Thứ ba 17/06/2025 05:20
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Thế khó của Hoa Sen Group - doanh nghiệp đứng đầu thị phần tôn mạ Việt Nam

Tập đoàn Hoa Sen nói riêng và ngành thép nói chung đang đối diện với khó khăn trong hoạt động xuất khẩu tôn thép do xu hướng bảo hộ thương mại ở nhiều quốc gia. Ngay tại thị trường nội địa, nhu cầu tiêu thụ cũng rất thấp, trong khi nguồn cung dư thừa nên các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh nhau gay gắt.
Thế khó của Hoa Sen Group - doanh nghiệp đứng đầu thị phần tôn mạ Việt Nam
Ảnh minh hoạ: Hoa Sen Group.

Hoa Sen đứng top 1 thị phần tôn mạ tại Việt Nam

Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group) được thành lập vào năm 2001, hiện đang trở thành doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tôn, thép số 1 Việt Nam và là nhà xuất khẩu tôn, thép hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Với vốn điều lệ 6.209 tỷ đồng, Chủ tịch Lê Phước Vũ là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 16,96%.

Tập đoàn hoạt động trong 4 mảng chính: sản xuất kinh doanh tôn - ống thép; sản xuất kinh doanh nhựa; phân phối vật liệu xây dựng – trang trí nội thất và lĩnh vực khác (bất động sản,…).

Hoa Sen đang sở hữu 10 nhà máy tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhằm sản xuất và cung cấp nhanh nhất các sản phẩm tôn mạ, ống thép, ống mạ kẽm nhúng nóng, ống nhựa cho từng thị trường khu vực.

Trong đó, lĩnh vực hoạt động trọng tâm của Hoa Sen là sản xuất và kinh doanh tôn mạ và ống thép.

Tại thị trường nội địa, Hoa Sen chủ yếu phân phối sản phẩm tôn, ống thép, xà gồ và ống nhựa,… qua mạng lưới khoảng 400 cửa hàng trải khắp đất nước. Tính đến hết quý I/2025, số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), Hoa Sen đang chiếm khoảng 27% thị phần tiêu thụ tôn mạ và kim loại màu, đứng top 1 cả nước.

Thế khó của Hoa Sen Group - doanh nghiệp đứng đầu thị phần tôn mạ Việt Nam
Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam.

Còn sản phẩm xuất khẩu trọng yếu của HSG là tôn mạ nhôm kẽm, tôn mạ kẽm, tôn màu, ống thép, ống nhúng nóng và ống nhựa… với tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu chiếm khoảng 60% tổng doanh thu của Tập đoàn, trong đó thị trường trọng điểm bao gồm châu Mỹ, châu Âu và một vài quốc gia châu Á.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất thành phẩm tôn mạ và ống thép, nguyên liệu đầu vào là thép cuộn cán nóng (HRC). Hiện nay, Hoa Sen chưa thể tự chủ được nguyên liệu đầu vào, doanh nghiệp chủ yếu mua thép HRC từ các doanh nghiệp trung gian nhập khẩu thép HRC Trung Quốc, và từ một vài doanh nghiệp trong nước khác như Tập đoàn Hoà Phát hay Formosa Hà Tĩnh. Cũng vì vậy mà giá thép HRC và sản lượng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới biên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Hoa Sen có lãi nhờ hoàn nhập dự phòng và lãi tài chính

Theo công bố từ Hoa Sen, doanh nghiệp đã sản xuất được 432.919 tấn thép các loại trong ba tháng đầu năm 2025.

Đối với hoạt động xuất khẩu, ngành thép Việt Nam chịu tác động từ các cuộc khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại của các quốc gia, gần đây nhất là cuộc điều tra chống bán phá giá của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng từ tháng 9/2024 đối với sản phẩm tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh và mạ màu xuất khẩu từ Việt Nam.

Do tâm lý thận trọng của khách hàng, hoạt động xuất khẩu sang Mỹ của Hoa Sen đã tạm gián đoạn từ tháng 9/2024 đến nay. Tuy nhiên, công ty vẫn tiếp tục tận dụng những lợi thế cạnh tranh cốt lõi để tìm kiếm, mở rộng sang các thị trường mới, đồng thời tăng tiêu thụ trong nước.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý II niên độ 2024 – 2025 (từ ngày 1/1 – 31/3/2025) cho thấy, doanh thu thuần của Tập đoàn đạt 8.452 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong quý, giá bán trung bình của Hoa Sen giảm 3,4% so với quý liền trước. Trong khi đó, giá HRC trung bình quý vừa rồi tại thị trường Việt Nam giảm 2,9% so với giai đoạn cuối năm 2024.

Biên lãi gộp cả quý đạt hơn 12,7%, tăng 0,9 điểm % so với quý liền trước và cao hơn 0,7 điểm % so với cùng kỳ.

Phân tích chi tiết hơn, biên lãi gộp của Hoa Sen thực tế cải thiện là do công ty hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và ghi nhận giảm chi phí giá vốn hàng bán. Nếu loại trừ khoản hoàn nhập dự phòng này, biên lãi gộp của tập đoàn chỉ đạt khoảng 11%.

Thế khó của Hoa Sen Group - doanh nghiệp đứng đầu thị phần tôn mạ Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp.

Trong quý, công ty còn ghi nhận gần 120 tỷ đồng tiền lãi chênh lệch tỷ giá từ hoạt động xuất khẩu, được hạch toán vào doanh thu tài chính.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp thay đổi không quá lớn, trong khi chi phí tài chính (chủ yếu là chi phí lãi vay) tăng 58% lên 68 tỷ đồng, khiến cả quý, Hoa Sen báo lãi sau thuế 205 tỷ đồng, giảm gần 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Và cũng cần nhấn mạnh rằng, nếu loại trừ cả khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 145 tỷ và lãi chênh lệch tỷ giá gần 120 tỷ, thì Hoa Sen sẽ ghi nhận lợi nhuận âm.

Tính lũy kế hai quý đầu niên độ (1/10/2024 - 31/3/2025), Hoa Sen đạt gần 19.674 tỷ đồng doanh thu thuần và 371 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 2% về doanh thu nhưng giảm 12% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp đạt 12,2% và biên lãi ròng đạt 1,9%.

Ngoài ra, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Hoa Sen cũng có sự cải thiện đáng kể từ mức âm hơn 3.400 tỷ ở cùng kỳ sang dương hơn 2.000 tỷ trong hai quý đầu năm niên độ 2025.

Thế khó của Hoa Sen Group - doanh nghiệp đứng đầu thị phần tôn mạ Việt Nam
Nguồn: VPS tổng hợp từ BCTC của Hoa Sen.

Hoa Sen chỉ đi vay ngắn hạn, lãi vay chưa tới trăm tỷ cả quý

Tính đến hết ngày 31/3, tổng tài sản của Tập đoàn Hoa Sen đạt xấp xỉ 17.550 tỷ đồng, trong đó hàng tồn kho chiếm gần một nửa với hơn 8.200 tỷ đồng, song đã phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn gần 171 tỷ đồng.

Cũng như các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ khác, Hoa Sen có xu hướng đầu cơ và tích trữ thép cuộn cán nóng HRC trong 2-3 tháng, chính vì vậy, giá trị hàng tồn kho ảnh hưởng nhiều đến biên lãi gộp theo quý của HSG.

Về khía cạnh này, Hoa Sen được đánh giá là một trong những doanh nghiệp quản trị hàng tồn kho khá tốt - điều này đã được chứng minh trong giai đoạn năm tài chính 2022, khi doanh nghiệp nỗ lực xử lý nhanh thành phẩm và nguyên vật liệu có giá vốn cao bằng cách gia tăng bán chiết khẩu thương mại và giảm giá hàng bán nhằm phục hồi lại biên lãi gộp.

Theo các nhà phân tích từ Chứng khoán NH Securities, dự kiến trong năm tài chính 2025, biên lãi gộp của Hoa Sen vẫn sẽ cải thiện lên mức trung bình 11 - 12% nhờ vào việc tích trữ hàng tồn kho giá vốn thấp, mức chênh lệch giá mua - bán vẫn tiếp tục hỗ trợ tăng biên lợi nhuận, và doanh nghiệp hoàn nhập một phần giá trị hàng tồn kho do kỳ vọng giá bán thành phẩm sẽ tăng nhẹ từ nền thấp trong năm 2025.

Thế khó của Hoa Sen Group - doanh nghiệp đứng đầu thị phần tôn mạ Việt Nam
Chi tiết hàng tồn kho của Hoa Sen, đến phần lớn là nguyên vật liệu và thành phẩm. (Nguồn: BCTC quý II niên độ 2025).

Trở lại với bức tranh tài sản của Hoa Sen, tại cuối tháng 3/2025, khoản phải thu ngắn hạn đạt hơn 3.018 tỷ đồng, trong đó 2/3 đến từ phải thu ngắn hạn của khách hàng. Ngoài ra, thuyết minh các khoản phải thu cho thấy, công ty đã tạm ứng gần 167 tỷ đồng để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Tổng nợ phải trả tại cuối kỳ của Hoa Sen ghi nhận gần 6.240 tỷ đồng. Trong đó, tổng dư nợ vay còn hơn 3.532 tỷ đồng, hoàn toàn là vay ngắn hạn. Con số này đã giảm hơn 1.830 tỷ so với đầu niên độ, khi giảm dư nợ tại Vietcombank và VietinBank, tất toán khoản vay 53 tỷ tại Ngân hàng TNHH MTV United Overseas Bank (Việt Nam). Ngược lại, trong kỳ, công ty phát sinh khoản vay mới trị giá gần 300 tỷ đồng tại HSBC (Việt Nam).

Thực tế năm 2022, Hoa Sen đã tất toán được khoản nợ vay dài hạn nhằm tối ưu chi phí. Hiện tại, tập đoàn sản xuất tôn mạ này chỉ sử dụng khoản vay ngắn hạn và có xu hướng tăng nhẹ nợ vay nhằm tích trữ nguyên vật liệu giá rẻ.

Trong 6 tháng đầu niên độ, Hoa Sen đã đi vay thêm 14.895 tỷ đồng, đồng thời đã trả nợ gốc vay hơn 16.700 tỷ. Chi phí lãi vay đã trả là 94 tỷ.

Thế khó của Hoa Sen Group - doanh nghiệp đứng đầu thị phần tôn mạ Việt Nam
Việc tất toán được nợ vay dài hạn đã giúp tiết kiệm chi phí lãi vay cho Hoa Sen Group. (Nguồn: BCTC).

Trên thị trường chứng khoán, sau thời gian dài cắm đầu giảm, cổ phiếu HSG đã hồi phục từ mức đáy vùng giá 13.300 đồng/cp vào giữa tháng 4 lên 15.850 đồng/cp chốt phiên 10/6.

Hồi Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra tháng 3/2025, Chủ tịch Lê Phước Vũ đánh giá cổ phiếu HSG "đang bèo quá" khi dao động ở vùng 18.000 đồng/cp, tương đương với giá trị sổ sách. Ông bày tỏ thất vọng bởi "cày mấy chục năm trời mà giá cổ phiếu chỉ gần giá trị sổ sách".

Những năm trước, ông thường khẳng định giá hợp lý của HSG vào khoảng 30.000 đồng/cp. Tuy nhiên lần này, người đứng đầu Hoa Sen cho rằng cổ phiếu điều chỉnh cũng hợp lý, bởi nhà đầu tư nắm bắt và điều chỉnh rất nhanh theo xu thế.

Xu thế ông Vũ nhắc đến là khó khăn trong hoạt động xuất khẩu tôn thép do xu hướng bảo hộ thương mại ở nhiều quốc gia. Sản lượng xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu... của Hoa Sen lẫn các doanh nghiệp cùng ngành đều giảm mạnh.

Ngay tại thị trường nội địa, nhu cầu tiêu thụ rất thấp, trong khi nguồn cung dư thừa nên các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau gay gắt. Theo vị Chủ tịch, bây giờ "ngành tôn thép giỏi lắm chỉ đi ngang, còn xu thế chung là đi xuống".

Tin bài khác
Stavian Hóa chất thăng hạng Top 15 nhà phân phối hóa chất lớn nhất thế giới

Stavian Hóa chất thăng hạng Top 15 nhà phân phối hóa chất lớn nhất thế giới

Stavian Hóa chất thăng hạng lên Top 15 toàn cầu theo ICIS 2025, khẳng định vị thế doanh nghiệp Việt trên bản đồ hóa chất quốc tế.
TSG Petro khánh thành nhà máy hóa dầu quốc tế tại Long An, công suất 100 triệu lít/năm

TSG Petro khánh thành nhà máy hóa dầu quốc tế tại Long An, công suất 100 triệu lít/năm

TSG Petro chính thức khánh thành nhà máy hóa dầu công suất 100 triệu lít/năm tại Long An, hướng đến sản xuất dầu nhớt và hóa chất kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế.
Nguồn tiền của chuỗi cho vay cầm đồ F88 đến từ đâu?

Nguồn tiền của chuỗi cho vay cầm đồ F88 đến từ đâu?

Bản chất, F88 huy động vốn từ trái phiếu (không tài sản đảm bảo) và vay từ các tổ chức nước ngoài bằng đồng USD với lãi suất 10,5% - 15%/năm, từ đó dùng khoản tiền này để cho các cá nhân vay cầm cố tài sản với lãi suất cao hơn. Năm vừa rồi, công ty thoát lỗ nhờ tiền lãi phạt hợp đồng và thu từ các khoản cho vay đã xử lý rủi ro, từ đó xoá được lỗ luỹ kế.
Cổ phiếu KPF bị hủy niêm yết bắt buộc: Hệ quả của sai phạm và chuỗi dài sa sút?

Cổ phiếu KPF bị hủy niêm yết bắt buộc: Hệ quả của sai phạm và chuỗi dài sa sút?

Ngày 12/6/2025, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã ban hành văn bản số 911/SGDHCM-NY thông báo về việc hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu KPF của Công ty Cổ phần Đầu tư Tài sản Koji.
Giữa "cơn bão" quét thuốc giả: Nhìn lại cuộc đua của 3 chuỗi dược phẩm Long Châu, Pharmacity và An Khang

Giữa "cơn bão" quét thuốc giả: Nhìn lại cuộc đua của 3 chuỗi dược phẩm Long Châu, Pharmacity và An Khang

Dù gia nhập thị trường sớm hơn nhưng Pharmacity đang dần để vụt mất cơ hội chiếm lĩnh thị trường bán lẻ dược phẩm về tay Long Châu. Trong khi đó, An Khang vẫn đang "loay hoay" tìm đường sau chuỗi ngày thua lỗ. Các công ty này được cho là đang đứng trước "cơ hội vàng" trong ngành dược phẩm đầy tiềm năng được định giá hàng tỷ USD.
Mất "gà đẻ trứng vàng", Saigon Water quay lại vòng xoáy thua lỗ

Mất "gà đẻ trứng vàng", Saigon Water quay lại vòng xoáy thua lỗ

Năm 2025, với việc thu không bù đủ chi, cộng thêm không còn "gà đẻ trứng vàng" từ Nhà máy nước Tân Hiệp 2, Saigon Water dự kiến quay lại vòng xoáy thua lỗ. Mặt khác, dù đang có khoản nợ cả nghìn tỷ đồng, nhưng vẫn sẵn sàng tăng cho vay các bên với lãi suất 8,5 - 11%/năm, không kèm tài sản đảm bảo.
LocknLock tổ chức sự kiện Brand Day 2025: Kích cầu tiêu dùng

LocknLock tổ chức sự kiện Brand Day 2025: Kích cầu tiêu dùng

LocknLock tại Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An vừa công bố tổ chức sự kiện khuyến mãi lớn nhất mùa hè mang tên LocknLock Brand Day 2025 diễn ra từ ngày 20 - 22/6/2025.
Cách Tập đoàn Thái Lan thống lĩnh ngành nhựa từ thượng nguồn đến hạ nguồn tại Việt Nam

Cách Tập đoàn Thái Lan thống lĩnh ngành nhựa từ thượng nguồn đến hạ nguồn tại Việt Nam

SCG Group dường như đang cho thấy rõ tham vọng nắm quyền chủ chốt tại ngành nhựa Việt Nam. Trong suốt nhiều năm qua, tập đoàn Thái Lan này đã thực hiện thành công nhiều thương vụ M&A các doanh nghiệp ngành nhựa nội địa và thành công khép kín ngành sản xuất từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn tại Việt Nam.
Giật mình vốn điều lệ Mekolor khi đề nghị bỏ 100 tỉ USD làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Giật mình vốn điều lệ Mekolor khi đề nghị bỏ 100 tỉ USD làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Liên danh Công ty CP Mekolor và đối tác tự nhận là “Great USA International Capital” (Mỹ) vừa gây xôn xao dư luận khi đệ trình đề xuất đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn lên đến 100 tỉ USD.
Địa ốc Hoàng Quân thay CEO giữa lúc “ngổn ngang” áp lực tài chính

Địa ốc Hoàng Quân thay CEO giữa lúc “ngổn ngang” áp lực tài chính

Quyết định thay Tổng Giám đốc được Địa ốc Hoàng Quân công bố trong bối cảnh doanh nghiệp này đang đối diện với nhiều thách thức lớn về hiệu quả kinh doanh, áp lực tài chính cũng như bài toán triển khai các dự án nhà ở xã hội – lĩnh vực vốn là “danh xưng” gắn liền với thương hiệu Hoàng Quân hơn một thập kỷ qua.
Digiworld chính thức trở thành nhà phân phối các sản phẩm điện máy Hòa Phát và Funiki trên toàn quốc

Digiworld chính thức trở thành nhà phân phối các sản phẩm điện máy Hòa Phát và Funiki trên toàn quốc

Công ty CP thế giới số và CTCP Điện máy gia dụng Hòa Phát Hà Nam đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược và phân phối các sản phẩm điện máy gia dụng mang thương hiệu Hòa Phát và Funiki.
Bamboo Capital đối mặt rủi ro sau loạt vi phạm công bố thông tin?

Bamboo Capital đối mặt rủi ro sau loạt vi phạm công bố thông tin?

Nếu không có giải pháp quyết liệt và rõ ràng trong thời gian tới, Bamboo Capital có thể đối mặt với nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến vị thế doanh nghiệp trên thị trường vốn.
Chiến lược nào để Tập đoàn Aeon thần tốc xây dựng được các trung tâm thương mại tại Việt Nam?

Chiến lược nào để Tập đoàn Aeon thần tốc xây dựng được các trung tâm thương mại tại Việt Nam?

Sau hơn 10 năm, Aeon đã rót khoảng 1,5 tỷ USD vào Việt Nam và dự kiến con số này sẽ tiếp tục được tăng lên. Để rút ngắn thời gian, thủ tục, trong hơn 1 thập kỉ qua, tập đoàn bán lẻ Nhật Bản chọn nước đi khéo léo đó là bắt tay với doanh nghiệp nội địa để nhận chuyển nhượng dự án, từ đó có các khu đất đắc địa, hấp dẫn.
PNJ đạt doanh thu hơn cả tỷ USD mỗi năm từ bán vàng, trang sức

PNJ đạt doanh thu hơn cả tỷ USD mỗi năm từ bán vàng, trang sức

Doanh thu bán vàng, trang sức của PNJ liên tục tăng trưởng sau khi lên sàn chứng khoán, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) trong 5 năm đạt 21,2%. Năm ngoái, PNJ đạt doanh thu kỷ lục với 38.232 tỷ đồng (gần 1,5 tỷ USD) trong bối cảnh giá vàng nổi sóng và có tới 21 lần lập đỉnh.
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vượt số gia nhập

Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vượt số gia nhập

Mỗi tháng, hơn 24.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, cao hơn số lượng doanh nghiệp gia nhập, phản ánh những thách thức thực sự trong môi trường kinh doanh dù Chính phủ đã nỗ lực cải cách.