TikTok Vs YouTube - Ai mới là “vua” thực sự?

14:19 12/03/2021

Trận chiến giữa hai nền tảng video đã trở thành một trong những chủ đề nóng nhất trên mạng xã hội và vẫn bất phân thắng bại. Trong khi Youtube vẫn giữ vị thế của một “ông lớn” thì TikTok cũng tỏ ra mình là một đối thủ đáng gờm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Quyền sở hữu và thiết lập

Theo dòng lịch sử, YouTube (ra mắt năm 2005) có tuổi đời cao hơn rất nhiều so với TikTok được giới thiệu vào năm 2016 tại thị trường Trung Quốc. Kể từ ngày được tung ra thị trường, TikTok đã có được thành công rực rỡ phát triển theo cấp số nhân cạnh tranh với Youtube.

YouTube được thành lập bởi ba nhân viên cũ của PayPal, đó là Chad Hurley, Steve Chen và Jawed Karim. YouTube được Google mua lại vào tháng 11 năm 2006 với giá 1,65 tỷ USD và hiện đang hoạt động với tư cách là một trong những công ty con của “gã khổng lồ” công nghệ.

Còn về phần TikTok, sau khi ra mắt vào năm 2016, nhà phát triển đã bắt đầu mở rộng kinh doanh ra quốc tế và do đó ứng dụng đã được tung ra cho iOS và Android ở các thị trường bên ngoài Trung Quốc năm 2017. Công ty mẹ của TikTok - ByteDance đã mua lại Musical.ly, đối thủ cạnh tranh của TikTok với giá 1 tỷ USD. Vào ngày 2 tháng 8 năm 2018, TikTok được hợp nhất với Musical.ly và có mặt tại Hoa Kỳ. Ông chủ đằng sau TikTok là Bytedance được biết đến với tham vọng bước ra toàn cầu trở thành đối thủ của những “ông trùm” công nghệ như Google hay Facebook. Đối với Bytedance, thị trường trong nước là quá nhỏ và không có nhiều sự cạnh tranh từ quốc tế. Thành công với TikTok, công ty khẳng định vị thế dẫn đầu tại thị trường quốc nội và thể hiện sức mạnh bản thân ngang tầm thế giới.

Câu chuyện phát triển

Vào năm 2019, TikTok đã đạt tổng số lượt tải xuống trên toàn thế giới là 32 triệu, trong đó 44% lượt tải xuống từ Ấn Độ. Về phía YouTube lúc bấy giờ có hơn 500 triệu lượt tải xuống trên toàn thế giới với 200 triệu người dùng hoạt động.

Theo khảo sát đến tháng 4 năm 2020, TikTok có 80 triệu người đăng ký. Do đó, YouTube có nhiều người dùng hơn nhưng TikTok cũng tăng tốc phát triển với tốc độ “tên lửa” và bắt kịp YouTube. Cho tới ngày hôm nay, ứng dụng đến từ Trung Quốc này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong thống kê mới nhất cho thấy tính đến tháng 4 năm 2020, TikTok đạt hơn hai tỷ lượt tải trên App Store và Google Play. Nói cách khác, chỉ trong hơn một năm, TikTok đã thu về gấp đôi số lượt tải trước đó, cho thấy một dấu hiệu rõ ràng về mức độ phổ biến tăng vọt của ứng dụng. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Đánh giá tài chính

YouTube thu được phần lớn doanh thu từ quảng cáo. Như chúng ta đã biết, Google là nền tảng quảng cáo lớn nhất trên thế giới và nó đã tận dụng xuất sắc công ty con để kinh doanh. Năm 2007, Youtube không có tùy chọn kiếm tiền trên YouTube và sau đó hai năm thử nghiệm, hãng cuối cùng đã tung ra các định dạng khác nhau cho các loại quảng cáo đa dạng. Quảng cáo là nguồn doanh thu chính của YouTube. Hiện nay, nền tảng này cũng đã tung ra đăng ký trả phí, tuy nhiên quảng cáo vẫn là nguồn thu chính. Tổng doanh thu của YouTube trong năm 2019 là 15 tỷ USD (1.08.000 crores) trong khi năm 2018, doanh thu là 11 tỷ USD và con số 8 tỷ USD vào năm 2017. Điều này có nghĩa là chỉ trong hai năm, doanh thu của YouTube đã tăng gần gấp đôi và đã đạt mức tăng trưởng 100%.

Nói về TikTok, tổng doanh thu của TikTok trong năm 2019 là khoảng 150 triệu USD. Nếu chúng ta so sánh doanh thu của cả hai kênh, thì doanh thu của TikTok bằng 1% doanh thu của YouTube. Điều này cho thấy rằng cơ sở người dùng của TikTok chắc chắn đang tăng với tốc độ nhanh nhưng gặp khó khăn trong thu nhập. Tuy nhiên tình trạng này không kéo dài lâu khi đến năm 2020, dịch bệnh bùng phát và các biện pháp cách ly xã hội đã giúp cho nền tảng này có cơ hội được phát triển mạnh mẽ. Theo một thống kế, chỉ trong vòng 6 tháng, mức tăng trưởng của TikTok lên đến hơn 1.000%/tháng – một con số “trong mơ” của nhiều ứng dụng mạng xã hội khác như FaceBook hay Instagram.

Nội dung kênh

Trước đây, có rất nhiều nội dung trên YouTube và mỗi nội dung có độ dài không cố định. Độ dài trung bình của video YouTube là 4,5 phút và có nhiều video dài hơn 10 phút. Ngược lại, TikTok có thời lượng video ngắn hơn, mỗi video 15 giây và không có không gian để phát quảng cáo trên kênh. Nhưng tình thế đã thay đổi khi người dùng phát chán và phản cảm với số lượng và thời lượng của quảng cáo trên youtube, ảnh hưởng đến tiến độ và cảm xúc giải trí. Người chơi giờ đây tìm đến TikTok với tâm thế thích xem quảng cáo. Bởi mỗi đoạn quảng cáo trên TikTok sẽ không mang dáng dấp của quảng cáo đơn thuần trong đó các nhãn hàng đều lập một tài khoản riêng và đăng tải video. Thuật toán của Tiktok sẽ chỉ làm nhiệm vụ đẩy mạnh tần xuất xuất hiện dưới hình thức tài khoản được xem nhiều, được yêu thích mà không làm người xem quá khó chịu. Ngoài ra, do thời lượng ngắn nên buộc các thương hiệu phải thật sáng tạo, tỉ mỉ và chăm chút để gây ấn tượng mạnh với khách hàng. Theo một thống kê, người dùng thích “quảng cáo” của TikTok hơn hẳn Youtube.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

 Chiến lược kinh doanh

TikTok sử dụng nhiều chiến lược thương hiệu trong khi YouTube chỉ sử dụng một chiến lược thương hiệu duy nhất. Công ty mẹ của TikTok, ByteDance, đã tung ra một số ứng dụng khác tương tự như TikTok như Halo và Vigo và một số thương hiệu khác tạo ra doanh thu khủng. Do đó Bytedance được đánh giá thành công trong kinh doanh đa dạng sản phẩm.

Đối lập với nó, YouTube tập trung vào một chiến lược thương hiệu duy nhất. Nhằm bắt kịp với tốc độ “bành chướng” của đối thủ, YouTube cố gắng giới thiệu những tính năng khác nhau điển hành như YouTube Shorts ngầm cạnh tranh với TikTok. Hoặc như Facebook cũng cố gắng cạnh tranh với TikTok và vào năm 2018 khi cũng cho phép người dùng đăng tải các dạng video ngắn nhưng không thu được hiệu quả như nền tảng đến từ Trung Quốc.

TikTok có thể đánh bại Youtube hay không?

Đây là một câu hỏi khó. Có thể nói, TikTok và Youtube là hai đối thủ nặng kí, một chín một mười. Trong tương lai, nếu Youtube thành công với Youtube Shorts tăng cường cung cấp phạm vi tiếp cận và khả năng kiếm tiền trên tính năng mới này, những người sáng tạo nội dung được dự đoán sẽ bỏ rơi TikTok. Tuy nhiên, thể hiện không hề kém cạnh của “người chơi đến từ Trung Quốc” khi tiến hành hợp tác với Spotify đang được chào đón trên toàn thế giới. Liệu đây có phải là một liên doanh thành công mang lại vị trí ngôi vương cho TikTok?

Năm 2021 được đánh giá là một năm thú vị và kỳ vọng màn thể hiện của cả TikTok và Youtube. Theo một số nhà phân tích cho biết, trừ khi Tiktok bị cấm tại Hoa Kỳ, nền tảng video này vẫn sẽ tiếp tục phát triển thành “quái vật” không thể “thuần hóa”.

TL