Thứ hai 21/04/2025 22:44
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần Thơ tăng trưởng thấp là điều "đáng xấu hổ" dù có nhiều lợi thế

21/04/2025 16:04
Với vai trò đại biểu Quốc hội của TP Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ xin nhận trách nhiệm trước thực trạng địa phương tăng trưởng không tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, sự ưu tiên của Trung ương; đời sống người dân không bằng nơi khác trong vùng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri. Nguồn ảnh báo daidoanket

Sáng 21/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị TP Cần Thơ đã tiếp xúc cử tri đại diện Hiệp hội doanh nghiệp, Hội doanh nhân trẻ, Hội Nữ doanh nhân và các doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn TP Cần Thơ trước kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV.

Tại buổi tiếp xúc, Đoàn ĐBQH TP Cần Thơ đã thông tin đến cử tri về chương trình dự kiến của kỳ họp sắp tới và tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn trong quý I năm 2025.

Theo kế hoạch, kỳ họp thứ 9 sẽ khai mạc vào ngày 5/5 và bế mạc vào ngày 1/7, diễn ra tại Nhà Quốc hội theo hai đợt: từ 5/5 đến 28/5 và từ 11/6 đến 28/6. Kỳ họp dự kiến xem xét, thông qua 30 dự án luật, 7 dự thảo nghị quyết có tính quy phạm pháp luật, cùng với các nghị quyết khác nhằm phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy chính trị và các vấn đề phát sinh theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến đối với 6 dự án luật, đồng thời xem xét, quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, công tác giám sát và các nội dung trọng yếu khác.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri bày tỏ sự phấn khởi trước những thành tựu nổi bật mà đất nước đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời ghi nhận và tri ân sự quan tâm, hỗ trợ sâu sát của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các cấp chính quyền dành cho cộng đồng doanh nghiệp.

Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động, cử tri đánh giá cao sự linh hoạt, chủ động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong việc triển khai các chính sách ổn định kinh tế, tạo niềm tin cho doanh nghiệp. Các ý kiến, kiến nghị được nêu tại buổi tiếp xúc tập trung vào các vấn đề như: đàm phán thuế quan với Hoa Kỳ, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tiếp cận nguồn vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển các ngành nghề chiến lược tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Cử tri cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng của ngành du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, phát triển hệ thống giáo dục mầm non, hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ - viễn thông về vốn, thuế và nhân lực số, cũng như thúc đẩy số hóa ngành kim hoàn.

Phát biểu tại buổi tiếp xúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh kỳ họp thứ 9 là kỳ họp quan trọng và có khối lượng công việc lớn nhất trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, với nhiều nội dung cốt lõi liên quan đến tổ chức bộ máy và hệ thống pháp luật.

Về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng khẳng định những kết quả tích cực trong 4 tháng đầu năm 2025, đạt mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước ở hầu hết các lĩnh vực. Điều này là kết quả của sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng, sự đồng lòng của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, cùng sự hợp tác của bạn bè quốc tế.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra những thách thức đang đặt ra như: tác động từ chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, áp lực điều hành kinh tế vĩ mô, tỷ lệ giải ngân đầu tư công còn thấp và một số lĩnh vực sản xuất - kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn.

Trước thực tế đó, Thủ tướng đề xuất nhiều nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới: đẩy nhanh việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính các cấp; tổ chức lại chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp; chuẩn bị chu đáo cho các ngày lễ lớn, tăng cường giáo dục truyền thống và khơi dậy tinh thần yêu nước, đặc biệt trong thế hệ trẻ.

Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng đạt từ 8% trở lên, hướng đến tăng trưởng hai con số trong những năm tới, đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai Nghị quyết 57 và 59 của Bộ Chính trị về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới. Cùng với đó là việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án tồn đọng, lãng phí – trong đó có một số dự án trên địa bàn TP Cần Thơ.

Về an sinh xã hội, Thủ tướng yêu cầu tập trung nâng cao đời sống nhân dân, chăm lo cho các đối tượng yếu thế và quyết liệt thực hiện phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”. Đồng thời, đẩy nhanh Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội trong thời gian tới.

Kết thúc buổi làm việc, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp thu, tổng hợp và xử lý kịp thời các kiến nghị của cử tri. Những nội dung vượt thẩm quyền sẽ được TP Cần Thơ tổng hợp, kiến nghị lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan để xem xét, giải quyết theo quy định. Các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội sẽ được Đoàn ĐBQH TP Cần Thơ báo cáo để Quốc hội xem xét, quyết định.

Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri TP Cần Thơ ngày 21/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ sự trăn trở khi thành phố trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được Trung ương dành nhiều ưu tiên và cơ chế đặc thù, nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn thấp hơn mức bình quân của khu vực. Ông thẳng thắn nhận định đây là điều "đáng xấu hổ".

Cần Thơ hiện là một trong sáu thành phố trực thuộc Trung ương, với quy mô dân số gần 1,5 triệu người. Tuy nhiên, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của thành phố chỉ xếp thứ 41/63 tỉnh, thành trong cả nước và đứng thứ 6/13 trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Thủ tướng, sự trì trệ thể hiện rõ qua hàng loạt công trình trọng điểm trên địa bàn còn chậm tiến độ. Điển hình là dự án nâng cấp 7 km Quốc lộ 91 kéo dài chưa hoàn thành; Bệnh viện Ung bướu 500 giường vẫn chưa đưa vào vận hành; Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ với quy mô gần 300 ha vẫn đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng, trong khi các khu VSIP ở địa phương khác đã hoạt động hiệu quả và cho ra sản phẩm. "Chậm trễ như thế thì làm sao doanh nghiệp dám đầu tư, bắt tay vào sản xuất kinh doanh?" – Thủ tướng đặt câu hỏi.

Với tư cách là đại biểu Quốc hội của TP Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhận trách nhiệm trước cử tri và nhân dân khi địa phương chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế, và sự hỗ trợ từ Trung ương. Ông cũng thừa nhận rằng đời sống của người dân TP Cần Thơ hiện vẫn chưa bằng các địa phương khác trong cùng khu vực, dù được đặt kỳ vọng là trung tâm phát triển vùng.

Tin bài khác
Bình Dương thống nhất cao với chủ trương sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính

Bình Dương thống nhất cao với chủ trương sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Lộc Hà cho biết, việc xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính được triển khai nghiêm túc theo chỉ đạo của Trung ương.
TP.HCM: Cử tri kiến nghị hỗ trợ cán bộ bị ảnh hưởng khi sắp xếp bộ máy hành chính

TP.HCM: Cử tri kiến nghị hỗ trợ cán bộ bị ảnh hưởng khi sắp xếp bộ máy hành chính

Sáng 21/4, Tổ đại biểu Quốc hội TP.HCM gồm ông Phan Văn Mãi – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội, ông Dương Văn Thăng – Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, và bà Nguyễn Trần Phượng Trân – Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, đã có buổi tiếp xúc cử tri quận 4, quận 7 và huyện Nhà Bè, trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Đề xuất chỉ định nhân sự tại các đơn vị hành chính mới thành lập hoặc hợp nhất

Đề xuất chỉ định nhân sự tại các đơn vị hành chính mới thành lập hoặc hợp nhất

Khi hợp nhất, sáp nhập cấp tỉnh, hoặc thành lập mới xã, thì không bầu cử các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND, mà giao cơ quan có thẩm quyền chỉ định, bổ nhiệm nhân sự.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tổng Bí thư: Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển là hành động bản lĩnh, đáng tự hào

Tổng Bí thư: Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển là hành động bản lĩnh, đáng tự hào

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn. Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Tổ chức trọng thể lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổ chức trọng thể lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Nhân dịp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc đăng bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết "Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc" trên Nhân Dân nhật báo (Trung Quốc) và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình có bài viết đăng trên Báo Nhân dân với tiêu đề “Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lên phía trước. Kế thừa quá khứ, viết tiếp trang mới tương lai”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.
Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Sau ba ngày làm việc khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc chiều 12/4.
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm.
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất: Đơn vị hành chính có 34 tỉnh, thành phố, giảm khoảng 60-70% số lượng cấp xã

Ban Chấp hành Trung ương thống nhất: Đơn vị hành chính có 34 tỉnh, thành phố, giảm khoảng 60-70% số lượng cấp xã

Chiều 12/4, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập trân trọng giới thiệu phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
Tỉnh ủy Lào Cai và Yên Bái bàn phương án sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh

Tỉnh ủy Lào Cai và Yên Bái bàn phương án sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh

Chiều 9/4, tại Yên Bái, Ban Thường vụ Tỉnh ủy hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai đã tổ chức hội nghị quan trọng nhằm đánh giá kết quả hợp tác từ đầu nhiệm kỳ 2020–2025 và thảo luận phương án sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh theo định hướng mới của Trung ương.