Tại sao những hạn chế di chuyển làm xói mòn tinh thần của Hồng Kông?
- 1
- Cơ hội giao thương
- 11:09 13/09/2021
DNHN - Những hình ảnh, ca từ ca ngợi về một “thành phố quốc tế của châu Á”, “tự do”, “Đông-Tây hội ngộ” mà Hồng Kông xây dựng bấy lâu nay dường như đang bị che khuất bởi bức tường lớn mang tên “hạn chế do đại địch”.

Được biết, hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn virus Corona tại Hồng Kông là một trong những biện pháp nghiêm ngặt nhất thế giới. Đây là điều đáng tự hào, giúp khu vực này tránh khỏi tấn công diện rộng của Covid-19 nhưng mặt khác cũng đem lại những thay đổi khó tránh khỏi. Tất nhiên, hệ quả bao gồm ngành du lịch cũng như tất cả những người làm việc trong lĩnh vực này đều là “thương vong” trong biên giới khép kín.
Trong một bản ghi nhớ nghiên cứu hồi tháng 3, Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông (HKMA) lưu ý rằng: “Du lịch nội địa của Hồng Kông đã nhanh chóng trở thành một vụ ‘kinh doanh phá sản’ trong bối cảnh đại dịch Covid-19, và có những lo ngại về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này đối với lao động và phục hồi thị trường”. Phân tích dữ liệu từ năm 2018, HKMA phát hiện ra rằng du lịch nội địa chiếm 3,6% GDP và 5,8% tổng số việc làm. Cơ quan kết luận rằng “sự phá sản của ngành du lịch do đại dịch gây ra hiện nay đã dẫn đến điều kiện thị trường lao động xấu đi nhanh chóng” cũng như “tác động sâu sắc và lâu dài” đến ngành du lịch và nền kinh tế rộng lớn hơn. Tuy nhiên, không chỉ ngành du lịch chịu tác động tiêu cực mà có lẽ bản thân tinh thần của Hồng Kông đang bị mai một.
Mặc dù 92% trong số 7,5 triệu người cho rằng Hồng Kông là quê hương của người gốc Hoa nhưng trên thực tế, điều tra dân số năm 2016 cho thấy bộ phận lớn dân số có gia đình ở vùng biên giới Trung Quốc đại lục hoặc xa hơn là ở nước ngoài. 8% còn lại đến từ Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Úc, Thái Lan, Narnia, Winterfell, Neverland… Có lẽ do các yếu tố địa lý và văn hóa, người Hồng Kông có những mối quan hệ quốc tế bền chặt nên đây cũng là nhóm ưa xê dịch.
Theo dữ liệu có sẵn của International Travel Expo, Hồng Kông được xếp hạng là thị trường du lịch nước ngoài lớn thứ 12 trên thế giới và đã chi 26,9 tỷ đô la Mỹ cho du lịch quốc tế. Theo Ủy ban Du lịch, tình hình bất ổn chính trị bắt đầu vào năm 2019 có thể có tác động tiêu cực đến du lịch nội địa với lượng du khách giảm 14,2% xuống còn 55,91 triệu người vào năm 2019, ngược lại với du lịch nước ngoài. Một trang web của chính phủ thừa nhận những lý do đằng sau hiện tượng này bao gồm: thiếu các lựa chọn du lịch trong nước; sức chi tiêu của người dân; vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng của Hồng Kông; sức mạnh của hộ chiếu Hồng Kông; và chính phủ Hồng Kông không kiểm soát người dân cũng như ngoại hối khi rời khỏi lãnh thổ.
Đúng vậy, người Hồng Kông vẫn được tự do rời đi nếu họ mong muốn nhưng để có thể quay lại là cả một chặng đường dài, nhiều người đã lựa chọn vĩnh viễn không quay đầu cho đến khi các hạn chế bị loại bỏ. Không thể đếm xuể đã có bao nhiêu người lựa chọn như vậy nhưng chắc chắn những sự ra đi này đã gây tổn thương nặng nề cho toàn bộ Hồng Kông. Khi các phương tiện truyền thông địa phương gần đây đưa tin Trung Quốc đại lục không có ý định mở cửa biên giới với Hồng Kông cho đến sau Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022 vào tháng hai, không nghi ngờ gì nữa, Hồng Kông tiếp tục mất đi lượng lớn dân cư cũng như tinh thần do cô lập giữa đại dịch.
Trong khi đó, một số địa điểm nổi tiếng khác như Maldives rất cởi mở cho hoạt động kinh doanh. Báo cáo của Bộ Du lịch nước này cho thấy lượng khách du lịch trong tháng 8 đã đứng đầu số liệu được ghi nhận trong thời gian trước đại dịch. Theo hãng tin Tân Hoa Xã, “Maldives đã đón 120.529 lượt khách du lịch từ ngày 1 tháng 8 đến ngày 25 tháng 8, so với 120.341 lượt khách du lịch vào tháng 8 năm 2019”. Phần đông du khách đến với quần đảo Ấn Độ Dương là người Nga, Ấn Độ và Đức.
TL (theo SCMP)
Bài liên quan
#hạn chế di chuyển

Thượng Hải đặt mục tiêu quay trở lại cuộc sống bình thường vào ngày 1 tháng 6
Việc Thượng Hải phong tỏa hoàn toàn và các lệnh hạn chế đối với hàng trăm triệu người tiêu dùng và công nhân ở hàng chục thành phố khác đã làm ảnh hưởng đến doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp và việc làm, làm tăng thêm lo ngại nền kinh tế có thể suy giảm trong quý II.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
2 cách tiếp cận mới tại thị trường Bắc Âu
Bắc Âu là các nước nhỏ, nhưng có nền kinh tế mở, hiện đại, xuất nhập khẩu thường chiếm 50-60% GDP. Mặc dù dân số ít nhưng kim ngạch nhập khẩu của các nước Bắc Âu khá ấn tượng.
Cơ hội gia tăng xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ
Với nhiều lợi ích sức khỏe từ cà phê mang lại, xu hướng tiêu dùng thay đổi được dự đoán là sẽ thúc đẩy thị trường cà phê của Hoa Kỳ.
Nhiều tiềm năng từ thị trường xuất khẩu sản phẩm Halal
Việt Nam là một trong những quốc gia XK nông, thủy sản lớn trên thế giới, nằm ở vị trí địa lý gần những thị trường Halal lớn, nhưng XK thực phẩm của các DN Việt Nam vào thị trường Halal mới chỉ là bước đầu khai phá.
Nhật Bản - thị trường khắt khe nhưng nhiều tiềm năng
Hiện nay một số sản phẩm Việt Nam đã thâm nhập thành công vào chuỗi phân phối tại Nhật Bản, có thể kể đến sản phẩm nước dừa, sữa dừa...
Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số
Hiệp định RCEP là một hiệp định thương mại tự do giữa 15 quốc gia ở châu Á Thái Bình Dương, hiệp định đã giúp châu Á chiếm ưu thế về nền kinh tế kỹ thuật số.
Tận dụng lợi thế của UKVFTA đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh
Cơ hội cho các mặt hàng gỗ, hạt điều và gạo thâm nhập vào thị trường Anh rất rộng mở, đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực với rất nhiều ưu đãi dành cho những mặt hàng này.
Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội cho ngành thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu qua tại thị trường Bắc Âu
Hiệp định EVFTA đưa nhiều loại thuế đối với thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Bắc Âu về 0%. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các nước khác trong lĩnh vực này.
Cơ hội từ cuộc “khủng hoảng cơm gà” tại Singapore
“Khủng hoảng cơm gà" của Singapore bắt đầu khi thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob công bố ngừng xuất khẩu thịt gà sống sang Singapore từ tháng 6. Điều này đã khiến Singapore thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung gà tươi và phải chuyển sang dùng gà đông lạnh.
Xuất khẩu cá ngừ sang Mexico tăng trưởng mạnh
Nhờ được hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP và nhu cầu nhập khẩu cá ngừ của Mexico đang tăng cao sẽ giúp cho xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường này thêm thuận lợi và phát triển.
Algeria ban hành những biện pháp mới về quản lý nhập khẩu
Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria đã công bố danh mục hơn 400.000 sản phẩm địa phương đăng trên nền tảng kỹ thuật số để doanh nghiệp tra cứu.