Đối với những ai đam mê nhiếp ảnh thì du lịch Sapa đúng là thiên đường, bởi vẻ đẹp tự nhiên của những cậu bé, cô bé, những người phụ nữ dân tộc. Họ vất vả, đen nhẻm, trang phục cũng không cầu kì, hơi lôi thôi nhưng lại quá đỗi tự tin và chân thực. Vẻ đẹp của họ như thấm nhuần vào tâm hồn những người làm nghệ thuật để rồi tạo ra bức ảnh chưa hề qua chỉnh sửa nhưng được đánh giá rất cao trong làng nhiếp ảnh. Đôi mắt biết nói, nụ cười biết cảm, đôi tay khô ráp đầy màu nhuộm vải cũng là những điểm nhấn khó phai trong bức ảnh chân dung những dân tộc thiểu số.
Đối với những ai đam mê nhiếp ảnh thì du lịch Sapa đúng là thiên đường, bởi vẻ đẹp tự nhiên của những cậu bé, cô bé, những người phụ nữ dân tộc. Họ vất vả, đen nhẻm, trang phục cũng không cầu kì, hơi lôi thôi nhưng lại quá đỗi tự tin và chân thực. Vẻ đẹp của họ như thấm nhuần vào tâm hồn những người làm nghệ thuật để rồi tạo ra bức ảnh chưa hề qua chỉnh sửa nhưng được đánh giá rất cao trong làng nhiếp ảnh. Đôi mắt biết nói, nụ cười biết cảm, đôi tay khô ráp đầy màu nhuộm vải cũng là những điểm nhấn khó phai trong bức ảnh chân dung những dân tộc thiểu số.
Cách tạo ra trang phục áo của phụ nữ người H’mông khá đặc biệt, vải áo được lăn ép bằng sáp ong nên màu áo có ánh bạc. Phụ nữ H’mông không mặc váy mà mặc quần ngắn ngang đầu gối và cuốn xà cạp quanh bắp chân bằng băng vải hẹp.
Người H’mông sinh sống tại Sapa chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp và thủ công. Nông sản của người H’mông là ngô, lúa nương, khoai, mạch ba góc, ý dĩ, vừng, các loại rau củ...Ngoài ra người H’mông còn trông thuốc và các loại cây ăn quả nổi tiếng ở Sapa như táo, đào, mận...
Địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng của Sapa hiện nay đó là bản Cát Cát là nơi sinh sống chủ yếu của người H’mông. Đây là ngôi làng có lịch sử lâu đời vẫn còn lưu giữ những nghề thủ công truyền thống của dân tộc H’mông đó là: trồng bông dệt vải và chế tác trang sức truyền thống. Đến đây bạn sẽ được tìm hiểu và quan sát về cuộc sống sinh hoạt của người H’mông, tận mắt trông thấy cách người H’mông tạo ra những bộ trang phục truyền thống và thưởng thức những món ăn đặc sản của Tây Bắc như thắng cố, rượu ngô, đậu xị...
Gầu Tào là lễ hội nổi tiếng nhất của người H’Mông, đây là cơ hội để người H’mông có khoảng thời gian nghỉ ngơi sau khoảng thời gian dài lao động vất vả, cất tiếng hát những bài dân ca. Những bài dân ca được thể hiện thông qua câu hát và giãi bày qua nhạc cụ dân tộc truyền thống của người H’mông như sáo, khèn, kèn và đàn môi.
Người Dao Đỏ ở Sapa có số lượng người chỉ sau người H’mông. Nơi tập trung đông đúc người Dao Đỏ nhất tại Sapa đó là bản Tả Phìn. Bản làng này còn gìn giữ những nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán truyền thống của người Dao Đỏ nên cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách du lịch đến đây tham quan, tìm hiểu tròn chuyến du lịch Sapa của mình.
Ngay từ nhỏ các cô gái người Dao đã được mẹ dạy cho cách thêu thùa, ăn mặc cho đẹp và học cách duyên dáng. Từ những chi tiết nhỏ đến cách nhuộm lại tấm áo chàm sao cho mới đều được các bà, các mẹ truyền dạy ăn sâu vào tiềm thức. Bộ trang phục hoàn chỉnh bao gồm: áo, yếm, xà cạp, khăn vấn đầu,... cùng các loại trang sức vàng bạc. Cổ áo của người phụ nữ Dao khá đơn giản, chỉ là những ô vuông thuê trắng xếp sát nhau, đính một miếng vải hình tam giác làm cổ yếm. Xà cạp có hình hoa văn móc câu hay răng cưa hình chim... thêu bằng chỉ đỏ, vàng, trắng tăng thêm phần nổi bật.
Người Dao Đỏ thường chọn những thung lũng hoặc lưng chừng núi là nơi dựng nhà sinh sống của dân tộc mình. Chọn vị trí thấp hơn để dựng nhà với mục đích trồng trọt lúa ngô cây ăn quả một cách dễ dàng và tiện hơn cho bà con. Nhà của người Dao Đỏ thường được xây bằng đất có 3 hoặc năm gian với 2 gian bếp, một để sưởi ấm cho các thành viên trong gia đình vào mùa đông lạnh giá, một để nấu ăn. Người Dao đỏ thường có thói quen dự trữ đồ ăn khô tại căn bếp của mình để dụng khi cần và tránh những khoảng thời gian khó khăn.
Lễ cấp sắc là lễ hội điển hình và đặc trưng nhất, mang ý nghĩa quan trọng nhất đối với người Dao Đỏ. Lễ cấp sắc được tổ chức với mục đích công nhận là con cháu của “Bàn Vương”- tổ tiên của người Dao Đỏ. Người con trai Dao Đỏ phải trải qua lễ cấp sắc từ 3 ngọn đèn trở lên mới được công nhận là con cháu của người Dao Đỏ (thường có bậc 3 đèn, 7 đèn, 12 đèn). Đây là lễ hội mang tính giáo dục con cháu rất cao của người Dao Đỏ, mong muốn con cháu luôn nhớ về nguồn cội của mình và của tổ tiên dân tộc. Muốn tham gia lễ lội này của người Dao Đỏ du khách có thể đến Sapa vào những dịp cuối năm tháng 11 hoặc tháng 12 hàng năm- khoảng thời gian nhàn rỗi của đồng bào Dao Đỏ.
Hai chữ “chợ Tình” đã đi vào ấn tượng hình ảnh của du lịch Sapa cũng như tâm trí của khách du lịch khi đến đây. Mỗi tuần, từ đêm thứ 7 các nam thanh nữ tú ở các vùng thường đến Sapa để qua đêm gặp gỡ và giao lưu tình cảm. Chợ tình thường có các trò chơi được tổ chức như kéo co, thổi kèn lá, hát giao duyên,... Nhờ những hoạt động này, nhiều đôi trai gái trở nên thân thiết và hẹn hò nhau trong những phiên chợ sau. Không ít những đôi trai gái nên duyên vợ chồng từ đó người ta gọi đó là những phiên “chợ Tình”.
Nếu gọi là chợ thì ở đó phải có mua có bán có sản phẩm. Tuy nhiên, tình không ai bán cũng chẳng ai mua, vậy nên không thể gọi là chợ. Chính điều đó, nên cũng chưa có ai giải thích được cụ thể của định nghĩa này. Con người lấy chợ làm nơi hẹn hò, giao lưu nên được hiểu nôm na là nơi trao gửi tình cảm, được thể hiện những cử chỉ yêu đương theo phong tục.
Trước phiên chợ, về đêm Sapa rất vui bởi tiếng reo mừng theo từng bước chân, từ những chùm lục lạc đồng xinh xắn đính trên những chiếc khăn choàng đầu. Đối tượng của những người phụ nữ tại đây là các chàng trai người Dao trong trang phục áo Chàm, tay đeo đồng hồ và vai khoác chiếc đài Cát – xét. Du khách rất có thể bắt gặp tại một góc nhỏ, dăm bảy chàng trai xúm quanh một cô gái, họ đưa những chiếc máy Cát – xét vào gần cô gái để lắng nghe những khúc hát tỏ tình bằng tiếng dân tộc. Nét mặt xấu hổ cúi đầu, ngại ngùng mà giấu mặt vào đôi bàn tay búp măng nhỏ nhắn làm nên sự dễ thương cho không chỉ con người mà còn là phiên chợ hấp dẫn này.
Các dân tộc thiểu số ở Việt nam nói chung và Sapa nói riêng hầu hết đều có tiếng nói riêng, ngôn ngữ riêng. Tuy nhiên, khi sự phát triển kinh tế ngày càng lan rộng thì yêu cầu và đòi hỏi người dân ở khắp các tỉnh thành từ miền xuôi đến miền ngược đều phải biết nói và viết tiếng phổ thông. Vì vậy, khi du lịch Sapa bạn cũng phải quá lo lắng về sự cách biệt ngôn ngữ.
Hơn thế nữa, biết đâu bạn còn phải nể vốn tiếng anh và khả năng nói ngoại ngữ của người dân bản ngữ. Những đứa trẻ loắt choắt, đen nhẻm bé nhỏ hơn cả độ tuổi thật của chúng, có khả năng giao tiếp khá thành thạo với khách Tây. Quả là một điều kì diệu phải không nào? Thật không hổ danh là một “thị trấn du lịch”.