Thứ sáu 09/05/2025 23:18
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Tăng hạng các chỉ số trong xây dựng chính quyền số tại Phú Thọ

01/10/2022 10:06
Những năm qua, thứ hạng của Phú Thọ trên bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) khá ổn định
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ hội chẩn qua hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh PACS
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ hội chẩn qua hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh PACS.

Năm 2021, Chỉ số PCI của tỉnh Phú Thọ đạt 66,11 điểm, xếp thứ 20/63 tỉnh, thành phố (tăng 1,59 điểm và tăng 2 bậc so với năm 2020); Chỉ số PAR INDEX đạt 88,59 điểm, xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố (tăng 2,85 điểm và tăng một bậc so với năm 2020); Chỉ số SIPAS đạt 89,3%, xếp thứ 13/63 tỉnh, thành phố (tăng 1,1%, tăng 8 bậc so với năm 2020); Chỉ số PAPI đạt 45,34 điểm, xếp thứ 6/63 tỉnh, thành phố (tăng 32 bậc so với năm 2020).

Quá trình xây dựng chính quyền điện tử tại tỉnh Phú Thọ được triển khai từ nhiều năm nay, tuy nhiên tổ chức thành hệ thống đồng bộ, liên thông, thống nhất được thực hiện quyết liệt từ năm 2019, từng bước hướng tới xây dựng chính quyền số, với mục tiêu đề ra là gắn liền với cải cách thủ tục hành chính (TTHC).

Nhìn lại năm 2016, toàn tỉnh chỉ có 1/13 UBND huyện, thành, thị và 2/277 UBND xã, phường, thị trấn có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại, trang thiết bị làm việc cho cán bộ cũng như phục vụ người dân đến làm việc hạn chế; đa số máy tính đều sử dụng phần mềm ứng dụng văn phòng (Word, Excel) phục vụ cho việc báo cáo, thống kê, tính toán. Đến nay, tỷ lệ cán bộ, công chức trong các cơ quan khối Đảng và Nhà nước của tỉnh Phú Thọ được trang bị máy tính phục vụ công tác đạt 100%; 100% cơ quan, đơn vị có kết nối internet tốc độ cao, được trang bị mạng nội bộ kết nối theo mô hình máy chủ/máy trạm.

Hệ thống một cửa điện tử được triển khai đồng bộ, thống nhất giúp theo dõi, giám sát quá trình giải quyết thủ tục hành chính trong phạm vi toàn tỉnh. Cổng Dịch vụ công của tỉnh kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Tính đến hết tháng 9/2022, số TTHC được cung cấp trực tuyến mức độ 3 là 819 thủ tục; mức độ 4 là 716 thủ tục; 80,41% hồ sơ TTHC của tỉnh được đồng bộ lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Các cơ quan, đơn vị toàn tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc, khai thác tối đa hiệu quả của hệ thống quản lý văn bản điều hành, chữ ký số, thư công vụ, hội nghị trực tuyến.

Tiếp nhận, giải quyết TTHC trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh tại xã Yên Kỳ (Hạ Hòa)
Tiếp nhận, giải quyết TTHC trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh tại xã Yên Kỳ (Hạ Hòa).

100% đơn vị cấp sở, cấp huyện, 148/225 xã, phường, thị trấn có Trang thông tin điện tử hoặc chuyên trang thuộc Cổng/trang thông tin điện tử cấp huyện cung cấp các thông tin về cơ quan, đơn vị, chỉ đạo điều hành, thông tin tuyên truyền, văn bản pháp luật, dịch vụ công trực tuyến, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đầu tư và các thông tin tổ chức, hoạt động khác của cơ quan, đơn vị, đạt tỉ lệ 65,77%, tăng 22,66% so với năm 2020.

Đặc biệt, năm 2020 tỉnh đi đầu trong triển khai dự án hệ thống truyền hình thực tuyến đến toàn bộ 13/13 huyện, thành, thị, 225/225 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Hệ thống được đầu tư trang thiết bị tiên tiến gồm smart tivi, camera, máy tính, mic thu và các phụ kiện khác… đáp ứng khả năng kết nối, chuyển tiếp các cuộc họp từ hệ thống hội nghị truyền hình trung ương sang hệ thống hội nghị truyền hình từ tỉnh đến xã, giúp cấp cơ sở tiếp thu các nội dung chỉ đạo trực tiếp từ cấp trung ương được đầy đủ, kịp thời.

Trong năm 2021, Phú Thọ tập trung triển khai số hóa cơ sở dữ liệu (CSDL) các ngành, lĩnh vực một cách khẩn trương, quyết liệt, rõ nét nhằm đồng bộ hóa thông tin, dễ khai thác, sử dụng và lưu trữ, góp phần nâng cao hiệu quả, tăng tính công khai, minh bạch trong hoạt động chỉ đạo điều hành của các cơ quan nhà nước.

Ông Trịnh Hùng Sơn - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ nhấn mạnh: Việc xây dựng hệ thống nền tảng chính quyền điện tử liên thông, đồng bộ, thống nhất 3 cấp, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động đã dần thay đổi lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức từ phương thức làm việc thủ công sang làm việc trên môi trường điện tử. Nhờ đó các nhiệm vụ được giải quyết nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm và đồng bộ hơn; không bị gián đoạn ngay cả trong những đợt cao điểm phòng chống dịch COVID-19.

Chỉ sau 2 năm triển khai, cơ sở dữ liệu của tỉnh, các ngành, lĩnh vực cơ bản được triển khai đồng bộ. Dù trong điều kiện của một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, song với phương châm “toàn diện, kiên quyết, kiên trì”, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm, quá trình chuyển đổi số của tỉnh đã chuyển đổi căn bản lề lối, phương thức làm việc trong hoạt động chỉ đạo quản lý, điều hành của các cấp ủy, chính quyền, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

P.V

Bài liên quan
Tin bài khác
Tái khởi động đấu giá băng tần

Tái khởi động đấu giá băng tần 'kim cương' 700 MHz vào ngày 20/5

Băng tần 700 MHz có ưu thế vượt trội về khả năng phủ sóng xa, xuyên vật cản tốt và giúp giảm chi phí đầu tư hạ tầng – đặc biệt hiệu quả ở khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo.
Đồng Nai chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại

Đồng Nai chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại đã thúc đẩy giao thương giữa Đồng Nai với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - thương mại.
TP Hồ Chí Minh: Đến 24/5 sẽ áp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cho 100% hộ kinh doanh

TP Hồ Chí Minh: Đến 24/5 sẽ áp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cho 100% hộ kinh doanh

Việc triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là cơ hội để các hộ kinh doanh thích ứng với một môi trường kinh doanh minh bạch, chuẩn hóa và ngày càng chuyên nghiệp.
Hà Nội lập đoàn kiểm tra, giám sát xử lý phản ánh, kiến nghị trên ứng dụng iHanoi

Hà Nội lập đoàn kiểm tra, giám sát xử lý phản ánh, kiến nghị trên ứng dụng iHanoi

Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra phản ánh trên ứng dụng iHanoi, đoàn sẽ báo cáo và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Phải số hóa hoàn toàn kinh doanh xăng dầu trước 30/4/2025

Phải số hóa hoàn toàn kinh doanh xăng dầu trước 30/4/2025

Các đơn vị kinh doanh xăng dầu phải thực hiện đầy đủ quy định về hóa đơn điện tử, bao gồm cả hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo từng lần bán hàng, đồng thời bảo đảm kết nối dữ liệu với cơ quan thuế.
99.000 người đã được hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động qua eTax Mobile

99.000 người đã được hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động qua eTax Mobile

Ứng dụng công nghệ hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động bắt đầu từ ngày 4/4 đã nhanh chóng phát huy hiệu quả. Chỉ trong vòng chưa đầy hai tuần, đến ngày 16/4, hệ thống đã tự động xác định hoàn thuế cho 98.721 hồ sơ, với số tiền gần 490 tỷ đồng.
Thái Nguyên mở rộng kênh bán hàng nông sản trên nền tảng số

Thái Nguyên mở rộng kênh bán hàng nông sản trên nền tảng số

Thái Nguyên trở thành tỉnh đầu tiên triển khai gian hàng nông sản chung trên Shopee, mở ra cơ hội lớn cho nông sản địa phương vươn xa toàn cầu, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số trong thương mại điện tử.
Đến năm 2030, 80% người dân và doanh nghiệp sẽ dùng dịch vụ công trực tuyến

Đến năm 2030, 80% người dân và doanh nghiệp sẽ dùng dịch vụ công trực tuyến

Theo Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 71/NQ-CP của Bộ Nội vụ, đến năm 2030, tối thiểu 80% người dân và doanh nghiệp sẽ sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.
Quận Bình Tân: Hưởng ứng chương trình chuyển đổi số và Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh”

Quận Bình Tân: Hưởng ứng chương trình chuyển đổi số và Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh”

Sáng 29/3, Phường Bình Hưng Hoà B- quận Bình Tân, tổ chức Lễ phát động hưởng ứng phong trào “Nhân dân phường Bình Hưng Hoà B hãy trở thành Công dân số Thành phố Hồ Chí Minh”.
Tổ chức đấu giá lại băng tần 700 MHz: Cơ hội phát triển mạng 5G diện rộng

Tổ chức đấu giá lại băng tần 700 MHz: Cơ hội phát triển mạng 5G diện rộng

Việc đấu giá thành công băng tần 700 MHz, đặc biệt là khối băng tần B2-B2', sẽ giúp thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai mạng 5G tại Việt Nam.
Chuyển đổi số và AI: Cơ hội mới cho thị trường đầu tư Việt Nam

Chuyển đổi số và AI: Cơ hội mới cho thị trường đầu tư Việt Nam

Chuyển đổi số và ứng dụng AI đang mở ra cơ hội lớn cho thị trường đầu tư Việt Nam, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng và bền vững hơn trong bối cảnh mới.
Thông báo: Tạm dừng các hệ thống thuế điện tử

Thông báo: Tạm dừng các hệ thống thuế điện tử

Cục Thuế khuyến nghị người nộp thuế tiếp tục thực hiện các thủ tục hành chính thông qua hệ thống thuế điện tử, tiếp nhận trực tiếp hoặc qua bưu chính, ngoại trừ nộp thuế điện tử.
Sơn La: Khai thác tiềm năng kinh tế số cho doanh nghiệp và hợp tác xã

Sơn La: Khai thác tiềm năng kinh tế số cho doanh nghiệp và hợp tác xã

Tỉnh Sơn La đã thực hiện những bước đi quan trọng nhằm khai thác tiềm năng kinh tế số thông qua việc khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp và hợp tác xã (HTX) vào các nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử.
Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được: Thành phố đang hội tụ đủ yếu tố “thiên thời - địa lợi - nhân hòa”

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được: Thành phố đang hội tụ đủ yếu tố “thiên thời - địa lợi - nhân hòa”

Thành phố đang hội tụ đủ yếu tố “thiên thời - địa lợi - nhân hòa” để hiện thực hóa Nghị quyết 57, tạo bước đột phá mạnh mẽ và đưa TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Việt Nam thí điểm sàn giao dịch carbon từ tháng 6/2025

Việt Nam thí điểm sàn giao dịch carbon từ tháng 6/2025

Cục Biến đổi khí hậu, thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, đang tích cực chuẩn bị cho giai đoạn thử nghiệm sàn giao dịch carbon bằng cách xây dựng hệ thống đăng ký hạn ngạch và tín chỉ carbon quốc gia.