Quỹ Tiền tệ Quốc tế thông qua gói hỗ trợ lớn nhất lịch sử để giúp các nước chống COVID-19
- 10
- Thị trường - Tài chính
- 17:07 03/08/2021
DNHN - Với 650 tỷ USD, đây là gói hỗ trợ nguồn tài chính lớn nhất lịch sử của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm giúp các nước đang đối mặt với tình trạng nợ gia tăng và sụt giảm kinh tế vì đại dịch COVID-19.
Cụ thể, ngày 2/8 Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo Hội đồng Thống đốc của tổ chức này đã thông qua mức phân bổ chung mới dành cho Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), tương đương 650 tỷ USD, trong nỗ lực thúc đẩy thanh khoản toàn cầu nhằm hỗ trợ các quốc gia chiến đấu với đại dịch COVID-19.
Trong thông báo, Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva nhấn mạnh đây là một quyết định mang tính lịch sử - đợt phân bổ SDR lớn nhất trong lịch sử của IMF - và là sự kích thích đáng khích lệ dành cho nền kinh tế toàn cầu vào thời điểm khủng hoảng chưa từng có. Thông báo lưu ý rằng quyết định phân bổ SDR sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các thành viên IMF, giải quyết nhu cầu dự trữ dài hạn trên thế giới, xây dựng lòng tin và thúc đẩy khả năng phục hồi và ổn định của nền kinh tế toàn cầu.

Đây là lần đầu tiên kể từ khi IMF tung gói cứu trợ 250 tỷ USD, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, tổ chức cho vay lớn nhất thế giới này áp dụng quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva đánh giá gói tài chính lịch sử 650 tỷ USD này như “một mũi vaccine tiêm đối với thế giới”, qua đó sẽ giúp tăng cường ổn định kinh tế toàn cầu.
Theo trang mạng fxstreet.com, khoảng 275 tỷ USD trong lần phần bổ này sẽ được dành cho các thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển, trong đó có những nước thuộc diện thu nhập thấp.
Một lựa chọn quan trọng là các thành viên có vị thế mạnh mẽ có thể tự nguyện chuyển một phần SDR của mình để mở rộng quy mô cho vay dành cho các nước diện thu nhập thấp thông qua Quỹ Tín thác Tăng trưởng và Giảm nghèo (PRGT) của IMF. Hỗ trợ ưu đãi thông qua PRGT hiện nay lãi suất là 0%. IMF cũng đang thăm dò các lựa chọn khác để giúp các nước nghèo hơn và dễ bị tổn thương hơn trong nỗ lực phục hồi kinh tế.
SDR ra đời năm 1969, được coi là loại tiền tệ quy ước của IMF sử dụng trong quan hệ tín dụng giữa quỹ với các nước thành viên hoặc giữa các nước với nhau. Phương tiện này có thể quy đổi thành một đồng tiền bất kỳ như: USD, Euro, Yen, bảng Anh và Nhân dân tệ - để đáp ứng nhu cầu cân bằng thanh toán của các nền kinh tế thành viên.
IMF sử dụng SDR làm cơ sở cho các khoản vay khẩn cấp của thể chế tài chính này. Theo thông cáo trên, việc phân bổ SDR trị giá 650 tỷ USD này sẽ có hiệu lực từ ngày 23/8 tới.
PV(TH)
Bài liên quan
- IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
- IMF, WB, WTO, WHO kêu gọi các nước giàu tài trợ 50 tỷ USD để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine Covid-19
- IMF kêu gọi về một bộ quy tắc chung toàn cầu về đánh thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tránh chiến tranh thương mại
- IMF dự báo lạm phát của Việt Nam vẫn quanh mức 4% trong năm 2021
#Covid 19

Trường hợp nào không bị xử phạt vi phạm hành chính do ảnh hưởng của dịch Covid-19?
Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều lô hàng không kịp làm thủ tục hải quan dẫn đến tình huống vi phạm hành chính mà doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý không mong muốn. Trước thực tế này, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và công chức hải quan trong việc thực thi, Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, để triển khai có hiệu quả thì doanh nghiệp cần nắm rõ trường hợp nào bị xử phạt và không bị xử phạt vi phạm hành chính do “sự kiện bất khả kháng” đối với từng vụ việc cụ thể.

Tập đoàn VsetGroup ủng hộ quỹ vaccine phòng Covid-19 cho quận Tân Bình và Gò Vấp
Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, mới đây, Tập đoàn VsetGroup đã ủng hộ 200 triệu đồng cho Uỷ Ban mặt trận tổ quốc Việt Nam quận Tân Bình và Gò Vấp để góp phần hỗ trợ quỹ vaccine phòng Covid-19.

Nền kinh kế bị ảnh hưởng tiêu cực - đồng tiền Thái Lan mất giá nhất khu vực
Hiện tại, đồng baht mất 4% giá trị so với đồng USD khi 31,24 baht đổi 1 USD, mức giảm cao ở Đông Nam Á - khu vực cũng chứng kiến đà mất giá của nhiều đồng tiền khác

Kinh doanh online có phải là lối đi an toàn cho doanh nghiệp Việt trước đại hồng thủy Covid sắp tới?
Giữa nguy cơ Covid 19 có thể quay trở lại, liệu kinh doanh online có thực sự là con tàu an toàn cho các doanh nghiệp yên tâm vượt bão?

WHO: Cánh cửa cơ hội kiềm chế dịch Covid-19 đang hẹp dần
Người đứng đầu WHO nhận định ngày 21/2 rằng mặc dù vẫn còn cơ hội kiềm chế sự lây lan của Covid-19 nhưng "cánh cửa cơ hội này đang hẹp dần".

Hà Nội sắp quyết định ngày học sinh đi học trở lại
Ông Nguyễn Đức Chung nói chỉ khi nào người dân yên tâm hoàn toàn thì mới cho học sinh đến trường. Ngày 21/2, Chủ tịch UBND Hà Nội sẽ đưa ra quyết định chính thức.
Đọc thêm Thị trường - Tài chính
Doanh nghiệp giao dịch ngoại tệ online nhận thưởng tới 17 triệu đồng
Cụ thể, trong chương trình“Giao dịch Online – Ưu đãi cực High” của HDBank, từ nay tới ngày 15/10/2022, khách hàng doanh nghiệp được hưởng gói ưu đãi phí với giá trị thưởng lên tới 7 triệu đồng khi mua bán ngoại tệ qua kênh Internet Banking.
Nam A Bank được chấp thuận tăng vốn điều lệ tối đa thêm 1.900 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận việc Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) tăng vốn điều lệ tối đa thêm 1.900 tỷ đồng
Vĩnh Phúc: Bảy tháng thu ngân sách tăng gần 10% so với cùng kỳ
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tài chính, trong 7 tháng đầu năm Vĩnh Phúc đã thu ngân sách 21.805 tỷ đồng, tăng 9,77% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 68,3% mục tiêu 2022.
VN-Index đảo chiều đi xuống sau hai phiên tăng liên tiếp
VN-Index giảm 2,35 điểm (tương đương 0,19%) xuống còn 1.256,5 điểm. Chênh lệch giữa các mã tăng giảm không quá lớn với 246 mã giảm so với 210 mã tăng và 77 mã đứng giá.
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt vinh dự nhận 5 giải thưởng lớn về kinh doanh Thẻ quốc tế
Vừa qua, tại Hội nghị thường niên JCB Việt Nam,Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã vinh dự nhận 5 giải thưởng lớn về kinh doanh Thẻ quốc tế.
Hà Tĩnh: Dư nợ phục vụ nhu cầu đời sống chiếm 19,08%
Việc các ngân hàng triển khai đa dạng các gói vay phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất phù hợp đã góp phần hạn chế tín dụng “đen” trên địa bàn, nhất là các khu vực nông thôn.
Kiều hối chảy về Thành phố Hồ Chí Minh giảm trong 6 tháng đầu năm 2022
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tổng lượng kiều hối chuyển về Thành phố thông qua các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 3,16 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2021.
Một số chỉ tiêu về chiến lược tài chính toàn diện của Nghệ An đạt và vượt so với tỷ lệ chung của cả nước
Đó là thông tin được ông Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nêu lên tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì…
20.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi được dành cho công nhân
Nhu cầu vay tiêu dùng lên cao trong 2 năm đại dịch Covid-19 đã tạo “đất” cho tín dụng đen, vốn đã được NHNN và các tổ chức tích cực đẩy lùi, có điều kiện nảy nở trở lại. Giờ đây, “cuộc chiến” với tín dụng đen gieo mầm độc trong đời sống người có thu nhập thấp, đang được sự tiếp sức của các gói vay từ hệ thống tín dụng chính thức, với HD SAISON và một công ty tài chính khác.
Tỷ giá biến động đe dọa nhập khẩu cuối năm
Công tác điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ tuy gặp nhiều áp lực do thị trường quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường. Doanh nghiệp xuất, nhập khẩu cần chủ động ứng phó với biến động tỷ giá để giảm rủi ro trong những tháng cuối năm.