Trung Quốc tước "ngôi vương" của Mỹ để trở thành nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới
- Cơ hội giao thương
- 09:29 26/01/2021
DNHN - Theo báo cáo công bố ngày 24/1 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển, FDI đổ về Trung Quốc đã tăng 4% trong năm 2020 lên mức 163 tỉ USD. Trong khi đó, Mỹ chỉ thu hút được 139 tỉ USD từ khối FDI, giảm gần 49% so với năm 2019.
Trong báo cáo được công bố tại Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) ngày 24/1, năm 2019, Mỹ đã nhận được 251 tỷ USD vốn FDI, trong khi Trung Quốc chỉ nhận được 140 tỷ USD.
Tuy nhiên, tình hình đã xoay chiều trong năm 2020, khi nền kinh tế Trung Quốc tăng tốc trong quý IV/2020 và tăng trưởng vượt kỳ vọng trong cả năm khi nước này khép lại một giai đoạn khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19. Kinh tế Trung Quốc vẫn sẵn sàng tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2021, ngay cả khi đại dịch toàn cầu này vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm
Theo báo cáo công bố ngày 24/1 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), FDI đổ về Trung Quốc đã tăng 4% trong năm 2020 lên mức 163 tỉ USD. Trong khi đó, Mỹ chỉ thu hút được 139 tỉ USD từ khối FDI, giảm gần 49% so với năm 2019.
Việc thu hút đầu tư khởi sắc cho thấy Trung Quốc đang tiến tới vị trí trung tâm của nền kinh tế toàn cầu vốn do Mỹ thống trị từ lâu. Sự dịch chuyển này càng tăng tốc trong thời kỳ đại dịch khi Trung Quốc củng cố vị thế là công xưởng của thế giới và mở rộng thị phần thương mại toàn cầu.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm những hoạt động như các công ty nước ngoài xây dựng nhà máy mới hoặc mở rộng hoạt động hiện có ở một quốc gia hoặc mua lại các công ty địa phương nơi đó.
Lý giải về điều này, đài CNN cho biết, trong bối cảnh kinh tế nhiều nước đều suy thoái, việc Trung Quốc vẫn tăng trưởng 2,3% đã biến quốc gia này thành một điểm đầu tư hấp dẫn.
Một nguyên nhân khác là do chính quyền Bắc Kinh đã kiểm soát tốt dịch COVID-19, cũng như đổ hàng trăm tỉ USD vào các cơ sở hạ tầng lớn để giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, lý do này có phần không đúng khi áp vào Ấn Độ, nước đông dân thứ hai thế giới. Đầu tư của các công ty nước ngoài vào Ấn Độ cũng vọt lên 57 tỉ USD trong năm ngoái, tăng 13% so với năm trước. Có được điều này phần lớn là nhờ chiến lược "Make in India" được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát động trước đại dịch.
Trung Quốc và Ấn Độ là hai trong số các điểm sáng hiếm hoi trong báo cáo của UNCTAD. Dưới tác động của COVID-19, bức tranh chung về FDI trong năm 2020 rất ảm đạm. Đầu tư trực tiếp của các công ty nước ngoài vào Anh và Ý, hai vùng dịch lớn ở châu Âu, đã giảm hơn 100%.
FDI vào Nga giảm tới 96%, Đức giảm 61%, Brazil giảm tới 50%. Úc, Pháp, Canada và Indonesia, những nước nằm trong tốp hút FDI năm 2019, chứng kiến sự sụt giảm ở mức hai con số.
Nhìn chung, FDI toàn cầu đã giảm 42% vào năm 2020, ước đạt 859 tỷ USD, từ mức 1.500 tỷ USD của năm 2019. UNCTAD cho biết, mức FDI năm 2020 thấp hơn 30% so với mức thấp kỷ lục ghi nhận vào cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Đáng chú ý, dòng vốn FDI đổ vào khu vực Mỹ Latinh và Caribê giảm 37% , tại châu Phi giảm 18% và ở châu Á giảm 3%.
Khu vực Đông Á chiếm 1/3 tổng vốn FDI toàn cầu năm 2020, trong khi dòng vốn FDI đổ vào các nước phát triển giảm 69%.
"Tác động của đại dịch sẽ còn kéo dài", ông James Zhan - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu đầu tư của UNCTAD cảnh báo. "Các nhà đầu tư sẽ trở nên thận trọng hơn trong việc đổ tiền đầu tư vào các dự án mới ở nước ngoài".
Tin liên quan
#kinh tế toàn cầu

Dự báo về dịch Covid-19 và bức tranh kinh tế toàn cầu trong năm 2021
Trái với kỳ vọng về năm 2021 tươi sáng hơn, dự báo của các định chế tài chính ngay trong tuần đầu tiên của năm nay cho thấy bức tranh kinh tế toàn cầu vẫn ảm đạm.

Dự báo về triển vọng kinh tế, tài chính và tiền tệ thế giới trong năm 2021
Năm 2020 là một năm ảm đảm đối với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, ở vào thời điểm chuyển giao năm cũ và năm mới này có thể nhận diện được một số cơ sở giúp cho có thể lạc quan hơn về triển vọng kinh tế trong năm tới.

Bộ trưởng Tài chính Hungary: Suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2020 nghiêm trọng hơn so với năm 2008
Bộ trưởng Tài chính Mihály Varga, đã phát biểu trong một đoạn video trên YouTube vào ngày 14/12, về việc quản lý nợ công của Hungary là ổn định.

Nhìn lại năm 2020: Liệu chúng ta sẽ đi về đâu
Thời điểm cuối năm chính là lúc chúng ta nhìn lại những gì mình đã làm được trong 12 tháng vừa qua. Nhìn lại năm 2020, gần như những gì đọng lại là quá nhiều biến cố, từ sức khỏe con người đến nền kinh tế toàn cầu. Trong năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tước đi sinh mạng của hơn 1,5 triệu người, và gây ra hơn 66 triệu ca mắc bệnh.

Nhu cầu hàng hóa thúc đẩy đà phục hồi kinh tế toàn cầu
Lĩnh vực hàng hóa đang thúc đẩy đà phục hồi kinh tế toàn cầu giữa lúc người tiêu dùng trên thế giới hạn chế chi tiêu cho các dịch vụ như du lịch, ăn uống nhà hàng và giải trí do nỗi sợ dịch bệnh Covid-19.

Mở ra con đường mới cho thương mại điện tử xuyên biên giới
Thương mại điện tử xuyên biên giới đang trở thành nhân tố cốt lõi và là xu thế tất yếu của kinh tế toàn cầu.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Bảo Yên - Lào Cai: Dự án kè Bảo Hà phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ
Dù thời tiết, dịch bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ nhưng Dự án kè bảo vệ cư dân khu vực đền Bảo Hà (huyện Bảo Yên) đang được tập trung phương tiện, nhân lực để hoàn thiện các hạng mục dự án, phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ đề ra.
Đại dịch khiến các doanh nghiệp lữ hành của Hàn Quốc sụt giảm doanh thu
Đối với 17.664 công ty lữ hành tại Hàn Quốc cho thấy, doanh thu năm 2020 đã giảm tới 83,7% xuống còn 206.000 tỷ won.
Những quốc gia yêu cầu Google và Facebook trả tiền cho các hãng tin tức
Nếu các nhà lập pháp Úc có thể cân bằng lại mối quan hệ giữa các nền tảng công nghệ mới với những hình thức truyền thông cũ thì có thể sẽ đặt nền móng và tạo tiền lệ cho nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Israel mở cửa lại nền kinh tế sau khi gần 1 nửa dân số tiêm vắc-xin phòng chống COVID-19
Theo tờ Der Spiegel, kết quả mới nhất trong một loạt dữ liệu tích cực về Israel, quốc gia đã tiêm vaccine COVID-19 theo đầu người nhiều hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Gần một nửa dân số Israel đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine.
Ngành nhà hàng Mỹ ứng phó với “bình thường mới” sau COVID 19.
Bài viết dưới đây mô tả ảnh hưởng của COVID 19 đối với ngành nhà hàng nước Mỹ và đưa ra dự đoán viễn cảnh phục hồi trong tương lai.
Nền kinh tế Trung Quốc tỏa sáng với tốc độ phục hồi nhanh chóng hậu Covid-19
Nền kinh tế Trung Quốc đang dần hồi phục. Đây là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới có mức tăng trưởng dương vào năm 2020, ở mức 2,3%. Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6,5% trong quý cuối cùng, đất nước đã trở lại quỹ đạo như trước Covid-19.
Doanh số bán hàng trên thương mại điện tử ở thị trường Trung Quốc vượt xa so với bán lẻ truyền thống
Theo công ty nghiên cứu eMarketer, khoảng 52,1% tổng doanh số bán lẻ của Trung Quốc dự kiến đến từ các giao dịch thương mại điện tử trong năm nay.
G7 nhóm họp, chú trọng kế hoạch phục hồi nền kinh tế hậu COVID-19
Cuộc họp của lãnh đạo G7, nhóm các quốc gia kiểm soát gần một nửa nền kinh tế thế giới, được tổ chức theo hình thức trực tuyến với lời kêu gọi về một kế hoạch tái thiết nền kinh tế toàn cầu vốn chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19.
EU cứng rắn trong đàm phán thương mại là do đâu?
Ủy ban châu Âu tin rằng đã đến lúc đẩy mạnh thương mại trên toàn thế giới hơn nữa nhưng theo một cách cứng rắn hơn trong tương lai.
Điều gì nằm ở mối quan hệ giữa Google, Facebook và báo chí tại các quốc gia?
Trong hai thập kỷ vừa qua, các hãng tin tức toàn cầu phàn nàn rằng các công ty internet đang làm giàu bằng chi phí của họ, bán quảng cáo liên quan đến bài báo của họ mà không chia sẻ doanh thu.