Chủ nhật 11/05/2025 20:55
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Toyota nỗ lực phát triển công nghệ xe điện tại Trung Quốc

02/08/2023 20:13
CEO mới của Toyota là ông Koji Sato từng thừa nhận hãng cần hành động khẩn cấp nếu muốn theo kịp thị trường xe điện đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Trước đây, thị trường Trung Quốc được coi là nơi mang lại tiềm năng tăng trưởng gần như không giới hạn cho các nhà sản xuất ô tô nước ngoài. Tuy nhiên, thị trường tỉ dân nay đã có sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng xe nội địa.

Người dân Trung Quốc đang chuyển sang sử dụng xe điện của các thương hiệu nội địa ngày càng nhiều, trong khi các hãng xe Nhật Bản vẫn đang khá chậm trong việc điện hóa các dòng xe.

Để đuổi kịp các doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc, Toyota cho biết sẽ tăng cường phát triển công nghệ xe điện tại Trung Quốc.

Trong phát biểu hồi tháng 4, CEO mới của Toyota là ông Koji Sato thừa nhận hãng cần hành động khẩn cấp nếu muốn theo kịp thị trường xe điện đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc.

Toyota sẽ tăng cường nỗ lực sản xuất xe thuần điện với cơ cấu và chiến lược kinh doanh mới, trong đó có việc phát triển nhiều linh kiện ngay tại thị trường Trung Quốc nhằm giảm chi phí sản xuất và trở nên cạnh tranh hơn.

Mới đây, Toyota đã công bố kế hoạch phát triển công nghệ và phần mềm tại Trung Quốc, sản xuất “các phương tiện điện khí hóa có khả năng cạnh tranh” với xe điện địa phương đang chiếm lĩnh thị trường. Trang Electrek, dẫn thông cáo báo chí trên trang web Toyota Trung Quốc cho biết.

Theo Electrek, Toyota đã đưa ra các kế hoạch mới, tăng tốc thiết kế và phát triển buồng lái thông minh tại địa phương để nâng cao trải nghiệm lái xe, thiết kế nội thất hiện đại và tích hợp Trí tuệ Nhân tạo (AI), niềm đam mê mà người tiêu dùng Trung Quốc đang hướng tới.

Đồng thời Toyota cũng phối hợp chặt chẽ với các nhà cung cấp hàng đầu của doanh nghiệp như Denso và Aisin, tăng tốc độ phát triển hệ thống truyền động điện.

Đồng thời, Toyota cũng lên kế hoạch giảm đáng kể chi phí sản xuất bằng những sáng kiến mang tính chiến lược như phát triển nhà cung ứng địa phương, nghiên cứu lại phương thức thiết kế các bộ phận của xe và cải tiến dây chuyền sản xuất để giành lại khả năng cạnh tranh. Các sáng kiến của Toyota bao gồm:

Thay đổi tên công ty cơ sở R&D lớn nhất của Toyota Trung Quốc "Kỹ thuật và sản xuất Toyota Motor" thành "Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Điện tử Thông minh của Toyota Trung Quốc”, viết tắt là IEM của Toyota kể từ ngày 1/8.

Bố trí các kỹ sư từ 3 cơ sở R&D thuộc Công ty Nghiên cứu & Phát triển Toyota, Liên doanh GAC Toyota Motor và Công ty công nghệ BYD Toyota EV ở Trung Quốc vào dự án phát triển IEM do Toyota dẫn đầu.

Theo kế hoạch điện khí hóa phương tiện giao thông, Toyota tăng cường phát triển tại Trung Quốc tất cả các phương tiện điện khí hóa như xe điện chạy pin, xe lai sạc điện, xe lai điện và xe điện pin nhiên liệu hydro (BEV, PHEV, HEV, FCEV) để đạt được mức trung hòa carbon trên nhiều hướng phát triển. Tăng tốc phát triển hệ thống truyền động điện với các đối tác Denso và Aisin bằng phương pháp hợp tác chặt chẽ với IEM của Toyota.

Toyota cũng sẽ nỗ lực giảm đáng kể chi phí sản xuất thông qua các sáng kiến ​​trong ba lĩnh vực "phát triển chuỗi nhà cung cấp địa phương", "nghiên cứu lại các phương pháp thiết kế sản xuất bộ phận, chi tiết", "cải tiến kỹ thuật chế tạo và dây chuyền sản xuất "nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh”.

Trung Quốc, từng được coi là cơ hội tăng trưởng tiềm năng không giới hạn cho các nhà sản xuất ô tô nước ngoài, hiện được coi là một thị trường ngày càng cạnh tranh nhờ sự gia tăng nhanh chóng của các công ty địa phương.

Giám đốc điều hành Toyota Trung Quốc, Tatsuro Ueda trong một phát biểu từng cho biết: “Thị trường EV Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chưa từng thấy. Toyota và các đối tác phải làm việc cùng nhau như một nhóm chặt chẽ, thay đổi phương thức tư duy và làm việc để tồn tại ở Trung Quốc. Bằng giải pháp thúc đẩy sự phát triển chuỗi cung ứng tại địa phương với cốt lõi là IEM của Toyota, chúng tôi sẽ cố gắng phát triển và cung cấp các sản phẩm cạnh tranh có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng Trung Quốc”.

Trong nửa đầu năm nay, lượng xe Toyota bán ra thị trường toàn cầu đã tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Có được điều đó là nhờ việc nới lỏng các hạn chế về nguồn cung chất bán dẫn và nhu cầu mạnh hơn ở thị trường Nhật Bản, theo Reuters.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm nay, "gã khổng lồ" Nhật Bản đã bán được khoảng 4,9 triệu xe trên toàn cầu, bao gồm cả thương hiệu ô tô hạng sang Lexus. Trong khi đó, con số tương ứng trong cùng kỳ năm ngoái là khoảng 4,7 triệu xe.

Ở thị trường Trung Quốc, doanh số bán hàng của Toyota trong tháng 6/2023 đã ghi nhận mức giảm hàng tháng đầu tiên trong vòng 3 tháng qua. Cụ thể, lượng xe Toyota bán ra tại thị trường tỷ dân này đạt 174.548 xe, giảm 13%. Doanh số cộng dồn trong nửa đầu năm nay của Toyota tại Trung Quốc cũng giảm 2,8%.

Trong tháng 6/2023, Toyota chỉ bán được 10.191 xe điện trên toàn thế giới, bao gồm cả thương hiệu Lexus. Trong đó, có khoảng 5.000 chiếc được bán tại Trung Quốc, một con số cực kỳ khiêm tốn. Kết quả này đã nâng tổng số xe điện Toyota bán ra trong nửa đầu năm 2023 lên 46.171 chiếc.

Hiện nay, hãng Toyota mới chỉ bán 1 mẫu ô tô điện trên thị trường toàn cầu, đó là bZ4X. Trong khi đó, ở thị trường Trung Quốc, Toyota có thêm một mẫu ô tô điện nữa là bZ3.

Toyota đã giảm giá chiếc SUV điện đầu tiên trong khu vực, bZ4X, vào đầu năm 2023. Đồng thời nhà sản xuất ô tô ban hành lệnh thu hồi hơn 12.000 chiếc sedan điện đầu tiên, bZ3, thương hiệu liên doanh với BYD do tay nắm cửa bị lỗi kỹ thuật.

Minh Hằng (T/h)

Tin bài khác
Khi sa thải nhân sự không còn là cắt giảm, mà là chiến lược cho kỷ nguyên AI

Khi sa thải nhân sự không còn là cắt giảm, mà là chiến lược cho kỷ nguyên AI

Làn sóng sa thải nhân sự liên tục kéo theo những hệ lụy. Hàng chục nghìn lao động công nghệ phải đối mặt với tương lai bất định, trong khi thị trường tuyển dụng ngày càng khắt khe hơn.
iPhone giảm giá mạnh, khách Việt đổ xô

iPhone giảm giá mạnh, khách Việt đổ xô 'chốt đơn'

Theo ghi nhận của Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, iPhone 16 Pro Max - mẫu flagship được nhiều người săn đón - đang giảm giá từ 3 đến 5 triệu đồng so với giá gốc 34,99 triệu đồng.
Bảng giá điện thoại Samsung tháng 5/2025: Đa dạng mọi phân khúc cho người dùng

Bảng giá điện thoại Samsung tháng 5/2025: Đa dạng mọi phân khúc cho người dùng

Từ Galaxy A giá mềm đến dòng Z màn hình gập thời thượng, bảng giá điện thoại Samsung tháng 5/2025 mang đến hàng loạt lựa chọn đa dạng cho mọi nhu cầu.
Lý do gì khiến Apple dự kiến thay đổi lịch ra mắt iPhone từ năm 2026?

Lý do gì khiến Apple dự kiến thay đổi lịch ra mắt iPhone từ năm 2026?

Trong năm 2026, Apple dự kiến ra mắt iPhone 18 Pro, 18 Pro Max và 18 Air/Slim vào tháng 9. Còn iPhone 18 tiêu chuẩn và 18e sẽ được công bố vào đầu năm 2027.
Hôm nay, Quốc hội sẽ thảo luận Luật Công nghiệp công nghệ số

Hôm nay, Quốc hội sẽ thảo luận Luật Công nghiệp công nghệ số

Luật Công nghiệp công nghệ số đặt ra khung pháp lý quan trọng cho các lĩnh vực mới như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ bán dẫn, tài sản mã hóa và các dịch vụ số hiện đại.
Thuế quan chưa đủ để Apple chuyển sản xuất iPhone về Mỹ

Thuế quan chưa đủ để Apple chuyển sản xuất iPhone về Mỹ

CEO Apple Tim Cook từng so sánh những người làm khuôn và công cụ ở Mỹ chỉ nhét vừa 1 căn phòng trong khi con số đó ở Trung Quốc phải cần tới nhiều sân bóng đá.
Smartphone gập siêu mỏng Galaxy Z Fold7 sẽ vượt mặt Oppo Find N5?

Smartphone gập siêu mỏng Galaxy Z Fold7 sẽ vượt mặt Oppo Find N5?

Theo thông tin được chia sẻ bởi tài khoản leaker nổi tiếng Ice Universe (nay là Ice Cat), Galaxy Z Fold7 có độ dày chỉ 3,9 mm khi mở ra và 8,2 mm khi gập lại.
Apple kháng cáo khoản tiền phạt 500 triệu euro từ EU

Apple kháng cáo khoản tiền phạt 500 triệu euro từ EU

Theo Apple, Ủy ban châu Âu đã bỏ qua các nỗ lực tuân thủ pháp lý của công ty. Điều này khiến Apple cho rằng EC đã “ngầm định hướng” cho một án phạt từ trước khi quyết định chính thức được ban hành.
Grab chuẩn bị thâu tóm GoTo với giá 7 tỷ USD ?

Grab chuẩn bị thâu tóm GoTo với giá 7 tỷ USD ?

Dù cả Grab lẫn GoTo đều từ chối bình luận, giới đầu tư và phân tích đang đặc biệt quan tâm đến diễn biến thương vụ được xem là có thể làm “rung chuyển” thị trường gọi xe Đông Nam Á.
Ông Donald Trump hủy quy định về hạn chế xuất khẩu chip AI từ thời ông Biden

Ông Donald Trump hủy quy định về hạn chế xuất khẩu chip AI từ thời ông Biden

Chính quyền ông Donald Trump cho rằng quy định này “quá phức tạp, quan liêu và làm cản trở sự đổi mới”. Động thái này được cho là đơn giản hóa chính sách kiểm soát xuất khẩu công nghệ
Galaxy S25 Edge sẽ ra mắt ngày 13/5: Thiết kế mỏng nhẹ, tích hợp AI ấn tượng

Galaxy S25 Edge sẽ ra mắt ngày 13/5: Thiết kế mỏng nhẹ, tích hợp AI ấn tượng

Điểm nhấn không thể bỏ qua của Galaxy S25 Edge chính là bộ công nghệ Galaxy AI, được Samsung phát triển nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng ở mọi khía cạnh.
Bảng giá điện thoại Xiaomi tháng 5/2025: Nhiều mẫu giảm sâu, lựa chọn đa dạng

Bảng giá điện thoại Xiaomi tháng 5/2025: Nhiều mẫu giảm sâu, lựa chọn đa dạng

Bảng giá điện thoại Xiaomi mới nhất cho thấy nhiều mẫu giảm giá, trong khi các flagship như Xiaomi 15 Ultra và MIX Fold 3 vẫn giữ sức hút nhờ công nghệ tiên tiến.
OPPO Reno14 sẽ ra mắt vào 15/5 với nhiều nâng cấp ấn tượng

OPPO Reno14 sẽ ra mắt vào 15/5 với nhiều nâng cấp ấn tượng

Dòng OPPO Reno14 dự kiến có hai phiên bản chính: Reno14 và Reno14 Pro. Cả hai đều sử dụng tấm nền OLED LTPS độ phân giải 1.5K, tần số quét 120Hz.
iOS 18.5 sắp ra mắt: iPhone 13 có kết nối vệ tinh, thêm nhiều tính năng mới

iOS 18.5 sắp ra mắt: iPhone 13 có kết nối vệ tinh, thêm nhiều tính năng mới

Với iOS 18.5, Apple không chỉ tiếp tục cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn góp phần mở rộng khả năng tiếp cận công nghệ vệ tinh - một xu hướng đang ngày càng được chú trọng.
Số hóa có thể làm giảm bất bình đẳng dai dẳng ở châu Á - Thái Bình Dương

Số hóa có thể làm giảm bất bình đẳng dai dẳng ở châu Á - Thái Bình Dương

Theo báo cáo mới của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), số hóa có thể là một công cụ mạnh mẽ giúp giảm bất bình đẳng kinh tế dai dẳng ở châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng để khai thác tiềm năng của nó, các chính phủ cần thu hẹp “khoảng cách số”, bao gồm khoảng cách về cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận và kỹ năng...