Úc – Trung và cuộc chiến khai thác quặng sắt

10:28 06/06/2021

Một số ý kiến cho rằng lượng quặng sắt dồi dào của Úc có thể “trói chặt” Trung Quốc nhưng mặt khác “đất nước tỉ dân” không cần nhập khẩu quặng sắt từ “xứ sở chuột túi” mà thậm chí còn có khả năng bóp nghẹt huyết mạch nền kinh tế Úc.

Quặng sắt là "át chủ bài" hay "điểm mù" của Úc?

Là một quốc gia xuất khẩu tài nguyên, Úc đứng đầu thế giới về trữ lượng và sản lượng quặng sắt. Trung Quốc là nhà nhập khẩu quặng sắt lớn nhất của nước này, chiếm 87% lượng quặng sắt xuất khẩu với tổng giá trị giao dịch gần 500 tỷ NDT. Kết quả là, Trung Quốc đã trở thành nguồn thặng dư thương mại lớn nhất của Úc.

Theo thống kê từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, sản lượng quặng sắt trong nước của Úc đạt 930 triệu tấn vào năm 2019, chỉ thấp hơn tổng sản lượng của ba quốc gia sản xuất quặng sắt khác là Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ. Trong 60 năm phát triển không ngừng, Úc hiện đã có một loạt mô hình hoạt động hoàn chỉnh để khai thác quặng sắt. Ở một mức độ nhất định, ngành công nghiệp khai thác của Úc đứng đầu thế giới và công suất khai thác quặng sắt của nước này thuộc hàng tốt nhất toàn cầu. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Kể từ đầu thế kỷ 21, với tốc độ tăng trưởng liên tục, nhu cầu thép của Trung Quốc không ngừng tăng cao, trực tiếp dẫn đến nhu cầu về quặng sắt làm nguyên liệu thô tăng vọt. Bên cạnh số lượng tài nguyên trong nước có hạn, chất lượng và giá thành không cạnh tranh, Trung Quốc chỉ có một lựa chọn nhập khẩu nguyên vật liệu và Úc trở thành ứng cử viên sáng giá về mọi mặt. Nhìn chung, với sản lượng cao, chất lượng tốt và khả năng cạnh tranh vượt trội, trước mắt có thể nói rằng quặng sắt là “át chủ bài” của nền kinh tế Úc.

Điểm mù

Câu hỏi đặt ra tại sao có ý kiến cho rằng xuất khẩu quặng sắt là điểm mù của Úc. Trước hết, sự phát triển của một quốc gia không thể tách rời sự hợp tác của nông nghiệp và công nghiệp và sẽ không đạt được trạng thái thịnh vượng nếu chỉ hỗ trợ một khía cạnh. Trên thực tế, tuy rằng sản lượng công nghiệp quặng sắt của Úc vẫn đang tăng lên nhưng phát triển nông nghiệp nước này hiện đang chịu sự gò bò. Có hai lý do chính dẫn đến tình trạng mất cân bằng, bao gồm môi trường địa lý và dân số.

Nằm ở Nam bán cầu, Úc có sự phân chia theo mùa rõ rệt so với Bắc bán cầu. Mùa Đông từ tháng Sáu đến tháng Tám và mùa Hè từ tháng Mười hai đến tháng Hai. Chênh lệch nhiệt độ Bắc - Nam tương đối lớn và lượng mưa tương đối nhỏ, 3/4 diện tích đất nước vẫn có lượng mưa dưới 500 mm, và gần 4/10 diện tích thậm chí không đạt 250 mm. Chỉ khoảng ba phần mười diện tích cả nước đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp, nhưng ba phần mười này không được sử dụng cho phát triển nông nghiệp, điều này làm hạn chế rất nhiều quy mô phát triển nông nghiệp về mặt địa lý. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Thứ hai là dân số. Là quốc gia duy nhất gần như độc chiếm một lục địa duy nhất, diện tích đất của Australia đứng thứ sáu trên thế giới, đạt 7,69 triệu km vuông, chỉ nhỏ hơn một chút so với 9,6 triệu km vuông của Trung Quốc. Dân số dưới 25 triệu người, tương đương với dân số của một thành phố ở Thượng Hải. Các quần thể không tập trung lại với nhau mà nằm rải rác trên khắp đất nước. Việc thiếu dân cư và đất đai rộng lớn đã khiến Úc bị cản trở rất nhiều trong việc phát triển và mở rộng nền nông nghiệp của đất nước.

Bên cạnh đó, lo lắng về sự trỗi dậy của các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương" của Úc cho thấy sự cạnh tranh mạnh mẽ về kinh tế trên trường quốc tế. Tháng 10 năm ngoái, thặng dư thương mại hàng hóa của Úc với Trung Quốc đã giảm từ 4,7 tỉ đô la Úc ban đầu xuống còn 1,9 tỉ đô la Úc. Đồng thời, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 10%, tương đương 12 nghìn tỷ đô la Úc. Trong trường hợp tổng kim ngạch xuất khẩu giảm, sản lượng tài nguyên quặng sắt trong nước phải thặng dư. Mặc dù Trung Quốc sẽ giảm nhập khẩu tài nguyên quặng sắt của Úc ở một mức độ nhất định nhưng không loại trừ khả năng chuyển đổi quốc gia cung cấp sang Ấn Độ và Brazil. Nếu một ngày nào đó Trung Quốc tìm ra một nhà cung cấp có thể thay thế hoàn toàn, nền kinh tế của Úc vẫn mất cân bằng thì cuối cùng "át chủ bài" sẽ trở nên vô dụng.

TL