Thứ sáu 22/11/2024 00:52
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Ngành thủy sản đối mặt khó khăn với quy định về kích thước cá ngừ

03/08/2024 11:01
Việc tuân thủ quy định mới về kích cỡ cá ngừ vằn có thể kéo theo việc không đủ nguồn cung nguyên liệu để chế biến, xuất khẩu, bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty CP thủy sản Bình Định cho biết.
Ảnh minh họa
Kích thước tối thiểu của cá ngừ vằn được phép khai thác phải từ nửa mét (500 mm) trở lên

Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do các quy định bổ sung vi chất, ngành chế biến thủy sản cũng đang lâm vào tình cảnh thiếu hụt nguyên liệu cá ngừ vằn để sản xuất. Điều này bắt nguồn từ Nghị định số 37 của Chính phủ ban hành hồi tháng 4, hướng dẫn thi hành luật Thủy sản với quy định về kích thước tối thiểu được phép khai thác của các loài thủy sản sống trong vùng nước tự nhiên, bao gồm cá ngừ vằn - nguyên liệu chủ lực của ngành chế biến và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp. Theo đó, kích thước tối thiểu của cá ngừ vằn được phép khai thác phải từ nửa mét (500 mm) trở lên.

Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty CP thủy sản Bình Định, chia sẻ: "Cá ngừ vằn là nguyên liệu chủ lực để chế biến, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp. Năm 2023, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp chiếm đến 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ 800 triệu USD. Nhờ lợi thế của hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU, tốc độ xuất khẩu mặt hàng cá ngừ đã tăng trưởng đột biến và kỳ vọng sẽ đạt kim ngạch 1 tỷ USD trong năm nay. Tuy nhiên, với quy định mới, cá ngừ vằn phải có chiều dài tối thiểu là 500 mm mới được khai thác, khiến DN không thể thu mua nguyên liệu nhỏ hơn kích cỡ này, đẩy nguy cơ không đạt được kế hoạch doanh số lên cao."

Bà Kim Lan cho biết thêm: "Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi cá ngừ, tránh khai thác cá ngừ ở kích thước nhỏ. Tuy nhiên, trong thực tế khai thác ở nước ta, số lượng cá ngừ vằn đạt kích cỡ từ 500 mm trở lên thường chỉ chiếm khoảng 10-20% mẻ lưới. Sản lượng khai thác cá ngừ vằn mỗi năm của nước ta khoảng 60.000 tấn, trong khi sản lượng khai thác cho phép là 200.000 tấn. Trong 2 tháng qua, các DN chế biến cá ngừ không thể mua được nguyên liệu vì không được các cảng cấp giấy phép xuất xứ, kéo theo việc không đủ nguồn cung nguyên liệu để chế biến, xuất khẩu."

Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam cũng đã có công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) khẳng định các DN chế biến cá ngừ đóng hộp Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn với quy định kích thước tối thiểu 500 mm của cá ngừ vằn. Hiện nay, các DN đồ hộp đều phải tạm dừng thu mua nguyên liệu không đạt 500 mm và các cơ quan quản lý nhà nước như Chi cục Thủy sản, Ban quản lý cảng cá tại các địa phương đều tạm dừng việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ, gây tổn thất nặng nề cho ngành hàng cá ngừ Việt Nam.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), phân tích: "Trong thực tế, kích thước của cá ngừ vằn có chiều dài trên nửa mét thường chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 5-8% trong mỗi lô cá khai thác được. Kích cỡ thông dụng của loài cá di cư này là 15-40 cm/con, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các lô khai thác trong và ngoài nước, và cũng là kích cỡ thương mại xuất nhập khẩu bình thường trên thế giới. Trong 2 tháng qua, kể từ khi Nghị định 37 có hiệu lực (từ ngày 19/5/2024), một số DN chế biến cá ngừ đã dừng hoàn toàn việc thu mua nguyên liệu khai thác trong nước của ngư dân do không đảm bảo kích cỡ đạt nửa mét trở lên. Trong khi đó, giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 là cao điểm vào vụ khai thác cá ngừ vằn của ngư dân Việt Nam."

Lãnh đạo VASEP nêu quan ngại: "Trong khi tàu cá của chúng ta không khai thác được cá ngừ vằn vì rào cản quy định kích thước tối thiểu thì tàu cá các nước lân cận vẫn được phép khai thác bình thường vì không có quy định giống Việt Nam. Ngay chính EU cũng không có quy định kích thước khai thác tối thiểu với cá ngừ vằn; tàu cá của Tây Ban Nha và các nước EU khác vẫn đánh bắt cá ngừ vằn dưới 1 kg. EU bảo vệ nguồn lợi hải sản bằng các biện pháp như hạn ngạch (quota), thời gian cấm biển, nghề khai thác… chứ không thuần túy chỉ bằng kích thước tối thiểu." Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam nhìn nhận rằng quy định này buộc ngư dân phải đầu tư chi phí để thay đổi ngư cụ có kích thước mắt lưới mới phù hợp, ghi chép nhật ký, kiểm soát kích cỡ thủy sản khai thác được. Hiện nay, nhiều tàu cá vào cảng không được cấp biên bản bốc dỡ tại cảng do vi phạm về kích cỡ hải sản khai thác. Vì vậy, nguy cơ một bộ phận ngư dân ở miền Trung sẽ dừng đi biển. Do đó, VASEP đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sửa đổi, bổ sung Nghị định 37 tại một số nội dung trong thời gian sớm và phù hợp nhất. Đặc biệt, VASEP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và có văn bản chỉ đạo điều chỉnh, giải quyết ngay vấn đề này trong thời gian chờ sửa nghị định, do mùa vụ cao điểm của cá ngừ vằn chỉ đến cuối tháng 9.

Đối với quy định bắt buộc bổ sung vi chất vào nguyên liệu chế biến thực phẩm, VASEP cũng kiến nghị điều chỉnh để tránh gây thêm khó khăn cho DN và ngư dân. Nhiều DN chế biến đồ hộp cho biết: "Quy định bắt buộc phải dùng muối i-ốt hiện nay đã làm phát sinh nhiều vấn đề. Đầu tiên là khách hàng không đồng ý mua hàng vì nhiều người tiêu dùng có vấn đề sức khỏe không cho phép dùng thực phẩm chứa i-ốt. Ngoài ra, DN còn phải khai báo thành phần i-ốt trên tem nhãn, tốn thêm chi phí để kiểm soát tỷ lệ i-ốt trong sản phẩm." Đối với ngư dân, khi ra biển đánh bắt được cá dùng muối để ướp nhằm bảo quản lâu hơn cũng phải dùng muối i-ốt, gây tốn kém thêm mà không mang lại lợi ích gì, ngoài ra còn nguy cơ gây thừa i-ốt.

Một chuyên gia trong ngành cá ngừ cho biết ông đồng ý với việc cần bảo vệ trữ lượng cá ngừ vằn, nhưng nhấn mạnh rằng các biện pháp thực hiện cần phải hợp lý.

Ông giải thích: "Cá ngừ vằn là loài cá di cư, di chuyển khắp đại dương từ Việt Nam đến Thái Lan, Ấn Độ và nhiều nơi khác. Khi nước ta cấm khai thác cá ngừ vằn dưới kích thước quy định, trong khi các nước khác không có hạn chế như vậy, chúng ta đang vô tình nhường nguồn lợi thủy sản cho các quốc gia khác."

Hiện tại, vì không thể thu mua cá ngừ vằn dưới 500 mm từ ngư dân, các doanh nghiệp thủy sản buộc phải chuyển sang nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài để duy trì hoạt động. Thực tế cho thấy các lô hàng cá ngừ nhập khẩu từ Malpes, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản... thường bao gồm cá nhỏ dưới 1 kg và có giấy chứng nhận nguồn gốc hợp pháp.

Về lâu dài, để tuân thủ quy định mới, toàn bộ ngư dân cần phải thay đổi lưới đánh cá sang loại có kích thước mắt lưới phù hợp. Nếu vẫn sử dụng ngư cụ hiện tại, ngư dân sẽ vi phạm Điều 60 của Luật Hải sản về việc khai thác thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định, từ đó ảnh hưởng đến quá trình gỡ thẻ vàng hải sản IUU mà phía châu Âu đang cảnh báo đối với thủy sản Việt Nam.

Giám đốc một doanh nghiệp thủy sản bày tỏ sự bức xúc: "Chúng ta đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt để đáp ứng tiêu chuẩn của châu Âu, trong khi châu Âu không có quy định về kích thước tối thiểu cho cá ngừ vằn. Điều này giống như chúng ta tự tạo khó khăn cho chính mình. Tôi cho rằng cần xem xét lại quy định này dựa trên cơ sở pháp lý, thông lệ quốc tế và tình hình thực tiễn."

Quý Anh

Bài liên quan
Tin bài khác
Bosch Việt Nam 10 năm lọt danh sách Top 100 môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam

Bosch Việt Nam 10 năm lọt danh sách Top 100 môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam

Vừa qua Bosch Việt Nam lọt danh sách Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 và Great Place to Work 2024, đánh dấu 10 năm liên tiếp công ty có mặt trong danh sách này.
Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024: Đẩy mạnh hợp tác bền vững

Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024: Đẩy mạnh hợp tác bền vững

Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024 với chủ đề “Niềm tin và hợp tác” tạo cơ hội quan trọng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của hai nước phát triển bền vững, mở rộng thị trường và gia tăng hợp tác đầu tư.
Loạt doanh nghiệp hạ mục tiêu kinh doanh 2024

Loạt doanh nghiệp hạ mục tiêu kinh doanh 2024

Đang ở quý IV, thời điểm "nóng" nhất để các doanh nghiệp chạy nước rút nhưng nhiều doanh nghiệp đang phải điều chỉnh giảm các mục tiêu kinh doanh năm 2024.
Công ty TNHH Nệm Thắng Lợi: Thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và phân phối nệm cao cấp

Công ty TNHH Nệm Thắng Lợi: Thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và phân phối nệm cao cấp

Công ty TNHH Nệm Thắng Lợi đã trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và phân phối nệm tại Việt Nam, mang đến giải pháp tối ưu cho giấc ngủ hoàn hảo của hàng triệu gia đình.
Tập đoàn FPT tạm ứng 1.460 tỷ đồng chi trả cổ tức năm 2024

Tập đoàn FPT tạm ứng 1.460 tỷ đồng chi trả cổ tức năm 2024

Tập đoàn FPT thông báo tạm ứng cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 10%, đồng thời công bố kết quả kinh doanh ấn tượng, dự báo lợi nhuận đạt 9.300 tỷ đồng vào cuối năm.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở công ty VinRobotics để sản xuất người máy

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở công ty VinRobotics để sản xuất người máy

Với mục tiêu cách mạng hóa ngành công nghiệp và dịch vụ, tỷ phú Phạm Nhật Vượng thông báo thành lập VinRobotics, công ty chuyên phát triển và ứng dụng người máy, mở ra hướng đi mới cho công nghệ tại Việt Nam.
Phenikaa Group phát hành thành công lô trái phiếu 200 tỷ đồng

Phenikaa Group phát hành thành công lô trái phiếu 200 tỷ đồng

Phenikaa Group vừa hoàn tất phát hành thành công lô trái phiếu 200 tỷ đồng, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược tài chính của tập đoàn này.
EVNSPC: Tiếp tục đóng điện, vận hành nhiều công trình điện 110kV trọng điểm  phía Nam

EVNSPC: Tiếp tục đóng điện, vận hành nhiều công trình điện 110kV trọng điểm phía Nam

Với sự điều hành quyết liệt của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), chỉ trong 10 ngày (từ 7/11 - 17/11/2024), thêm 05 công trình lưới điện 110kV trọng điểm trên địa bàn các tỉnh: Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Đồng Tháp, Kiên Giang… đã đóng điện thành công.
BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029.
Sau Eximbank, GELEX tiếp tục chơi lớn khi mua 49% cổ phần của Titan Corporation

Sau Eximbank, GELEX tiếp tục chơi lớn khi mua 49% cổ phần của Titan Corporation

Sau Eximbank, GELEX tiếp tục chiến lược đầu tư dài hạn khi rót thêm vốn vào Titan Corporation, liên doanh với Frasers Property,là bước đi táo bạo.
Apple đề xuất đầu tư 100 triệu USD để dỡ bỏ lệnh cấm iPhone 16 tại Indonesia

Apple đề xuất đầu tư 100 triệu USD để dỡ bỏ lệnh cấm iPhone 16 tại Indonesia

Apple vừa tăng mức đề xuất đầu tư tại Indonesia lên gần gấp 10 lần trong nỗ lực mới nhất của “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ nhằm thuyết phục chính phủ nước này dỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16.
Doanh nghiệp ngành điện “bội thu” trong quý III năm 2024

Doanh nghiệp ngành điện “bội thu” trong quý III năm 2024

Trong quý III/2024, nhiều doanh nghiệp ngành điện ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng mạnh, phản ánh bức tranh kinh doanh tươi sáng dù đối mặt với không ít khó khăn.
Khoáng sản Dương Hiếu sắp phát hành hơn 3 triệu cổ phiếu thưởng

Khoáng sản Dương Hiếu sắp phát hành hơn 3 triệu cổ phiếu thưởng

CTCP Thương mại và Khai thác Khoáng sản Dương Hiếu (DHM) thông báo phát hành hơn 3 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương ứng tỷ lệ 10%.
KBC của ông Đặng Thành Tâm muốn huy động 6.000 tỷ tái cơ cấu nợ

KBC của ông Đặng Thành Tâm muốn huy động 6.000 tỷ tái cơ cấu nợ

Đô thị Kinh Bắc của ông Đặng Thành Tâm dự kiến chào bán 250 triệu cổ phiếu để huy động hơn 6.000 tỷ đồng, nhằm tái cơ cấu nợ và bổ sung vào nguồn vốn lưu động.
An An

An An's Garden thuê, mua 3.279 xe VinFast, triển khai taxi điện tại Sơn Tây

An An’s Garden hợp tác cùng GSM, thuê và mua 3.279 xe điện VinFast, chính thức ra mắt An Taxi - thương hiệu taxi điện đầu tiên tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội.