Thị trường máy tính bảng hồi sinh
- 26
- Công nghệ
- 09:52 03/07/2021
DNHN - Nhu cầu thị trường của làn sóng thay thế điện thoại đang dần đạt đến đỉnh điểm, có thể thấy sự cạnh tranh trên thị trường điện thoại sẽ trở nên gay gắt hơn trong nửa cuối năm. Trong bối cảnh đó, các nhà sản xuất điện thoại đang tìm kiếm những điểm tăng trưởng mới. Thị trường máy tính bảng, vốn đang hồi sinh nhờ nhu cầu văn phòng và giải trí gia đình do dịch bệnh, nghiễm nhiên lọt vào tầm ngắm của các hãng sản xuất điện thoại lớn.
Theo số liệu báo cáo của Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc, trong quý đầu tiên của năm nay, các lô hàng điện thoại di động đã tăng hơn 100% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng trong tháng 4 và tháng 5 kế tiếp, tốc độ tăng trưởng của các lô hàng nhanh chóng giảm sút lần lượt là 34,1% và 32%. Chuyên gia truyền thông Liu Qicheng cho rằng, điều bất lợi hơn nữa đối với các nhà sản xuất điện thoại di động là chu kỳ thay thế ngày càng dài hơn, trước đây là hơn chục tháng nhưng nay đã hơn 30 tháng. Nhu cầu thị trường của làn sóng thay thế điện thoại đang dần đạt đến đỉnh điểm, có thể thấy sự cạnh tranh trên thị trường điện thoại sẽ trở nên gay gắt hơn trong nửa cuối năm. Trong bối cảnh đó, các nhà sản xuất điện thoại đang tìm kiếm những điểm tăng trưởng mới. Thị trường máy tính bảng, vốn đang hồi sinh nhờ nhu cầu văn phòng và giải trí gia đình do dịch bệnh, nghiễm nhiên lọt vào tầm ngắm của các nhà sản xuất điện thoại lớn.
Theo dữ liệu do Trung tâm Dữ liệu Quốc tế IDC công bố, trong quý đầu tiên của năm 2021, các lô hàng trên thị trường máy tính bảng toàn cầu tiếp tục tăng vọt với số lượng xuất xưởng tăng 55,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên 39,9 triệu chiếc. Tại thị trường nội địa Trung Quốc, thị trường máy tính bảng đã xuất xưởng khoảng 6,25 triệu chiếc trong quý đầu tiên, tăng 67,6% so với cùng kỳ năm ngoái, lập kỷ lục về tốc độ tăng trưởng theo quý cao nhất trong một thập kỷ qua. Vivo, realme và Xiaomi đều sẽ tham gia vào thị trường máy tính bảng, trong khi các nhà sản xuất lâu đời như Apple, Samsung, Huawei và Lenovo cũng đang tiếp tục nỗ lực, mở đầu cuộc chiến máy tính bảng tiếp theo.
Apple dẫn đầu
Từ lâu, trên thị trường máy tính bảng lan truyền một câu nói: “Máy tính bảng là iPad và các loại khác”. Dường như, nhận thức về máy tính bảng đã gắn liền với Apple sau thành công của loạt sê ri iPad đình đám và chưa bao giờ thất thế, ngay cả khi các hãng Android đang trỗi dậy. Trong quý đầu tiên của năm 2021, thị trường Trung Quốc của các lô hàng máy tính bảng của Apple đạt 2,7 triệu chiếc, tăng 103,2% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 42,5% tổng thị phần và tổng thị phần của bốn nhà sản xuất hãng đầu trong nước hầu như không thể cạnh tranh với Apple.

Sự thành công của iPad nhờ vào sức hấp dẫn thương hiệu, sức mạnh sản phẩm và khả năng liên kết sinh thái của Apple. Tuy nhiên, để có thể giành được thị phần khổng lồ thì chiến lược chi phí và thiết kế là chìa khóa quyết định. Đầu tiên, không chỉ đạt mức độ phủ sóng cao mà thiết kế của Apple vẫn luôn được người dùng mong đợi nhất. Apple hiện đang bán bốn mẫu iPad, đó là iPad mini (7,9 inch), iPad (10,2 inch), iPad Air (10,9 inch) và iPad Pro (11 inch, 12,9 inch). Trong đó, iPad nhỏ nhất (iPad mini) có kích thước màn hình chỉ 7,9 inch, so với các dòng điện thoại phổ thông hiện nay màn hình lớn hơn 6 inch thì 7,9 inch là kích thước nhỏ nhất của máy tính bảng. Chiếc iPad chuyên nghiệp lớn nhất (iPad Pro) có kích thước màn hình 12,9 inch, chỉ nhỏ hơn một chút so với máy tính xách tay cầm tay 13,3 inch phổ thông.
Thứ hai, iPad khá “tiết kiệm chi phí”. Tất nhiên mức giá để sở hữu một chiếc iPad không hề rẻ nhưng nếu tính lâu dài, người dùng vô cùng hài lòng với số tiền đã bỏ ra. Bởi hệ điều hành iPad hỗ trợ trải nghiệm hoàn chỉnh, iPad Air được trang bị bộ xử lý A14 giống như iPhone 12, iPad 8 được trang bị bộ xử lý A12 và iPad Pro được trang bị chip M1, đều rất hiệu quả. Ngoài ra, tuổi thọ cao cũng là một trong những lý do quan trọng khiến người tiêu dùng sẵn sàng chọn iPad, Apple thường cung cấp dịch vụ cập nhật hệ thống cho iPad lên đến 5 năm, cao hơn nhiều so với các nhà sản xuất Android.
Huawei, Honor, Lenovo và Samsung – Những chiêu thức riêng
Là một trong số ít nhà sản xuất máy tính bảng Trung Quốc có thể cạnh tranh với Apple ở mức giá trên 3000 nhân dân tệ, hành trình đến với máy tính bảng của Huawei khá muộn nhưng mang lại hiệu quả cạnh tranh khả quan. Huawei hiện có các dòng Imagine, M series, MatePad series và MatePad Pro series. Trong số đó, dòng máy tầm trung đến cận cao cấp không hề bị tụt lại trong cuộc cạnh tranh với dòng iPad Air và iPad Pro.
Về phần mềm, được trang bị hệ thống Android, thế giới song song, đa cửa sổ thông minh, chế độ máy tính và các chức năng khác của Huawei đều được đón nhận. Sau khi hệ điều hành Hongmeng được cập nhật, trải nghiệm hệ thống đã được cải thiện rất nhiều. Khó khăn lớn nhất của Huawei là nguồn cung chip bị cắt. Tuy nhiên bất chấp tình trạng thiếu hụt, Huawei vẫn sử dụng một lượng lớn chip Kirin 9000 dự trữ để trang bị cho các sản phẩm máy tính bảng, phản ánh vai trò của dòng sản phẩm trong chiến lược tương lai của hãng.

Được coi là “cường quốc” trong ngành điện thoại di động, Samsung sở hữu sức mạnh chuỗi cung ứng và khả năng thiết kế hàng đầu trong ngành, đồng thời dòng sản phẩm máy tính bảng cho ra mắt rất nhiều chủng loại. Màn hình hiển thị hàng đầu và sự tối ưu hóa, cải tiến qua nhiều năm, hệ thống có trải nghiệm tương đương hoặc thậm chí tốt hơn so với bút stylus của iPad trở thành điểm cộng cho “ông lớn” đến từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, giống như điện thoại di động, máy tính bảng Samsung dường như không được đón nhận tại Trung Quốc, do thiếu tính năng nội địa hóa hệ thống, không chú trọng đến chiến lược thị trường tại đây. Samsung hiện chỉ chiếm thị phần nhỏ trong thị trường máy tính bảng ở đất nước tỉ dân chỉ 3,3%, nhưng sức mạnh của hãng không thể coi thường.
Hoạt động kinh doanh máy tính bảng của Lenovo bắt đầu vào quý đầu tiên của năm nay với tốc độ tăng trưởng cả năm là 492,7% và thị phần tăng từ 1,7% lên 3,2%. Máy tính bảng Xiaoxin Pro2021 mới ra mắt gần đây được trang bị bộ vi xử lý Qualcomm 870 và màn hình tốc độ làm tươi 90Hz, có cấu hình phần cứng đầy đủ với mức giá 3000 nhân dân tệ. Ngoài ra, các sản phẩm màn hình phẳng tầm trung đến giá rẻ của Lenovo từ lâu đã có sức ảnh hưởng lớn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng thực tế hệ máy tính bảng của Lenovo so với Apple, Huawei, Samsung và các nhà sản xuất hàng đầu khác vẫn còn một khoảng cách nhất định.
Nhìn chung, máy tính bảng Android vẫn yếu hơn iPad về hệ sinh thái và sức mạnh sản phẩm, điều này được thể hiện đầy đủ qua việc iPad chiếm một nửa thị phần. Khả năng cạnh tranh của máy tính bảng Android đang dần tăng lên. Các nhà sản xuất tìm kiếmchỗ đứng trên thị trường máy tính bảng đều có những kỹ năng độc đáo của riêng họ.
Làm cách nào để những “người mới” như realme, Vivo và Xiaomi xâm nhập thị trường?

Kể từ khi thế hệ iPad đầu tiên ra mắt vào năm 2010, đây là sản phẩm định vị nằm giữa phân khúc điện thoại di động và máy tính, nhưng xét về thiết kế phần cứng hay phát triển phần mềm, những chiếc máy tính bảng được mệnh danh là “điện thoại cỡ lớn” có xu hướng nghiêng về điện thoại di động.
Trong bối cảnh thị trường máy tính bảng đang dần hồi phục, các nhà sản xuất điện thoại như realme, Vivo, Xiaomi đang chuẩn bị thử nghiệm thị trường ngang dọc. Trong số đó, realme và Vivo là những người đầu tiên, theo sau là Xiaomi với sản phẩm máy tính bảng cuối cùng là Xiaomi Mi Pad 4 ra mắt hồi tháng 6 năm 2018. Trước đó, realme đã chính thức thông báo sẽ lấn sân sang lĩnh vực máy tính bảng, sản phẩm đầu tiên là Realme Pad đã lộ diện một số thông tin nguyên mẫu và cấu hình. realme Pad được định hướng đi theo con đường của Apple, lấy chiến lược chi phí và thiết kế là xương sống để bù đắp cho các dòng điện thoại Oppo.
TL
Bài liên quan
#huawei

Tương lai của Huawei sẽ ra sao sau sự kiện của Meng Wanzhou?
Sự trở lại của Meng Wanzhou được cho là sẽ thúc đẩy tinh thần của nhân viên tại Huawei nhưng gã khổng lồ thiết bị viễn thông và điện thoại thông minh tiếp tục phải hứng chịu những dư chấn do các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ gây ra.

Hậu hòa giải tranh chấp bằng sáng chế, Huawei bắt tay với Verizon
Theo báo cáo mới nhất từ IT House, Huawei thông báo công ty đã đạt được thỏa thuận với nhà điều hành viễn thông Hoa Kỳ là Verizon. Trước đó, hai bên đã xảy ra tranh chấp và Huawei yêu cầu gã khổng lồ Mỹ bồi thường 6,5 tỷ nhân dân tệ phí cấp bằng sáng chế.

Từ vị trí số 1 xuống vị trí số 6 thế giới, động cơ tăng trưởng lớn nhất của Huawei thất bại
Trong 10 năm trở lại đây, điện thoại thông minh có thể nói là “đầu tàu” của sự tăng trưởng kinh tế. Huawei nhờ vào phát triển điện thoại thông minh thực hiện cú nhảy vọt từ một nhà sản xuất thiết bị truyền thông thành gã khổng lồ điện thoại di động toàn cầu và smartphone đã trở thành mảng doanh thu lớn nhất của tập đoàn.

Tương lai nào cho chip bán dẫn Trung Quốc?
Đối với điện thoại di động, chip là chìa khóa, giống như một động cơ xe hơi, không có chip thì không có cách nào để vận hành. Ngoài Huawei, Oppo bắt đầu tham gia đường đua tự nghiên cứu chip bán dẫn, đốt cháy một hy vọng mới cho Trung Quốc.

Huawei hợp tác với BYD gây áp lực lên Tesla
Không chỉ là gã khổng lồ trong lĩnh vực truyền thông, Huawei còn cho ra mắt hệ điều hành Hongmeng chuẩn bị cho bước tiếp theo xâm nhập ngành công nghiệp năng lượng không người lái. Gần đây nhất, Huawei đã hợp tác với nhà sản xuất xe nội địa BYD nhằm gây áp lực với người chơi đến từ Hoa Kỳ là Tesla.

Thị trường chip 5G toàn cầu: Huawei HiSilicon lần đầu tiên rơi khỏi top 5 và Qualcomm chiếm 70% thị phần
Cách đây vài ngày, tổ chức nghiên cứu thị trường Strategy Analytics đã công bố thị trường băng tần cơ sở 5G quý 1 vào năm 2021. Dưới đà phát triển mạnh mẽ của 5G, thị trường băng thông cơ sở 5G toàn cầu đã đạt số lượng hàng và tăng trưởng doanh thu hai con số. Qualcomm, MediaTek, Samsung LSI, Intel và Unigroup Zhanrui dẫn đầu top 5 doanh thu từ băng tần cơ sở trong quý đầu tiên của năm nay.
Đọc thêm Công nghệ
Triển lãm Quốc tế đô thị thông minh châu Á 2022: Nơi hội tụ nhiều "anh lớn" mảng công nghệ quốc tế
Triển lãm Quốc tế đô thị thông minh châu Á 2022 diễn ra từ ngày 26/5 đến 28/5/2022 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn - SECC thu hút sự tham gia của hơn 120 gian hàng trưng bày của nhiều đơn vị trong nước và quốc tế cùng hơn 9.000 khách tham quan là các đại biểu lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ban, ngành Trung ương ; lãnh đạo các Thành phố lớn; lãnh đạo các doanh nghiệp, các tập đoàn hàng đầu của Việt Nam cũng như các nhà đầu tư, chủ dự án trong nước và quốc tế.
iOS 16 và thay đổi đáng mong đợi
Một số chuyên gia kỳ vọng, những thay đổi đáng kể đối với tiện ích Widget sẽ xuất hiện trên bản cập nhật iOS 16.
Google sẽ xoá sổ gần 900,000 ứng dụng lỗi thời khỏi Play Store
Động thái mới nhất của Google nhằm bảo vệ người dùng khỏi các nguy cơ bảo mật.
Giá smartphone, máy chơi game và các sản phẩm sử dụng Chip do samsung sản xuất chuẩn bị tăng giá
Bắt nguồn từ thông tin cho biết Samsung có kế hoạch tăng chi phí dịch vụ sản xuất chip trong nửa cuối năm nay lên 15-20%.
Fintech cho vay SME Đông Nam Á đầu tư tại thị trường Việt Nam
Nền tảng tài chính kỹ thuật số dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( SME) lớn nhất Đông Nam Á mang tên Funding Societies đã chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu lần mở rộng thị trường thứ năm của Funding Societies.
Tình trạng thiếu chip bị lãng quên
"Chỉ vì chúng ta không thường xuyên nghe về nó nhiều nữa không có nghĩa là tình trạng thiếu chip toàn cầu đã chấm dứt" , theo Giám đốc điều hành Intel, Pat Gelsinger
Công nghệ sạc pin đang trong một cuộc đua mới
Công nghệ sạc pin đang trong một cuộc đua mới, tương tự như cuộc đua tăng tốc bộ vi xử lý máy tính cách đây 1 thập kỷ. Rút ngắn thời gian sạc được coi là chìa khóa của sự phát triển pin Li-ion trong giai đoạn hiện nay, có ý nghĩa sống còn với mọi hãng xe điện và các loại phương tiện dùng pin nói chung.
Startup blockchain Việt cán mốc vốn hoá 1 tỷ USD
Theo CoinMarketCap, với hơn 177,8 triệu KNC đang lưu thông trên thị trường, vốn hóa của startup blockchain Việt Nam là Kyber Network đã vươn lên đứng thứ 80 về giá trị trên thị trường.
Việt Nam khôi phục thành công hoạt động vệ tinh VNREDSat-1
Viện Hàn lâm khoa học - công nghệ Việt Nam (VAST) cho biết, các chuyên gia Việt Nam đã khôi phục thành công hệ thống vệ tinh viễn thám VNREDSat-1.
Cảnh báo nguy cơ bị tấn công khi dùng các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở của WSO2
WSO2 cung cấp các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở thường được sử dụng nhiều trong các cơ quan tổ chức có hệ thống thông tin với quy mô lớn như một giải pháp chia sẻ dữ liệu tập trung. Vì vậy theo đánh giá sơ bộ của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC, Cục An toàn thông tin) mức độ ảnh hưởng của lỗ hổng này rất lớn.