Ngành chất bán dẫn Hàn Quốc “mắc kẹt” giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ

20:41 18/10/2021

Hàn Quốc đang đứng giữa hai lựa chọn: Hoặc là giao thông tin ngành chất bán dẫn cho Mỹ hoặc làm “phật ý” Trung Quốc.

Hình ảnh tàu chở hàng chất đầy container tại cảng Oakland, California
Hình ảnh tàu chở hàng chất đầy container tại cảng Oakland, California. (Ảnh: Yonhap)

Tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn hiện nay đã minh chứng cho tầm quan trọng chiến lược của ngành sản xuất chất bán dẫn. Điều này có nghĩa là nhu cầu về chất bán dẫn đang tăng đột biến trong khi nguồn cung thiếu ổn định. Để xây dựng các nhà máy bán dẫn tiêu tốn hàng tỷ đô la, tình trạng thiếu chất bán dẫn trong bối cảnh đại dịch tiếp tục đang tác động trực tiếp đến "các ngành công nghiệp xương sống" của Hoa Kỳ. Theo đó nhiều nhà đầu tư Phố Wall dự báo tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng sẽ tiếp diễn trong suốt năm nay.

Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Hàn Quốc, đã và đang tích cực thúc đẩy các chính sách liên quan đến chip chủ yếu nhằm đảm bảo ưu thế của đất nước trong sản xuất chất bán dẫn thông qua các khoản trợ cấp lớn. Nhà Trắng đang đề nghị hỗ trợ các chương trình trị giá hàng tỷ đô la tăng cường khả năng tự cung tự cấp lâu dài và lớn hơn của ngành công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ. Công bằng mà nói, Hoa Kỳ, Trung Quốc và thậm chí cả châu Âu đang trên đường chính trị hóa các chuỗi cung ứng công nghệ.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã yêu cầu các nhà sản xuất ô tô "Big 3" của Mỹ và các công ty chủ chốt trong ngành bao gồm Intel, TSMC, Apple, Samsung Electronics và GlobalFoundries gửi dữ liệu chính liên quan đến quản lý như mức tồn kho, mục tiêu sản xuất và ước tính doanh thu cũng như lộ trình phát triển công nghệ trước ngày 8 tháng 11 năm nay. Chính phủ Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng việc gửi thông tin phải là tự nguyện. Nhưng Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo gần đây đã cảnh báo các nhà điều hành trong ngành về viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng (DPA) hoặc các công cụ có sẵn khác để buộc bàn giao hồ sơ: “Tôi không muốn làm điều gì bắt ép nhưng nếu họ không tuân thủ, tôi cũng không có lựa chọn nào khác”.

Theo quan điểm của Hàn Quốc, với thế mạnh của nước này trong lĩnh vực chip, bất kỳ quyết định chia sẻ thông tin mật với Hoa Kỳ như trên sẽ làm mất lòng người chơi lớn thứ hai là Trung Quốc vì thị trường này không kém cạnh so với nước bạn. Samsung và SK đã đầu tư hơn 15 tỷ USD vào các nhà máy bán dẫn ở Trung Quốc. "Mọi thứ đang trở nên rất phức tạp. Tuy nhiên, trọng tâm chính là Samsung Electronics được khuyến cáo không nên chia sẻ dữ liệu với chính phủ Mỹ. Đó là viễn cảnh mà tôi không muốn nghĩ đến. Một lần nữa, đây là vấn đề an ninh quốc gia và sở hữu trí tuệ", một quan chức cấp cao của chính phủ trả lời The Korea Times.

Ahn Ki-hyun, giám đốc điều hành cấp cao tại Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Hàn Quốc (KSIA) cho hay: “Việc Washington yêu cầu Samsung chia sẻ thông tin tuyệt mật là hoàn toàn chưa từng có tiền lệ”. Các nhà phân tích và quan chức không loại trừ khả năng chuyển giao dữ liệu có được cho Intel, công ty đã tuyên bố tham gia vào lĩnh vực sản xuất chip đúc với sự hậu thuẫn của Washington. Samsung Electronics, nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới, đã vận hành một nhà máy sản xuất chip đúc lớn trong hơn một thập kỷ tại bang Texas của Hoa Kỳ. Gã khổng lồ công nghệ dự kiến ​​sẽ công bố vị trí của nhà máy mới trị giá 17 tỷ USD sau khi hoàn tất hợp đồng.

Trung Quốc là thị trường khủng khác của Samsung Electronics. Tại đây, tập đoàn vận hành một số nhà máy chip với sự hỗ trợ từ Bắc Kinh, tương tự như thỏa thuận với Hoa Kỳ. Trung Quốc đã và đang tăng cường đầu tư ồ ạt vào năng lực bán dẫn. Về mặt này, Samsung bị kẹt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. "Samsung không thể xử lý vấn đề này một mình vì quyết định này quá lớn đối với một công ty tư nhân. Chính phủ Hàn Quốc cần yêu cầu Nhà Trắng và bộ thương mại Hoa Kỳ giảm thiểu phạm vi thông tin mà Samsung phải chia sẻ. Hoặc Samsung Electronics và chính phủ sẽ cần vận động các chính trị gia Hoa Kỳ. Giải pháp tương tự có thể được áp dụng khi Samsung giao dịch với Trung Quốc", một giám đốc điều hành cấp cao trong ngành nhận định. Nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Hàn Quốc Yeo Han-koo đã lên tiếng bày tỏ sự bất an của nước này về việc Washington yêu cầu chia sẻ dữ liệu chip và bộ trưởng Tài chính Hong Nam-ki cho biết ông đã chuyển những lo ngại của các nhà sản xuất chip Hàn Quốc về yêu cầu của Washington tới bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen.

TL (theo Korea Times)