Phó TGĐ FPT: Kinh tế số là tương lai, là nơi tạo ra nhiều triệu phú USD nhất cho Việt Nam
- 13
- Trò chuyện
- 11:47 10/10/2021
DNHN - Ông Đỗ Cao Bảo - một trong 13 thành viên sáng lập tập đoàn FPT và hiện đang giữ chức Phó Tổng giám đốc FPT, đã có những chia sẻ về tương lai của nền kinh tế số tại Việt Nam.
Những câu hỏi nhiều trăn trở
Đã từ nhiều năm nay chúng ta trăn trở rằng "năng xuất lao động của người Việt Nam thấp, chỉ bằng 1/20 Singapore", "động lực tăng trưởng của chúng ta phụ thuộc quá lớn vào đầu tư FDI, mà đầu tư FDI vào Việt Nam chủ yếu để tận dụng lợi thế về đất đai, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực giá rẻ, vì vậy mà FDI chỉ mang lại giá trị gia tăng thấp", "nếu không thay đổi cơ cấu kinh tế thì nguy cơ Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình là khá lớn".
Chúng ta đã bàn nhiều, đã loay hoay tìm cách tạo ra những lĩnh vực kinh tế có giá trị gia tăng cao, tạo ra năng xuất lao động cao hơn, rồi có một thời chúng ta hô hào: "phải tạo ra sản phẩm make in Việt Nam", "Go Global".
Bằng sự sáng tạo, đột phá, dám nghĩ, dám làm (dám đi tìm những vùng đất mới) của thế hệ trẻ 8X, 9X trong thời đại internet, bằng những kết quả được khẳng định trên thực tế đã giúp các nhà hoạch định chính sách quốc gia xác định rằng kinh tế số, chính là tương lai của Việt Nam, là lời giải cho những câu hỏi, những trăn trở ở trên.
Kinh tế số là lời giải
Kinh tế số không có biên giới, dễ ràng tiến ra toàn cầu (Go Global), ít ảnh hưởng bởi đại dịch, có năng xuất lao động cao gấp 5, gấp 10 năng xuất lao động trung bình của quốc gia, có tốc độ tăng trưởng gấp 4-5 lần tốc độ tăng trưởng GDP quốc gia.
Trong lĩnh vực Blockchian, Mobile Game, Crypto (tiền điện tử), chỉ trong vòng có 4-6 năm thôi đã tạo ra một vài công ty có vốn hoá hàng tỷ USD và hàng chục công ty có giá trị vài trăm triệu đô và đang là lĩnh vực tạo ra nhiều triệu phú USD nhất cho người Việt.
Trong lĩnh vực YouTube đã có những bạn trẻ có thu nhập 200 tỷ, 300 tỷ đồng, nộp thuế thu nhập cá nhân 18 tỷ, 23 tỷ đồng một năm. Không chỉ các bạn sống ở thành phố mà số các bạn sinh ra và sinh sống ở nông thôn trở thành YouTube nổi tiếng cũng không hiếm.
Trong lĩnh vực Affiliates, Dropship, POD đã có khá nhiều các bạn sinh viên, thậm chí học phổ thông 9X đời cuối, 2000 đời đầu trở thành triệu phú USD.
Kinh tế số là gì?
Kinh tế số là một phần của nền kinh tế, hoạt động dựa trên ứng dụng công nghệ số, bao gồm hai mô hình: Thứ nhất là cung cấp dịch vụ số cho chính phủ, doanh nghiệp và người dân; thứ hai là sản xuất, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ số
Đối với mô hình thứ nhất cung cấp dịch vụ số gọi là nền kinh tế internet (dịch vụ được thực hiện trên Internet), bao gồm các lĩnh vực sau: E-Commerce (thương mại điện tử, mua bán online), Transport & Food: Transport, Food Delivery (Vận chuyển công nghệ, giao đồ ăn).
Online Travel: Flight, Hotel, Vacation Rentals (booking chuyến bay, khách sạn, Abnb); Online Media: Advertising, Gaming, Video on Demand, Music on Demand (quảng cáo trực tuyến, game, video, âm nhạc theo yêu cầu); Financial Services: Payment, Remittance, Lending, Isurance, Investing (thanh toán, chuyển tiền, cho vay, bảo hiểm, đầu tư).
Thứ nữa là HealthTech (Khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ từ xa) và cuối cùng là EdTech (đào tạo trực tuyến).
Mô hình thứ hai chính là sản xuất và tạo ra các sản phẩm (ứng dụng), công cụ và dịch vụ thuộc 7 lĩnh vực kinh tế số trên. Đây chính là lĩnh vực mà người Việt có sở trường, có thể vượt lên trên, đứng đầu các quốc gia Đông Nam Á.
Tiềm năng kinh tế số tại Việt Nam
Theo Google, Temasek và Bain & Company trong báo cáo "e-Conomy SEA 2020" thì năm 2020 kinh tế số internet Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 16%, cao nhất ASEAN và trong giai đoạn 2020-2025, kinh tế số Internet của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép đạt 29% năm (cao gấp hơn 4 lần tăng trưởng GDP), đạt 52 tỷ USD vào năm 2025.
Cũng theo Google và Temasek, Việt Nam, cùng Indonesia, đang dẫn đầu Đông Nam Á về tốc độ tăng trưởng kinh tế số, trong đó Hà Nội và TP HCM là hai trong 7 thành phố lớn phát triển nền kinh tế số của Đông Nam Á.
Quy mô nền kinh tế số tại Việt Nam. (Nguồn: Bain).
Trong lĩnh vực phần mềm, đặc biệt là phần mềm xuất khẩu, Việt Nam chúng ta đang có nguồn lao động lớn với qui mô tính bằng trăm nghìn người, với năng xuất lao động cao gấp 5 - 6 lần năng xuất lao động bình quân cả nước.
Điều đáng mừng là nhiều công ty đã chuyển sang mô hình làm những công việc trọn gói với qui mô lớn, làm sản phẩm thương mại trong lĩnh vực AI, Bigdata, Blockchain, những công việc khó hơn, có năng xuất lao động cao hơn.
Về sản xuất các ứng dụng Mobile Game (thị trường toàn cầu cỡ 100 tỷ USD năm), Việt Nam thuộc top 7 thế giới, đứng đầu Đông Nam Á (Singapore đứng thứ hai). Trong lĩnh vực Blockchain, AI, Crypto, Việt Nam cũng có rất nhiều tiềm năng với nhiều dự án thu hút các nhà đầu tư từ Mỹ, ngoài Sky Mavis còn khá nhiều công ty khác rất tiềm năng, còn đang ẩn mình.
Bạn hãy tưởng tượng nếu không có e-commerce (mua bán online), không có shipper công nghệ, không có ebanking thanh toán online, không có mạng xã hội, không có hội họp trực tuyến, thì không biết chúng ta sẽ sống như thế nào trong những ngày lockdown toàn thành phố, toàn xã hội vừa qua.
Vâng chính nhờ kinh tế số mà chúng ta đã sống, tồn tại, làm việc tại nhà, để cùng nhau vượt qua những ngày gian khó nhất trong đại dịch COVID-19. Thế nên hãy tin rằng tương lai của chúng ta là kinh tế số.
Đỗ Cao Bảo - Phó Tổng giám đốc FPT
Bài liên quan
- UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 lên 7,04%
- Những điều cần biết về mũi tiêm tăng cường ngăn chặn biến thể Omicron
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến góp ý về đấu thầu chọn nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf
- Tiến độ triển khai hệ thống thu phí không dừng: Vẫn chưa hết nóng!
- Doanh nghiệp nhỏ là nền tảng của các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á
- Bảo quản sữa tươi, sữa chua đúng cách – Điều đơn giản nhưng nhiều người bỏ qua
- Giải thưởng Chất lượng quốc tế vinh danh nhà sản xuất sữa tươi sạch từ đồng đất Việt
- Khẩn trương tổ chức đấu thầu tập trung thuốc ở Trung ương
- Quy định mới về lộ trình lựa chọn nhà thầu tham gia mua sắm thuốc
- Sẽ xử lý các cá nhân, đơn vị không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công
- "Phản pháo" về nghi vấn "làm đẹp" số liệu chỉ số CPI
- Ngành hàng không Việt Nam có tốc độ phục hồi trong top 10 các thị trường hàng không trên thế giới
- VNDirect nhận định tác động lớn từ chính sách của Fed đến nền kinh tế Việt Nam
- Hàng tồn kho sản xuất đạt kỷ lục 1,8 tỷ đô la trên toàn thế giới
- Bukalapak của Indonesia dự kiến mức thua lỗ sẽ lớn hơn trong năm 2022
- Cộng đồng doanh nghiệp gồng gánh "cơn khát" nhân lực và áp lực giá nguyên vật liệu, chi phí logistics
- Lợi nhuận ngành công nghiệp Trung Quốc trong tháng 5 đã có cải thiện mặc dù tiếp tục sụt giảm do hạn chế COVID-19
- Thị trường IPO Nhật Bản sụt giảm trầm trọng trước nỗi lo suy thoái
Đọc thêm Trò chuyện
Người sở hữu 9 bằng đại học ở Cà Mau
Sinh ra trong một gia đình trí thức ở Cà Mau, trước năm 1975, ông Đoàn Minh Tuấn chia sẻ, thời trẻ được tiếp xúc, gặp gỡ nhiều người học hành thành đạt, uyên bác nhiều lĩnh vực, đã thôi thúc trong ông tinh thần ham học hỏi những điều mới lạ...
Đỗ Việt Anh - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thương mại BOO: "Chúng tôi là doanh nghiệp đầu tiên có phòng ban riêng về môi trường"
Xuất hiện trên thị trường từ năm 2009, BOO nhanh chóng trở thành nhãn hiệu thời trang được giới trẻ yêu thích, không chỉ nhờ thiết kế bắt mắt, chất lượng bền, giá cả phù hợp mà còn nhờ những thông điệp, giá trị bền vững luôn được Việt Anh và đội ngũ BOO gửi gắm vào từng sản phẩm. Hành trình "xanh từ trong ra ngoài" suốt 13 năm ấy được Việt Anh chia sẻ trong câu chuyện sau:
CEO VNG Cloud và tư duy khác biệt cho mục tiêu số 1 thị trường điện toán đám mây Việt Nam
Mười tám năm trên cương vị thuyền trưởng của CMC Sài Gòn, xây dựng một công ty tích hợp hệ thống từ mức doanh thu 30 tỷ lên hơn 2.000 tỷ, trong đó có 8 năm liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 30%/năm, quyết định "rời sân" của ông Đặng Thế Tài khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ…
Kế hoạch lớn của "Vua hàng hiệu"
Nhân dịp năm mới, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) - Johnathan Hạnh Nguyễn đã chia sẻ về 2 mảng kinh doanh quan trọng của IPPG là hàng hiệu và vận tải hàng không. Hàng hiệu chính mảng kinh doanh đầu tiên và cốt lõi, tạo ra cái tên ‘Vua hàng hiệu’ của ông Johnathan, còn vận tải hàng không là tân binh – được ông đặt rất nhiều kỳ vọng trong tương lai.
CEO Dh Foods Nguyễn Trung Dũng: Khởi nghiệp vì nhớ hương vị quê nhà giữa trời Âu
"Mình không có gì tiếc nuối khi chọn bước ra khỏi vòng an toàn để khởi nghiệp. Bản thân mình cũng tự hào vì phần nào giới thiệu được gia vị đặc sản vùng miền Việt Nam đến với người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài", CEO Dh Foods Nguyễn Trung Dũng.
Đạo lý kinh doanh trong bối cảnh đại dịch và "luật chơi" thời hội nhập
Ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Tập đoàn Truyền thông Lê trả lời về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cho những câu hỏi về CRS ở Việt Nam.
Chủ tịch HĐQT Sun Group Đặng Minh Trường: "Đại dịch khiến chúng tôi kiên cường, mạnh mẽ hơn"
“Trong thách thức luôn có cơ hội. Đại dịch đã khiến Sun Group kiên cường, mạnh mẽ hơn và làm được nhiều việc ý nghĩa cho cộng đồng” – ông Đặng Minh Trường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group chia sẻ.
Những "sếp ngoại" đưa doanh nghiệp vượt dịch tại Việt Nam
Đằng sau những doanh nghiệp lớn đang gồng mình vượt qua khó khăn chồng chất do đại dịch Covid-19 là các thuyền trưởng luôn vững vàng trước sóng gió.
Doanh nhân Nguyễn Thị Minh Luận: Phụ nữ hiện đại phải dám nghĩ, dám thay đổi
Từ bỏ công việc văn phòng ổn định, bước chân vào thương trường Nguyễn Thị Minh Luận đã từng bước khẳng định được bản thân cũng như vai trò và vị thế của người phụ nữ hiện đại. Cô đã trở thành động lực để nhiều chị em phụ nữ mạnh mẽ thay đổi bản thân. Nguyễn Thị Minh Luận hiện tại là BIG BOSS của hệ thống hơn 7.000 “mẹ bỉm”, đang kinh doanh sản phẩm Ngũ cốc BEONE ở khu vực Bình Định.
Không để hoàn cảnh thành “hòn đá” ngáng đường doanh nghiệp
Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập đã có cuộc phỏng vấn TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.