàng hoá không chuyển tiếp tới người tiêu dùng. Vì vậy, giá xăng dầu bị đẩy lên cao, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân, và có thể dẫn tới những lo ngại về lạm phát.

Từ 21/5, xăng E5 RON92 tăng thêm 674 đồng/lít, lên mức 29.633 đồng/lít; xăng RON95 tăng 669 đồng/lít lên mức 30.657 đồng/lít. Việc giá xăng ở mức cao nhất trong lịch sử không chỉ tác động làm tăng giá thành sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, mà còn trực tiếp làm tăng CPI, ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người dân.

"Tính bền vững trong tăng trưởng hết sức lưu ý. Khả năng kiểm soát lạm phát dưới mức 4% là khó theo mục tiêu đặt ra. Do vậy chúng ta phải tính tới các kịch bản điều chỉnh các chỉ tiêu trong đó có chỉ tiêu lạm phát", ông Vân nói.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu (Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho rằng, việc giá xăng tăng phi mã như hiện nay sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, do đó, cần những giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu.

"Quan trọng nhất là chi phí đầu vào và vấn đề kiểm soát lạm phát. Hiện nay, dư địa điều hành giá xăng dầu vẫn còn nhưng phải đánh đổi giữa việc giảm thu ngân sách và kiểm soát đà tăng của giá xăng", bà Sửu nói.

Từ đó, bà Sửu nêu quan điểm, cần giảm một số lệ phí cấu thành nên giá xăng dầu. Ví dụ, thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng phải tính toán để giảm, nhưng giảm như thế nào để cân bằng thu chi là vấn đề cần xem xét kỹ lưỡng.

"Để có dư địa giảm với xăng, tôi cho rằng, cần tính toán tăng thu thuế tiêu thụ đặc biệt với một số ngành nghề dịch vụ, du lịch, nhà hàng, khách sạn, hoạt động giải trí, vì những ngành nghề này đã hoạt động trở lại", bà Sửu đề xuất.

Nên để thị trường quyết định giá?

Chuyên gia kinh tế TS Bùi Trinh cho rằng đã đến lúc tính toán thời điểm cụ thể để trả giá xăng dầu về thị trường. Hiện nay giá dầu thế giới biến động tăng từng ngày nhưng việc điều hành giá trong nước lại đang được thực hiện 10 ngày một lần, khiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tiếp tục thua lỗ. Việc chưa để giá xăng dầu do thị trường quyết định cũng khiến việc quản lý thị trường này thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao nhất.

“Nhà nước nên kiểm soát bằng các công cụ như thuế, phí… chứ không nên điều hành giá theo kỳ như hiện nay”, TS Trinh nói và cho biết khi giá xăng được “thả nổi”, tự động thị trường sẽ hình thành nhiều mức giá cao, thấp khác nhau và vận hành trơn tru, ổn định.

Vẫn theo ông Trinh, chúng ta đã có quy định pháp luật về cạnh tranh, về giá… nên không lo việc “thả nổi” giá xăng dầu thì không quản lý được thị trường này. Trái lại, khi thị trường được tự do sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào thị trường.

“Thực tế chứng minh càng có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường, người dân sẽ càng được lựa chọn dịch vụ tốt và giá rẻ nhất. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy hạ giá thành, giá bán lẻ, chứ không phải sẽ rơi vào hỗn loạn hay tăng giá”, ông Trinh nhận xét.

Tuy vậy, chuyên gia cũng cho rằng việc thả nổi xăng dầu khó thực hiện ngay được do thị trường còn nhiều bất cập, nhiều doanh nghiệp có vốn nhà nước vẫn nắm thị phần chi phối.

Trong khi đó, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, cho rằng chúng ta đang hướng đến xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhưng không thể vì vậy mà buông nhiệm vụ bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh quốc gia.

“Việc điều hành giá xăng dầu từng bước tiến đến tự do hóa ở một số khâu, phân khúc thị trường chứ không phải toàn bộ thị trường xăng dầu”, ông Thịnh nêu quan điểm.

Theo Hòa Bình/VTC New

Tin bài khác
Lãi suất ngân hàng 9/5/2025: Bac A Bank tăng mạnh lãi suất huy động

Lãi suất ngân hàng 9/5/2025: Bac A Bank tăng mạnh lãi suất huy động

Lãi suất ngân hàng ngày 9/5/2025, Bac A Bank gây chú ý khi tăng mạnh lãi suất huy động, đặc biệt ở kỳ hạn dài. Các ngân hàng như ABBank, PVcomBank, HDBank cũng áp dụng lãi suất đặc biệt cao.
Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc, một người từng là CEO chứng khoán Nhất Việt

Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc, một người từng là CEO chứng khoán Nhất Việt

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã CK: EIB) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng giữ chức vụ Phó tổng giám đốc, có hiệu lực từ ngày 8/5/2025.
Lãi suất chỉ từ 3%/năm, HDBank kích hoạt 2 gói vay quy mô 35.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc và chuyển đổi số

Lãi suất chỉ từ 3%/năm, HDBank kích hoạt 2 gói vay quy mô 35.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc và chuyển đổi số

Nắm bắt thời điểm vàng trong mùa cao điểm sản xuất kinh doanh giữa năm, đồng thời thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số – hai động lực tăng trưởng chiến lược giai đoạn 2025–2030, HDBank tiên phong triển khai hai gói tín dụng quy mô lên đến 35.000 tỷ đồng.
Ngân hàng Việt phân hóa mạnh: Ai tăng tốc, ai hụt hơi quý I/2025?

Ngân hàng Việt phân hóa mạnh: Ai tăng tốc, ai hụt hơi quý I/2025?

Quý I/2025 chứng kiến sự phân hóa rõ rệt trong tăng trưởng tài sản và tiền gửi giữa các ngân hàng, phản ánh chiến lược kinh doanh và khả năng hút vốn khác nhau.
MBS dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại

MBS dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại

Công ty Chứng khoán MBS vừa dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại cùng cái nhìn toàn diện về diễn biến thị trường tài chính – tiền tệ trong những tháng đầu năm và triển vọng những quý còn lại.
Đề xuất mở rộng phạm vi cấp tín dụng với khách hàng có nợ xấu bán cho VAMC

Đề xuất mở rộng phạm vi cấp tín dụng với khách hàng có nợ xấu bán cho VAMC

Một trong những nội dung đáng chú ý ngân hàng Nhà nước đề xuất là việc mở rộng phạm vi cấp tín dụng đối với các khách hàng đã từng có nợ xấu được bán cho VAMC.
Lãi suất ngân hàng ngày 8/5/2025: Điều chỉnh giảm các kỳ ngắn hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 8/5/2025: Điều chỉnh giảm các kỳ ngắn hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 8/5/2025 tiếp tục biến động trái chiều giữa các ngân hàng. Trong khi MB và Eximbank giảm kỳ hạn ngắn, nhiều ngân hàng khác vẫn duy trì mức lãi suất cao kỳ hạn dài.
Trái phiếu Chính phủ tháng 4/2025: Huy động thành công 42.427 tỷ đồng trên thị trường sơ cấp

Trái phiếu Chính phủ tháng 4/2025: Huy động thành công 42.427 tỷ đồng trên thị trường sơ cấp

Để đáp ứng nhu cầu vốn của ngân sách trung ương trong năm 2025, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã chủ động triển khai kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) ngay từ đầu năm, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô.
Lãi suất ngân hàng ngày 7/5/2025: Nhiều biến động trái chiều

Lãi suất ngân hàng ngày 7/5/2025: Nhiều biến động trái chiều

Lãi suất ngân hàng ngày 7/5/2025, nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh theo hướng trái chiều. Eximbank giảm lãi ở kỳ hạn ngắn, nhưng tăng ở kỳ hạn dài.
BIDV triển khai định danh điện tử dành cho khách hàng tổ chức

BIDV triển khai định danh điện tử dành cho khách hàng tổ chức

Ngày 5/5/2025, BIDV chính thức ra mắt hệ thống định danh điện tử (eKYC) dành cho khách hàng tổ chức. Với giải pháp này, khách hàng tổ chức có thể thực hiện toàn bộ quy trình mở tài khoản và đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV bằng phương thức trực tuyến.
Gia đình nữ đại gia âm thầm gom cổ phiếu ngân hàng ACB là ai?

Gia đình nữ đại gia âm thầm gom cổ phiếu ngân hàng ACB là ai?

Gia đình bà Ngô Thu Thúy bất ngờ nâng sở hữu tại ngân hàng ACB, giữa lúc thị trường tài chính biến động, làm dấy lên nghi vấn: Đơn thuần đầu tư tài sản hay bước đi chiến lược đầy toan tính?
Lãi suất ngân hàng ngày 6/5/2025: Techcombank điều chỉnh tăng lãi suất

Lãi suất ngân hàng ngày 6/5/2025: Techcombank điều chỉnh tăng lãi suất

Lãi suất ngân hàng ngày 6/5/2025, ghi nhận Techcombank tăng lãi suất huy động tại tất cả các kỳ hạn, đánh dấu sự điều chỉnh sau khi giảm lãi suất vào cuối tháng 4.
Nhiều ngân hàng sẽ bị thu hẹp biên lãi ròng vì thương chiến

Nhiều ngân hàng sẽ bị thu hẹp biên lãi ròng vì thương chiến

Các ngân hàng Việt đang chuẩn bị cho một năm 2025 đầy thách thức, với những bất ổn gia tăng từ yếu tố bên ngoài (rủi ro gián đoạn thương mại) và áp lực nội tại từ việc biên lãi ròng (NIM) bị thu hẹp.
Trao đổi mô hình thành công phát triển thương hiệu tài chính-ngân hàng

Trao đổi mô hình thành công phát triển thương hiệu tài chính-ngân hàng

Diễn đàn “Đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới và gợi ý với hệ thống ngân hàng” diễn ra sáng ngày 5/5 là dịp để cùng trao đổi, học hỏi những mô hình thành công trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu ngành tài chính-ngân hàng.
Lãi suất ngân hàng ngày 5/5/2025: Agribank vượt trội, ABBank lập kỷ lục

Lãi suất ngân hàng ngày 5/5/2025: Agribank vượt trội, ABBank lập kỷ lục

Lãi suất tiết kiệm tiếp tục biến động mạnh, với Agribank dẫn đầu nhóm Big4 ở nhiều kỳ hạn, trong khi ABBank gây chú ý với mức lãi suất đặc biệt lên tới 9,65%/năm cho khoản tiền gửi lớn.