![]() |
Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 22/4: Đồng Yên tăng giá mạnh, USD mất đà do áp lực chính trị |
Theo khảo sát của phóng viên Tạp chi doanh nghiệp và Hội nhập sáng nay thứ Ba (22/4) lúc 9h00, tỷ giá Yên Nhật được các ngân hàng niêm yết với mức mua vào và bán ra có sự chênh lệch đáng kể:
- Tại ngân hàng Eximbank hôm nay là đơn vị niêm yết tỷ giá mua vào cao nhất, đạt 180,73 VND/JPY, trong khi Techcombank ghi nhận mức thấp nhất với 176,97 VND/JPY.
- Ở chiều bán ra, hôm nay ghi nhận ngân hàng NCB có mức giá cao nhất 188,76 VND/JPY, trong khi Eximbank là đơn vị niêm yết thấp nhất với 186,97 VND/JPY.
- Tại ngân hàng Eximbank niêm yết tỷ giá ở mức 180,73 VND/JPY (mua vào) và 186,97 VND/JPY (bán ra).
- Tại ngân hàng BIDV niêm yết tỷ giá ở mức 180,11 VND/JPY (mua vào) và 188,49 VND/JPY (bán ra).
- Tại ngân hàng Sacombank niêm yết tỷ giá ở mức 180,49 VND/JPY (mua vào) và 187,51 VND/JPY (bán ra).
- Tại ngân hàng HSBC niêm yết tỷ giá ở mức 179,41 VND/JPY (mua vào) và 187,33 VND/JPY (bán ra).
- Tại ngân hàng VietinBank công bố tỷ giá 180,53 VND/JPY (mua vào) và 188,53 VND/JPY (bán ra).
- Một số ngân hàng khác như Agribank, NCB, Techcombank cũng điều chỉnh tỷ giá theo xu hướng biến động của thị trường.
Ngân hàng | Mua | Bán |
Agribank | 179,29 | 187,57 |
BIDV | 180,11 | 188,49 |
Eximbank | 180,73 | 186,97 |
HSBC | 179,41 | 187,33 |
NCB | 178,40 | 188,76 |
Sacombank | 180,49 | 187,51 |
Vietcombank | 177,11 | 188,36 |
VietinBank | 180,53 | 188,53 |
Techcombank | 176,97 | 187,37 |
Tỷ giá chợ đen (VND/JPY) | 183,74 | 184,94 |
Tại thị trường chợ đen, tỷ giá JPY/VND được giao dịch ở mức 183,74 VND/JPY (mua vào) và 184,94 VND/JPY (bán ra).
Tại Hà Nội, phố đổi ngoại tệ Hà Trung tiếp tục là điểm giao dịch sôi động, nơi cung cấp nhiều loại ngoại tệ phổ biến như USD, Euro, JPY, Won,… Trong đó, tỷ giá Yên Nhật tại các cửa hàng lớn như Quốc Trinh Hà Trung được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, việc trao đổi ngoại tệ tại các cơ sở này cần tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.
Trong phiên giao dịch ngày 15/4 tại thị trường Mỹ, tỷ giá USD/JPY tiếp tục suy yếu, giảm mạnh xuống gần mốc 140,50 mức thấp nhất kể từ giữa năm 2023. Động lực chính đến từ làn sóng bán tháo đồng bạc xanh sau khi chỉ số Dollar Index rơi xuống gần mốc 98 điểm, vùng đáy ba năm qua.
Sự mất giá của đồng USD diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell vì không chịu hạ lãi suất, đồng thời úp mở khả năng sa thải ông. Phát ngôn gây tranh cãi này làm dấy lên quan ngại về khả năng can thiệp chính trị vào hoạt động của Fed, yếu tố vốn được xem là nền tảng duy trì uy tín của đồng USD trên thị trường tài chính toàn cầu.
Trong khi đó, đồng Yên Nhật, một trong những kênh trú ẩn an toàn truyền thống đã ghi nhận lực mua mạnh trở lại. Việc Tổng thống Trump tạm hoãn áp thuế “có đi có lại” trong 90 ngày với một số đối tác thương mại không đủ xoa dịu tâm lý nhà đầu tư, trong bối cảnh bất ổn địa chính trị và rủi ro suy thoái toàn cầu vẫn hiện hữu.
Ngoài ra, lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật kỳ hạn 10 năm tăng mạnh từ 1,05% lên 1,35% chỉ trong vài tuần qua cũng là yếu tố hỗ trợ đồng Yên. Giới phân tích cho rằng đà tăng này phản ánh kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ duy trì lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ, nhờ tín hiệu tích cực từ tăng trưởng lương và lạm phát nội địa.
Trong hai tuần trở lại đây, đồng Yên, cùng với Euro và franc Thụy Sĩ, đã tăng từ 5% đến 8% so với đồng USD. Giới đầu tư tiếp tục xem đồng Yên là một tài sản trú ẩn hấp dẫn, nhất là khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể sẽ sớm bước vào chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ do áp lực tăng trưởng chậm lại.
Chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật đang dần thu hẹp, khiến các chiến lược "carry trade" - vay Yên để đầu tư vào tài sản có lãi suất cao hơn kém hấp dẫn. Nếu xu hướng này tiếp diễn, đồng Yên nhiều khả năng sẽ giữ được đà phục hồi trong trung và dài hạn.
Dự kiến, vấn đề tỷ giá sẽ được đưa ra bàn thảo trong cuộc gặp giữa các Bộ trưởng Tài chính Nhật – Mỹ tại G20 diễn ra từ ngày 22/4 tới. Mốc 140 Yên đổi 1 USD đang được thị trường theo dõi sát sao. Trong trường hợp Mỹ gây áp lực yêu cầu Nhật điều chỉnh tỷ giá, tỷ lệ quy đổi có thể tiếp tục giảm về vùng 130.
Tuy nhiên, với nền tảng kinh tế ổn định, chính trị vững chắc và hệ thống tài chính thanh khoản cao, đồng Yên được đánh giá là một trong những đồng tiền có khả năng phòng vệ rủi ro tốt nhất trong giai đoạn thị trường toàn cầu nhiều biến động.