Tổng thống Joe Biden đưa ra lệnh siết chặt quy định về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chip

10:10 16/09/2022

Những nỗ lực của chính quyền Biden nhằm bảo vệ công nghệ của Mỹ cũng đã huy động được sự vào cuộc của Bộ Thương mại, Bộ gần đây đã thắt chặt các hạn chế đối với các lô hàng chip sang Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cầm trên tay một bộ vi mạch khi ông phát biểu trước khi ký lệnh điều hành vào tháng 2 năm 2021 nhằm giải quyết tình trạng thiếu chất bán dẫn. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Joe Biden cầm trên tay một bộ vi mạch khi ông phát biểu trước khi ký sắc lệnh vào tháng 2 năm 2021 nhằm giải quyết tình trạng thiếu chất bán dẫn. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ký một sắc lệnh ngày 16/9 yêu cầu rà soát các khoản đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực quan trọng như linh kiện bán dẫn và chuỗi cung ứng do có những lo ngại về an ninh quốc gia.

Sắc lệnh chỉ đạo Ủy ban về Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS) xem xét ảnh hưởng của bất kỳ giao dịch nước ngoài nào trong bốn lĩnh vực nhằm điều chỉnh tốt hơn đối với một số lĩnh vực phù hợp với ưu tiên về an ninh quốc gia. Bốn lĩnh vực bao gồm: khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, khả năng dẫn đầu công nghệ, an ninh mạng và dự liệu cá nhân nhạy cảm. 

Sắc lệnh cũng yêu cầu CFIUS xem xét các giao dịch nước ngoài trong bối cảnh xu hướng đầu tư có thể đe dọa an ninh quốc gia, chẳng hạn như việc mua lại nhiều công ty trong một lĩnh vực ngành.

Sarah Bauerle Danzman, Phó Giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Indiana và là cựu nhà phân tích đầu tư nước ngoài của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết: “Đó là điểm lớn nhất trong sắc lệnh có thể có ảnh hưởng thực sự đến cách đánh giá các giao dịch".

"CFIUS rất coi trọng ngôn ngữ trong các quy chế xoay quanh những điều kiện mà ủy ban này có thể chặn hoặc giảm bớt một giao dịch”, cô nói.

Bằng cách mở rộng ngôn ngữ đó, sắc lệnh cho CFIUS thêm thời gian đề cao cảnh giác hơn về các giao dịch.

Lệnh này không thay đổi hoặc mở rộng thẩm quyền pháp lý của CFIUS, nhưng Bauerle Danzman cho biết, bà lo lắng rằng việc mở rộng các danh mục công nghệ có liên quan đến an ninh quốc gia có thể dẫn tới sự lạm dụng trong quá trình xem xét giao dịch đầu tư vì mục đích cạnh tranh hơn là chỉ vì an ninh quốc gia.

Các lĩnh vực ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Mỹ bao gồm vi điện tử, trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử, công nghệ sinh học và năng lượng sạch tiên tiến, theo thông tin của Nhà Trắng.

"CFIUS tạo thành bộ công cụ an ninh quốc gia để giúp thúc đẩy khả năng cạnh tranh của Mỹ và vượt lên trước các đối thủ", Peter Harrell, Giám đốc cấp cao của Hội đồng An ninh Quốc gia về kinh tế quốc tế và năng lực cạnh tranh, cho biết tại một sự kiện vào ngày 15/9 trước khi sắc lệnh được công bố.

Việc bổ sung năng lượng sạch và công nghệ thích ứng với khí hậu vào danh sách các lĩnh vực nhạy cảm phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của an ninh năng lượng, đặc biệt là sau khi Nga xung đột với Ukraine cũng như quan điểm của chính quyền Biden về khí hậu là yếu tố quan trọng đối với an ninh quốc gia.

Emily Kilcrease, người đã làm việc về CFIUS cho Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ và hiện là Giám đốc chương trình năng lượng, kinh tế và an ninh tại Trung tâm nghiên cứu về An ninh mới của Mỹ. 

Trong khi Trung Quốc không được đề cập trong sắc lệnh trên, các lĩnh vực được nhắm tới trùng lặp với một số mối quan ngại về an ninh quốc gia có liên quan tới tham vọng về công nghệ của Bắc Kinh mà Mỹ từng nói đến trước đây.

Những nỗ lực của chính quyền Biden nhằm bảo vệ công nghệ của Mỹ cũng đã huy động được sự vào cuộc của Bộ Thương mại,  Bộ gần đây đã thắt chặt các hạn chế đối với các lô hàng chip sang Trung Quốc .

Người phát ngôn Bộ Thương mại Shu Jueting đã lên tiếng bác bỏ động thái này, "Các hoạt động của Hoa Kỳ đi chệch nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng và vi phạm các quy tắc kinh tế và thương mại quốc tế". 

Một quan chức cấp cao của chính quyền Biden nhấn mạnh rằng, sắc lệnh mới không nhắm vào Trung Quốc. "Bây giờ sắc lệnh đó nói rằng, vấn đề sẽ nằm ở việc đầu tư đến từ đâu và nhà đầu tư là ai", quan chức này nhận định. 

Đây là chỉ thị đầu tiên của một tổng thống đưa ra chỉ đạo cụ thể cho CFIUS, một bộ phận của Bộ Tài chính, kể từ khi Ủy ban này được thành lập vào năm 1975. Quyền hạn của ủy ban được mở rộng vào những năm 1980 để đáp lại những lo ngại về các vụ mua lại của Nhật Bản ở Mỹ. Ủy ban bao gồm các đại diện từ nhiều bộ và cơ quan liên bang của Hoa Kỳ, những người xem xét các mối quan ngại về an ninh quốc gia phát sinh từ các khoản đầu tư nước ngoài.

Nhà Trắng cho biết, hành động này nhằm nâng cao trọng tâm của CFIUS và thông báo với các nhà đầu tư nước ngoài về những ưu tiên và mối quan tâm của họ.

Lyly