Thứ sáu 18/04/2025 10:58
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Thực trạng thị trường lao động Việt Nam: độ tuổi lao động trung bình đang già hóa song người trẻ lại thiếu việc làm

26/04/2021 21:10
Thị trường lao động Việt Nam vẫn là thị trường dư thừa lao động, chất lượng việc làm chưa cao; phát triển không đồng đều, mất cân đối cung - cầu lao động giữa các vùng, khu vực, ngành nghề kinh tế.

Thực tiễn những năm vừa qua cho thấy thị trường lao động Việt Nam đã có những cải thiện nhất định về hệ thống chính sách lao động, việc làm, tạo khung pháp lý để phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động.

Kết quả, thị trường lao động đã có nhiều dịch chuyển tích cực. Lao động đã dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ; từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức, từ những công việc không ổn định, bấp bênh sang những công việc mang tính ổn định, bền vững hơn...

Nhận thức của người lao động về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp đã có sự cải thiện rõ rệt, tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm đã tăng nhiều so với trước.

Tuy nhiên, chia sẻ tại Hội thảo "Phát triển thị trường lao động nhằm thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế ở Việt Nam" do CIEM phối hợp với Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) tổ chức mới đây, bà Lê Thị Xuân Quỳnh, Phó Trưởng ban Ban nghiên cứu kinh tế ngành và lĩnh vực (CIEM), cho rằng, chất lượng nguồn lao động của Việt Nam còn thấp, trong đào tạo còn thiếu gắn kết giữa đào tạo và thực hành. Vì thế, kỹ năng lao động của Việt Nam còn nhiều hạn chế, chỉ đạt 46/100 điểm (xếp thứ 103 trên thế giới), kém rất xa so với nhóm ASEAN-4, chỉ cao hơn Indonesia và Lào.

qqqqqqqqqq
Chất lượng lao động Việt Nam vẫn còn thấp

Bên cạnh đó, lực lượng lao động tại Việt Nam ngày một già hóa với lao động cao tuổi tăng mạnh, lao động trẻ giảm và không đủ thay thế lực lượng lao động đang già hóa. Năm 2019 tuổi bình quân là 41 tuổi, tuổi trung vị là 40 tuổi.

Bà Lê Thị Xuân Quỳnh
Bà Lê Thị Xuân Quỳnh.

Theo bà Lê Thị Xuân Quỳnh, nguyên nhân dẫn tới hạn chế thị trường lao động Việt Nam là sự thiếu đồng bộ, triển khai chậm: sắp xếp mạng lưới trường lớp chưa đi cùng với hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển trường lớp; xác định các ngành nghề trọng điểm nhưng chưa có chính sách gắn kết giữa cơ sở giáo dục với doanh nghiệp; Cơ chế tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục chưa đi cùng với tự chủ về con người, về chương trình đào tạo; thiếu nguồn lực để thực hiện.

Đáng chú ý, mức tiền lương tối thiểu vùng đối với khu vực tư nhân được xác định trên quan hệ 3 bên: Nhà nước, người sử dụng lao động (giới chủ) và người lao động (công đoàn), nhưng mức tiền lương tối thiểu chưa đảm bảo được cuộc sống; cơ chế phân phối tiền lương đổi mới chậm, thực chất mới điều chỉnh tăng lương cơ sở.

Cùng với đó, các trung tâm dịch vụ việc làm công lập thiếu năng động, vẫn mang tính hành chính, phục vụ chủ yếu đối tượng bảo hiểm thất nghiệp trong khu vực chính thức, mà chưa có sự kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ việc làm tư nhân. Theo báo cáo, hơn một nửa hoạt động tìm kiếm việc làm thực hiện qua những con đường phi chính thức, như bạn bè, người thân; 2 - 3% tìm qua trang web, chuyên gia Xuân Quỳnh nêu thực tế.

TS. Bùi Sỹ Tuấn, Phó chánh văn phòng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận định, thị trường lao động là một trong những yếu tố đầu vào quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Thế nhưng, một vấn đề lớn hiện nay của thị trường lao động là thiếu thông tin, đặc biệt thông tin các ngành nghề thu hút nhiều lao động, khiến người sử dụng lao động và người lao động không có đủ thông tin ra quyết định.

Thông tin cho người lao động và người sử dụng lao động cần phải được cụ thể hóa hơn nữa, tránh ở tình trạng thông tin vĩ mô như hiện nay, khiến người lao động rất khó tiếp cận và nắm bắt được cơ hội việc làm thực sự.

Chuyên gia cho rằng, cần xác định rõ các ưu tiên chính sách và nguồn lực cần thiết để tập trung cải thiện và phát triển thị trường lao động, qua đó thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế.

Do đó, trong giai đoạn tới, Chính phủ cần ưu tiên chính sách và nguồn lực cần thiết để tập trung cải thiện và phát triển thị trường lao động qua đó thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Trong đó, cần chú trọng hoàn thiện thể chế, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, về tạo dựng và giải quyết việc làm cho người lao động, về chính sách tiền lương cho người lao động và về phát triển các định chế trung gian, các cơ chế an sinh, bảo hiểm xã hội cho người lao động để thúc đẩy thị trường lao động phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả và hội nhập với thị trường lao động khu vực và thế giới, đáp ứng quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại, thuộc nhóm trên của các nước có thu nhập trung bình cao.

CIEM cũng kiến nghị khi quy hoạch phát triển các tỉnh/vùng phải quan tâm đến phát triển các khu vực kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo mô hình cụm liên kết ngành gắn với chuỗi giá trị để vừa khai thác và phát huy lao động tại chỗ, lao động giản đơn vừa thu hút được lao động chất lượng cao và dần tạo tác động lan tỏa cải thiện mặt bằng chất lượng lao động.

An Nguyên

Bài liên quan
Tin bài khác
Doanh nghiệp Nhà nước cần được tự quyết cơ chế trả lương như tư nhân

Doanh nghiệp Nhà nước cần được tự quyết cơ chế trả lương như tư nhân

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cho rằng doanh nghiệp Nhà nước cũng cần được trao quyền tự chủ về cơ chế trả lương như khu vực tư nhân.
Đề xuất cơ quan quản lý Nhà nước không can thiệp trực tiếp hoạt động của doanh nghiệp

Đề xuất cơ quan quản lý Nhà nước không can thiệp trực tiếp hoạt động của doanh nghiệp

Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan quản lý Nhà nước không được phép can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp.
Liang Wenfeng – "Bộ óc" đứng sau DeepSeek, vào Top 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2025 của TIME

Liang Wenfeng – "Bộ óc" đứng sau DeepSeek, vào Top 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2025 của TIME

Liang Wenfeng – nhà sáng lập ứng dụng trí tuệ nhân tạo DeepSeek đang "làm mưa làm gió" toàn cầu – vừa chính thức góp mặt trong danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2025 do Tạp chí TIME bình chọn.
148 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai, nộp thuế online trong quý I/2025

148 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai, nộp thuế online trong quý I/2025

Hiện có khoảng 66.000 hộ và cá nhân kinh doanh đã đăng ký, kê khai và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thông qua Cổng thông tin thương mại điện tử dành riêng cho hộ kinh doanh.
Đưa gần 200 doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực vào thí điểm thị trường carbon

Đưa gần 200 doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực vào thí điểm thị trường carbon

Trong giai đoạn thí điểm thị trường carbon, Việt Nam sẽ tập trung vào ba ngành phát thải lớn là nhiệt điện, sắt thép và xi măng – với khoảng 200 doanh nghiệp lớn được lựa chọn tham gia.
BIDV và IMG đồng hành phát triển bền vững

BIDV và IMG đồng hành phát triển bền vững

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Cổ phần Đầu tư IMG (IMG) đã ký Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2025-2030.
Nvidia sẽ sản xuất siêu máy tính AI tại Hoa Kỳ

Nvidia sẽ sản xuất siêu máy tính AI tại Hoa Kỳ

Gã khổng lồ chip Nvidia dự kiến ​​sẽ sản xuất cơ sở hạ tầng AI trị giá 500 tỷ đô la tại Hoa Kỳ.
Chủ tịch Tào Đức Thắng: Viettel phải biến “nguy thành cơ” để vươn lên

Chủ tịch Tào Đức Thắng: Viettel phải biến “nguy thành cơ” để vươn lên

Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel nhấn mạnh, tinh thần "biến nguy thành cơ", thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đồng hành cùng Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57 và 71.
Đảng bộ Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V

Đảng bộ Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V

Mới đây, Đảng bộ Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
11 tổ chức, doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát để giảm phát thải

11 tổ chức, doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát để giảm phát thải

Việc các doanh nghiệp tích cực tham gia đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát vì mục tiêu giảm phát thải thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Địa ốc Sài Gòn - Saigonres miễn nhiệm lãnh đạo trước thềm đại hội cổ đông

Địa ốc Sài Gòn - Saigonres miễn nhiệm lãnh đạo trước thềm đại hội cổ đông

Người vừa bị miễn nhiệm tại Địa ốc Sài Gòn - Saigonres là đại diện của nhóm cổ đông lớn CTCP Cơ Điện Lạnh (REE – mã: REE), hiện đang nắm giữ 28,87% vốn điều lệ tại Saigonres.
Doanh nghiệp xuất khẩu đối mặt thách thức từ chính sách thuế của Mỹ: Vina T&T chạy đua với thời gian

Doanh nghiệp xuất khẩu đối mặt thách thức từ chính sách thuế của Mỹ: Vina T&T chạy đua với thời gian

Trước thách thức thuế quan, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, trong đó có Vina T&T, buộc phải hành động nhanh chóng.
Chủ tịch EuroCham: Doanh nghiệp châu Âu sẽ không rút vốn khỏi Việt Nam

Chủ tịch EuroCham: Doanh nghiệp châu Âu sẽ không rút vốn khỏi Việt Nam

Trước áp lực thuế quan của Mỹ, Chủ tịch EuroCham tại Việt Nam khẳng định các doanh nghiệp châu Âu không có ý định rút lui khỏi thị trường Việt Nam.
Vinatex biến động ra sao giữa cơn bão thuế đối ứng?

Vinatex biến động ra sao giữa cơn bão thuế đối ứng?

Với vai trò là ngành đóng góp khoảng 14% tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ và tạo việc làm cho gần 1 triệu lao động trực tiếp, Vinatex khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng, báo cáo kịp thời các vấn đề phát sinh và kiên định giữ vững tinh thần “bình tĩnh – sáng suốt – đồng lòng – chia sẻ”.
Thị trường chứng khoán bứt phá, tài sản 4 tỷ phú Việt tăng hàng trăm triệu USD

Thị trường chứng khoán bứt phá, tài sản 4 tỷ phú Việt tăng hàng trăm triệu USD

Kết phiên tăng điểm lịch sử của thị trường chứng khoán ngày 10/4, 4 tỷ phú Việt hiện đang nắm giữ khối tài sản lên đến 13,6 tỷ USD.