
Sony bắt tay TSMC xây nhà máy chip trị giá hơn 7 tỷ đô la tại Nhật Bản
Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan đồng thời là nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới cùng tập đoàn Sony có kế hoạch xâ dựng một nhà máy sản xuất chất bán dẫn trị giá 800 tỷ yên (7,14 tỷ đô la Mỹ) ở miền Tây Nhật Bản.

Theo thông tin chưa chính thức, Sony có khả năng nắm giữ cổ phần thiểu số của công ty mới đặt tại tỉnh Kumamoto, cũng thuộc khu vực đất sở hữu của tập. Nhà máy sẽ sản xuất chất bán dẫn được sử dụng trong cảm biến hình ảnh camera cũng như chip cho ô tô và các sản phẩm khác, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào khoảng năm 2023 hoặc 2024. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản sẽ trợ cấp một nửa chi phí hoạt động nhà máy.
Đây sẽ là hoạt động sản xuất chip đầu tiên của TSMC tại Nhật Bản trong bối cảnh ngành công nghệ toàn cầu vật lộn với tình trạng thiếu chất bán dẫn và gián đoạn cung ứng. Tháng 7, gã khổng lồ công nghệ Đài Loan đã xác nhận rằng công ty đang "tích cực xem xét" các kế hoạch cho dự án.
Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản ngày càng lo ngại về khả năng duy trì sự ổn định của chuỗi cung ứng khi thiếu chip trầm trọng và căng thẳng gia tăng xung quanh eo biển Đài Loan. Trước đó, các nhà sản xuất chip Nhật Bản đã từ bỏ cuộc đua phát triển chip quy mô lớn vào những năm 2010 và thay vào đó ký hợp đồng sản xuất chất bán dẫn tiên tiến cho các công ty như TSMC. Bằng cách chấp nhận đầu tư trực tiếp từ công ty Đài Loan, Nhật Bản hy vọng sẽ hồi sinh ngành sản xuất các sản phẩm tiên tiến trong nước.
Kế hoạch đầu tư được đưa ra trong bối cảnh các nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu cũng đang chạy đua để đưa sản xuất chất bán dẫn về nước vì lý do an ninh quốc gia. Đầu năm nay, Washington đã thông qua dự luật lưỡng đảng trị giá 52 tỷ đô la nhằm hỗ trợ việc nghiên cứu và phát triển sản xuất chất bán dẫn.
TL
Cùng chuyên mục


TikTok tìm cách nâng doanh thu từ thương mại điện tử lên 20 tỷ USD

Sau Nhật Bản, tới lượt Mỹ đưa ChatGPT vào hoạt động của chính phủ

Cụm từ AI hoàn toàn vắng bóng xuyên suốt sự kiện lớn của Apple

CEO OpenAI: Cần thành lập một cơ quan quốc tế giám sát công nghệ AI

Châu Âu đang cố gắng thúc đẩy một lệnh cấm chung đối với Huawei
-
Xử lý DNNN kém hiệu quả cần rành mạch hóa nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ thị trường
-
Triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo tính chính xác của báo cáo tài chính
-
Coi trọng tiếng nói của doanh nghiệp trong xây dựng chính sách
-
3 nhóm hành vi sai phạm của nhân sự cấp cao doanh nghiệp thường mắc phải
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024