Thứ bảy 19/07/2025 10:31
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Những kịch bản nào cho TikTok khi thời hạn bị cấm tại Mỹ sắp đến?

Thời hạn 5/4 đang đến gần, TikTok tại Mỹ đứng trước nguy cơ bị cấm nếu không đạt thỏa thuận. Liệu nền tảng này sẽ bán mình, rời đi hay tìm ra lối thoát mới ?
Những kịch bản nào cho TikTok khi thời hạn bị cấm tại Mỹ sắp đến?
Những kịch bản nào cho TikTok khi thời hạn bị cấm tại Mỹ sắp đến ?

Hai tuần trước thời hạn 5/4 – mốc thời gian buộc TikTok phải bán mình hoặc rời khỏi Mỹ – các cuộc đàm phán đang bước vào giai đoạn then chốt. Nhà Trắng, dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Donald Trump, đã đóng vai trò trung gian kết nối các bên như một ngân hàng đầu tư. Phó Tổng thống Mỹ JD Vance và Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz là hai nhân vật chủ chốt dẫn dắt tiến trình này.

"Gần như chắc chắn sẽ có một thỏa thuận cấp cao nhằm bảo đảm an ninh quốc gia và giúp TikTok trở thành một công ty Mỹ thực sự", ông Vance tuyên bố.

Kế hoạch hiện tại đề xuất rằng các nhà đầu tư Mỹ trong ByteDance sẽ tăng mua lại cổ phần để giảm tỷ lệ sở hữu của Trung Quốc xuống dưới 20% theo quy định của Mỹ. Đồng thời, TikTok Mỹ sẽ được tách biệt thành một thực thể độc lập, hoạt động dưới sự giám sát của Oracle. Các quỹ đầu tư lớn như Susquehanna International Group, General Atlantic và KKR đang dẫn đầu thương vụ này.

Theo hồ sơ pháp lý của TikTok năm ngoái, các nhà đầu tư toàn cầu hiện nắm 58% cổ phần ByteDance, trong khi nhà sáng lập Zhang Yiming sở hữu 21%, phần còn lại thuộc về nhân viên từ nhiều quốc gia, bao gồm khoảng 7.000 người Mỹ.

Oracle - "Phao cứu sinh" của TikTok Mỹ

Những kịch bản nào cho TikTok khi thời hạn bị cấm tại Mỹ sắp đến?
Nhà Trắng đang xem xét khả năng Oracle nắm giữ một phần cổ phần nhỏ trong thực thể TikTok mới tại Mỹ

Oracle có mối quan hệ mật thiết với TikTok tại Mỹ từ năm 2020, khi nền tảng này trở thành khách hàng quan trọng trong mảng điện toán đám mây của tập đoàn công nghệ này. Khi Washington siết chặt kiểm soát TikTok vì lo ngại an ninh quốc gia, Oracle nhanh chóng trở thành một phần trong giải pháp nhằm đảm bảo dữ liệu người dùng Mỹ không bị truy cập bởi ByteDance.

Năm 2022, TikTok đã đề xuất "Dự án Texas", một kế hoạch lưu trữ dữ liệu người dùng Mỹ trên các máy chủ của Oracle. Dự án này tiêu tốn hơn 1 tỷ USD nhưng không được chính quyền Mỹ chấp nhận là đủ để giải quyết những lo ngại về bảo mật. Nay, theo Politico, thương vụ TikTok đang được xem xét theo hướng mở rộng "Dự án Texas" thành "Dự án Texas 2.0", trong đó Oracle sẽ chịu trách nhiệm giám sát dữ liệu và các bản cập nhật phần mềm của TikTok Mỹ.

Bên cạnh đó, Nhà Trắng cũng xem xét khả năng Oracle nắm giữ một phần cổ phần nhỏ trong thực thể TikTok mới tại Mỹ, tiếp tục cung cấp dịch vụ hạ tầng công nghệ và đảm bảo không có "cửa hậu" nào để chính phủ Trung Quốc khai thác.

Những rào cản trong thương vụ TikTok

Dù các cuộc đàm phán đang tiến triển, vẫn còn nhiều thách thức lớn cần giải quyết: Cụ thể, về giá trị thương vụ, TikTok Mỹ được định giá từ 20 tỷ USD đến 150 tỷ USD, khiến không nhiều công ty có đủ tiềm lực tài chính để mua lại. Những "gã khổng lồ" công nghệ như Meta hay Google có thể đáp ứng về mặt tài chính nhưng sẽ bị cấm do luật chống độc quyền.

Một trong những trở ngại lớn nhất của thương vụ mua lại TikTok là thuật toán đề xuất nội dung của TikTok – yếu tố cốt lõi giúp nền tảng này thành công. Chính quyền Trung Quốc đã khẳng định sẽ không cho phép ByteDance bán thuật toán này cho công ty Mỹ. Nếu TikTok Mỹ bị bán mà không có thuật toán, bên mua sẽ phải tự phát triển một thuật toán mới, điều này vô cùng phức tạp. Ngay cả Meta cũng chưa thể tạo ra một thuật toán tương tự để cạnh tranh với TikTok.

ByteDance trước đó đã tuyên bố rằng việc chia tách TikTok Mỹ ra khỏi hệ thống toàn cầu là gần như bất khả thi về mặt công nghệ và thương mại. Các luật sư của TikTok cũng đã đưa ra lập luận này tại Tòa án Tối cao Mỹ trong một phiên điều trần gần đây.

Ngoài Oracle, như truyền thông đưa tin, nhiều doanh nhân và công ty đang quan tâm đến việc mua lại TikTok, nhưng vẫn chưa có thỏa thuận cuối cùng. Microsoft cũng đã thể hiện quan tâm đến việc mua TikTok và từng đàm phán vào năm 2020 nhưng thất bại. Trong khi đó Perplexity AI đề xuất mô hình sở hữu mới, trong đó Chính phủ Mỹ có thể nắm giữ tới 50% cổ phần TikTok sau IPO. Project Liberty, nhóm đầu tư do Frank McCourt và "cá mập" Kevin O’Leary dẫn đầu, cũng tham gia đấu thầu, cùng với sự góp mặt của đồng sáng lập Reddit Alexis Ohanian. Ngoài ra, YouTuber MrBeast được một nhóm đầu tư liên hệ để tham gia thương vụ, với tổng vốn huy động hơn 20 tỷ USD. Hiện TikTok vẫn hoạt động nhưng có nguy cơ bị gián đoạn nếu không đạt thỏa thuận với chính phủ Mỹ, dù cả ByteDance và Washington đều tỏ ra sẵn sàng đàm phán hơn trước.

Nếu ByteDance không đạt được thỏa thuận trước ngày 5/4, TikTok sẽ phải đối mặt với lệnh cấm tại Mỹ. Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump từng ám chỉ rằng ông có thể gia hạn thời gian nếu cần thiết. Dù vậy, việc kéo dài quá trình đàm phán có thể vấp phải phản đối từ Quốc hội, bởi luật an ninh quốc gia nhằm cấm TikTok đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.

Tin bài khác
Diễn đàn sản xuất thông minh Việt Nam 2025: Phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Diễn đàn sản xuất thông minh Việt Nam 2025: Phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Diễn đàn sản xuất thông minh Việt Nam 2025 với chủ đề chuyên sâu về nâng cấp sản xuất thông minh, phát triển hệ sinh thái bán dẫn và tăng trưởng bền vững. Đây là sự kiện nhằm cụ thể hóa các định hướng của Nghị quyết 57-NQ/TW, tạo cầu nối giữa chính sách của Chính phủ và thực tiễn triển khai tại doanh nghiệp.
Xuất khẩu công nghệ tăng tốc vượt trội tại châu Á

Xuất khẩu công nghệ tăng tốc vượt trội tại châu Á

Xuất khẩu công nghệ tại châu Á đã tăng vượt trội so với nhóm phi công nghệ, với khoảng cách lớn nhất ghi nhận ở Thái Lan, theo báo cáo mới nhất của Nomura.
Kinh tế số và công nghệ chiến lược: Lối đi tất yếu cho mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam

Kinh tế số và công nghệ chiến lược: Lối đi tất yếu cho mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam

Kinh tế số và công nghệ chiến lược đang trở thành hai trụ cột then chốt trong mô hình tăng trưởng mới, dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam vươn lên mạnh mẽ trong giai đoạn 2026–2030.
Huawei trở lại ngôi vương thị trường smartphone Trung Quốc

Huawei trở lại ngôi vương thị trường smartphone Trung Quốc

Lần đầu tiên sau hơn bốn năm, Huawei đã vượt qua các đối thủ nội địa để dẫn đầu thị trường smartphone Trung Quốc, bất chấp sức mua yếu và tổng lượng tiêu thụ toàn ngành giảm sút.
Giao hàng hỏa tốc: Cuộc đua của những “ông lớn” thương mại điện tử Trung Quốc

Giao hàng hỏa tốc: Cuộc đua của những “ông lớn” thương mại điện tử Trung Quốc

Alibaba và JD.com đang đổ hàng tỷ USD vào cuộc chiến giành ngôi vương thị trường bán lẻ tức thời tại Trung Quốc, trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và cạnh tranh khốc liệt với Meituan.
AI đang làm sụt giảm nhu cầu tuyển dụng tại Anh

AI đang làm sụt giảm nhu cầu tuyển dụng tại Anh

Nhiều doanh nghiệp tại Anh đang giảm tuyển dụng ở các vị trí dễ dàng bị thay thế bởi AI, cho thấy công nghệ này đang tác động rõ nét đến thị trường lao động và chiến lược nhân sự.
Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025”: Cú hích cho doanh nghiệp mở rộng thị trường

Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025”: Cú hích cho doanh nghiệp mở rộng thị trường

Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025” sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 4 - 6/9/2025.
Bước tiến mới của y tế tuyến đảo: Vinmec Phú Quốc điều trị hẹp ống sống cho bệnh nhân cao tuổi bằng kỹ thuật nội soi hiện đại

Bước tiến mới của y tế tuyến đảo: Vinmec Phú Quốc điều trị hẹp ống sống cho bệnh nhân cao tuổi bằng kỹ thuật nội soi hiện đại

Cụ bà N.T.C 85 tuổi vừa được phẫu thuật giải ép rễ thần kinh điều trị hẹp ống sống thành công tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Phú Quốc. Chỉ sau một ngày, người bệnh đã có thể ngồi dậy và đi lại - kết quả vượt mong đợi đối với người bệnh cao tuổi có bệnh lý vùng cột sống và nền sức khỏe phức tạp.
Nvidia trở thành công ty đầu tiên đạt mức định giá 4000 tỷ USD

Nvidia trở thành công ty đầu tiên đạt mức định giá 4000 tỷ USD

Nvidia trở thành công ty đầu tiên chạm mốc vốn hóa 4.000 tỷ USD, phản ánh vai trò dẫn đầu trong làn sóng AI toàn cầu và niềm tin mạnh mẽ từ Phố Wall.
Từ năm 2026, hàng hóa online bắt buộc công bố chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng

Từ năm 2026, hàng hóa online bắt buộc công bố chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng

Từ 2026, tất cả hàng hóa online trên thương mại điện tử phải công bố chứng nhận chất lượng theo nhóm rủi ro, truy xuất nguồn gốc và tuân thủ quy định mới.
"Ứng dụng AI sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tăng trưởng doanh thu"

"Ứng dụng AI sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tăng trưởng doanh thu"

Tại buổi toạ đàm: “Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI" diễn ra sáng nay (9/7), ông Trần Khánh Tư đã chia sẻ 5 bước ứng dụng AI giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, tăng trưởng vượt bậc.
Dữ liệu sẽ quyết định thắng cuộc trong cuộc đua công nghệ và trí tuệ nhân tạo

Dữ liệu sẽ quyết định thắng cuộc trong cuộc đua công nghệ và trí tuệ nhân tạo

Shark Hưng nhận định AI là cơ hội lớn, dữ liệu là “vàng mới”, doanh nghiệp nào làm chủ được công nghệ, sẽ chiến thắng trong kỷ nguyên chuyển đổi số toàn diện.
"Công nghệ AI thay đổi cách thức vận hành doanh nghiệp trong kỷ nguyên số"

"Công nghệ AI thay đổi cách thức vận hành doanh nghiệp trong kỷ nguyên số"

Công nghệ AI đang tạo ra cuộc chuyển đổi sâu rộng, buộc doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên mới. Đây cũng là nhận định được ông Bùi Quang Hiếu - Giảng viên tại Viện Quản trị & Công nghệ FSB (Đại học FPT) chia sẻ mới đây.
Giá điện thoại HONOR tháng 7/2025 giảm mạnh: Cơ hội tốt để nâng cấp

Giá điện thoại HONOR tháng 7/2025 giảm mạnh: Cơ hội tốt để nâng cấp

Tháng 7/2025, giá điện thoại HONOR tại Việt Nam giảm mạnh, từ phân khúc phổ thông đến cao cấp. HONOR 400 series chính thức mở bán, với giá từ 8,8 triệu đồng.
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành bộ tiêu chí chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành bộ tiêu chí chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi số dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn.