Thứ ba 19/11/2024 19:46
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Nợ xấu tăng, bộ đệm dự phòng của ngân hàng suy yếu

01/12/2023 13:21
Số dư dự phòng rủi ro của các ngân hàng tuy tăng, nhưng ở mức thấp so với đà tăng của số dư nợ xấu, khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu suy giảm.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Chất lượng tài sản đi xuống

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của ngành ngân hàng được kiểm soát dưới ngưỡng 3%, nhưng có xu hướng tăng, cuối quý III/2023 là 2,2%, so với mức 2,07% cuối quý II và mức 2% cuối năm 2022.

Theo Ngân hàng Nhà nước, chất lượng tín dụng của nhiều ngân hàng có dấu hiệu đi xuống. Trong đó, một số nhà băng niêm yết có tỷ lệ nợ xấu vượt 3%.

Chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng chịu áp lực giảm trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động, bởi diễn biến xung đột Nga - Ukraine trở nên phức tạp, gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, làm gia tăng nguy cơ lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều nền kinh tế. Các đối tác thương mại lớn của Việt Nam tiềm ẩn rủi ro suy thoái, đặc biệt sau sự cố liên quan đến một số ngân hàng tại Mỹ đổ vỡ.

VIS Rating đánh giá, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng có xu hướng tăng chủ yếu đến từ các khoản cho vay khách hàng cá nhân cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Các ngân hàng tập trung vào bán lẻ và SME ghi nhận nợ xấu tăng mạnh từ cho vay mua nhà và vay mua ô tô, cũng như từ các khoản cho vay chủ đầu tư bất động sản và công ty xây dựng. Ngoài ra, các ngân hàng hoạt động mạnh trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng ghi nhận tỷ lệ nợ quá hạn gia tăng đáng kể trong 3 quý đầu năm nay so với mức trung bình ngành, do kinh tế tăng trưởng chậm lại ảnh hưởng tới thu nhập và khả năng trả nợ của nhóm khách hàng có rủi ro cao này.

Các chuyên gia của VIS Rating kỳ vọng, thời gian tới, tỷ lệ nợ xấu mới hình thành của ngành ngân hàng sẽ chậm lại do khả năng trả nợ của khách hàng dần được cải thiện, nhờ điều kiện kinh doanh khả quan hơn và mặt bằng lãi suất ở mức thấp.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Tài chính, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM nhận định, nợ xấu ngân hàng tùy thuộc vào sự chống chọi của doanh nghiệp trước điều kiện thị trường có khó khăn. Nếu kinh tế hồi phục nhanh thì nợ xấu ngành ngân hàng sẽ giảm nhanh. Hiện tại, kinh tế vẫn khó khăn và không ít doanh nghiệp thua lỗ, dẫn tới nợ xấu. Trong khi đó, số lượng hợp đồng, đơn hàng của doanh nghiệp chậm cải thiện. Dự báo, đến cuối quý IV/2023, thậm chí đầu năm 2024, nợ xấu mới có thể đạt đỉnh.

Theo WiGroup, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tiếp tục kém đi trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng thấp, hoạt động cho vay đối với lĩnh vực bất động sản thận trọng hơn và cầu tín dụng ở nhóm doanh nghiệp xuất khẩu thấp do thiếu đơn hàng. Các ngân hàng chịu áp lực nợ xấu, nhưng Thông tư 02/2023/TT-NHNN cho phép các ngân hàng có quyền lựa chọn cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong phạm vi tối đa 12 tháng và giữ nguyên nhóm nợ, trong khi các khoản dự phòng có thể trích dần trong 2 năm. Nhờ vậy, áp lực lên báo cáo tài chính năm nay của các ngân hàng không lớn, do nguy cơ nợ xấu gia tăng có thể được chuyển một phần sang nửa cuối năm 2024.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng, nhưng dự phòng rủi ro không tăng tương xứng, khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu (số dư dự phòng/tổng nợ xấu) của ngành ngân hàng suy giảm. Thậm chí, một số ngân hàng giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, qua đó ghi nhận lợi nhuận khả quan.

Chẳng hạn, tại Sacombank, thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi trong quý III/2023 đều giảm, nhưng Ngân hàng ghi nhận lợi nhuận tăng hơn 36%, nhờ chi phí dự phòng giảm gần 66% so với cùng kỳ.

Tương tự, Saigonbank lấy lại đà tăng trưởng lợi nhuận trong quý III/2023 nhờ cắt giảm một nửa chi phí dự phòng, mặc dù nhiều mảng kinh doanh kém khởi sắc.

Theo thống kê của WiChart, số dư dự phòng rủi ro vào cuối quý III/2023 của các ngân hàng niêm yết ở mức 196.550 tỷ đồng, tăng 16,6% so với cuối năm 2022. Trong cùng khoảng thời gian, số dư nợ xấu tăng 52,7%, lên gần 210.000 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm từ 123% cuối năm 2022 xuống 94% vào cuối quý III/2023.

TPBank, Sacombank, LPBank có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cuối quý III/2023 trung bình khoảng 55%, thấp nhất 5 năm qua và thấp hơn đáng kể so với mức trung bình ngành là 93%, do chất lượng tài sản suy giảm và trích lập dự phòng khiêm tốn.

Các ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm mạnh nhất so với cuối năm 2022 bao gồm MB, TPBank, LPBank, Sacombank, ACB, Techcombank, với mức giảm lần lượt 116,1%, 88%, 74,6%, 66,8%, 64,7%, 64,3%. Mặc dù vậy, so với các ngân hàng tư nhân khác thì tỷ lệ bao phủ nợ xấu của các nhà băng này đến cuối tháng 9/2023 nhìn chung vẫn ở mức cao như MB là 122%, ACB là 94,6%, Techcombank là 93%, LPBank là 67%, Sacombank là 64,2%, TPBank là 47%.

Nhóm ngân hàng quốc doanh cũng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cuối quý III/2023 giảm so với cuối năm ngoái như Vietcombank giảm gần 50%, VietinBank giảm 59,6%, BIDV giảm 58,5%, nhưng vẫn ở mức cao, lần lượt là hơn 270%, 172,4%, 158,4%.

Ông Trần Ngọc Báu, Tổng Giám đốc WiGroup cho rằng, khi thu nhập không tăng, để không ảnh hưởng tới lợi nhuận, các ngân hàng đang cố gắng tiết giảm chi phí, trong đó có cả chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, việc này sẽ gây ra áp lực trong các quý sau.

Thực tế cho thấy, việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh nợ quá hạn tăng, thị trường bất động sản ảm đạm khiến việc xử lý tài sản đảm bảo là bất động sản không dễ thực hiện.

Tính đến cuối tháng 9/2023, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng là 2,74 triệu tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế và tăng 6,04% so với cuối năm 2022.

Trong báo cáo gửi Quốc hội ngày 8/10/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, tỷ lệ nợ xấu lĩnh vực bất động sản có chiều hướng tăng, tháng 7/2022 là 1,8%, đến tháng 7/2023 là 2,58%.

Hiện nay, tổng giá trị bất động sản thế chấp tại các ngân hàng chiếm khoảng 70% tổng tài sản đảm bảo cho những khoản vay.

Thời gian qua, không ít ngân hàng thực hiện bán đấu giá tài sản bảo đảm khoản vay của khách hàng là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nhằm thu hồi nợ, nhưng không thành công, phải tổ chức lại nhiều lần.

TS. Nguyễn Hữu Huân nhận định, rủi ro đối với ngân hàng là khó tránh khỏi nếu nợ xấu tăng mà tỷ lệ bao phủ dự phòng giảm xuống mức thấp. Lợi nhuận ngành ngân hàng năm nay nhiều khả năng sẽ giảm so với năm ngoái, bởi tín dụng của toàn ngành tăng chậm, đến cuối tháng 10/2023 mới đạt hơn 7%, trong khi nguồn thu phi tín dụng khó tăng mạnh.

P.V (t/h)

Tin bài khác
Hai nhà băng bội thu từ Concert “Anh trai vượt ngàn chông gai”

Hai nhà băng bội thu từ Concert “Anh trai vượt ngàn chông gai”

Techcombank và VIB gây sốt với chiến lược "săn vé concert", thu hút hàng triệu khách hàng và huy động nghìn tỷ đồng từ các chương trình tặng vé hấp dẫn.
150 cán bộ nhân viên HDBank tham gia chương trình “Hiến máu tình nguyện 2024”

150 cán bộ nhân viên HDBank tham gia chương trình “Hiến máu tình nguyện 2024”

Đây là lần thứ 24 Đoàn cơ sở HDBank phối hợp Bệnh viện truyền máu huyết học TP.HCM tổ chức hoạt động ý nghĩa này dành cho cán bộ nhân viên HDBank khu vực TP. Hồ Chí Minh.
Lãi suất ngân hàng 19/11:  Lãi suất huy động tiếp tục tăng mạnh

Lãi suất ngân hàng 19/11: Lãi suất huy động tiếp tục tăng mạnh

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 19/11 lãi suất huy động tăng mạnh, thị trường ngân hàng tiếp tục sôi động với loạt, vượt ngưỡng 6% tại nhiều kỳ hạn.
Lý giải vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng?

Lý giải vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng?

Ngân hàng Nhà nước Viêt Nam (NHNN) không mua vàng vì sợ bơm thêm tiền ra nền kinh tế, đồng thời tránh rủi ro biến động giá vàng ảnh hưởng đến ổn định tài chính.
Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh giao thương cuối năm

Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh giao thương cuối năm

Nhiều ngân hàng đang cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đẩy mạnh sản xuất và giao thương trong mùa cao điểm cuối năm.
Những điểm nhấn tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank)

Những điểm nhấn tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank)

Chiều ngày 16/11, Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank – Mã: LPB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 tại Ninh Bình.
Lãi suất ngân hàng 18/11: Đua nhau chạm mốc cao nhất 9,5%

Lãi suất ngân hàng 18/11: Đua nhau chạm mốc cao nhất 9,5%

Lãi suất ngân hàng hôm nay 18/11 tiếp tục tăng mạnh, với một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất hấp dẫn, đạt đỉnh tới 9,5%/năm, thu hút thêm nguồn tiền gửi.
BIDV và KiotViet hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

BIDV và KiotViet hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Cổ phần Công nghệ KiotViet (KiotViet) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng tích hợp trên phần mềm KiotViet.
Vietcombank xây dựng Khung trái phiếu xanh

Vietcombank xây dựng Khung trái phiếu xanh

Việc xây dựng Khung Trái phiếu xanh đánh dấu bước tiến quan trọng của Vietcombank trong hành trình thúc đẩy phát triển bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
SeABank nâng cao năng lực Ban kiểm soát để tăng cường khả năng giám sát và phát triển bền vững cho Ngân hàng

SeABank nâng cao năng lực Ban kiểm soát để tăng cường khả năng giám sát và phát triển bền vững cho Ngân hàng

Ngân hàng SeABank đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu bổ sung 02 thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023 – 2028, nâng tổng số thành viên BKS lên 05 thành viên.
Lãi suất ngân hàng 16/11: Agribank và Nam A Bank tăng mạnh lãi suất huy động

Lãi suất ngân hàng 16/11: Agribank và Nam A Bank tăng mạnh lãi suất huy động

Agribank và Nam A Bank tăng mạnh lãi suất huy động, thu hút chú ý và phản ánh cuộc đua hút vốn tiết kiệm giữa biến động tài chính, một cuộc cạnh tranh hút vốn.
Vĩnh Phúc thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp thông qua hỗ trợ tín dụng

Vĩnh Phúc thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp thông qua hỗ trợ tín dụng

Đối mặt khó khăn kinh tế, Vĩnh Phúc đẩy mạnh hỗ trợ tín dụng ưu đãi, giúp doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh ổn định.
Tăng trưởng tín dụng khả quan, kỳ vọng bứt phá vào cuối năm

Tăng trưởng tín dụng khả quan, kỳ vọng bứt phá vào cuối năm

Tín dụng ngân hàng tăng trưởng mạnh, đặc biệt trong vay mua nhà và tiêu dùng, mở ra cơ hội vàng cho người vay và thúc đẩy phục hồi kinh tế cuối năm 2024.
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú: Tín dụng xanh là nhiệm vụ rất trọng tâm của ngành

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú: Tín dụng xanh là nhiệm vụ rất trọng tâm của ngành

Chia sẻ tại Hội thi “Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh”, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết: “Phát triển ngân hàng xanh, tín dụng xanh vẫn là một nhiệm vụ rất trọng tâm của ngành Ngân hàng trong thời gian tới”.
Lãi suất ngân hàng 15/11: “Đua nhau” tăng ở các kỳ hạn tiết kiệm

Lãi suất ngân hàng 15/11: “Đua nhau” tăng ở các kỳ hạn tiết kiệm

Lãi suất ngân hàng ngày hôm nay 15/11/2024 tiếp tục tăng mạnh, ngân hàng "đua nhau" điều chỉnh mức lãi suất các kỳ hạn gửi tiết kiệm, thu hút nhà đầu tư.