
Nga cáo buộc các quy định của Google vi phạm lợi ích người dùng
Cơ quan chống độc quyền liên bang Nga ngày 10/2/2022 tuyên bố Google đã vi phạm luật chống độc quyền khi chặn và xóa bỏ “một cách không minh bạch” tài khoản trên nền tảng YouTube của hãng này.

Theo cơ quan trên, những quy định của Google về việc thiết lập, tạm ngừng, khóa tài khoản của người dùng và đăng tải nội dung trên YouTube là "không minh bạch, không công bằng và không thể dự báo trước". Cơ quan này cho rằng những quy định trên dẫn đến việc chặn và xóa bỏ một cách bất ngờ các tài khoản của người sử dụng mà không đưa ra cảnh báo hay giải thích về hành động đó.
Cơ quan chống độc quyền Liên bang Nga tuyên bố hành động này vi phạm lợi ích của người dùng cũng như hạn chế sự cạnh tranh. Hiện cơ quan này đang điều tra để xác định số tiền phạt đối với Google. Trong khi đó, một đại diện của Google cho biết hãng đang đợi quyết định bằng văn bản để nghiên cứu phản ứng phù hợp.
Hồi tháng 12/2021, Nga đã phạt gần 100 triệu USD đối với Google vì không gỡ bỏ những nội dung không phù hợp với luật pháp Nga. Trong những năm gần đây, Nga đang siết chặt các quy định đối với nhiều tập đoàn công nghệ và mạng xã hội hoạt động tại nước này.
NĐ (Theo Bnews)
- Những ý kiến tâm huyết trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc VINASME
- Tổng cục Hải quan: Áp dụng chế độ ưu tiên cho các doanh nghiệp
- Quảng Ngãi cần đẩy mạnh liên kết vùng, tạo đột phá để phát triển
- Kiến nghị giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phục hồi và phát triển
- Thống đốc NHNN: Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gặp khó không phải do ngân hàng
Cùng chuyên mục


Công cụ chatbot Bard sẽ đến tay những người dùng tại Mỹ và Anh

Tiktok trở nên phổ biến rộng rãi, đặc biệt là với giới trẻ Mỹ

Việt Nam đứng thứ hai Đông Nam Á về số vụ lừa đảo tài chính trong năm 2022

Lý do gì khiến Google đình chỉ ứng dụng Pinduoduo trên Play Store?

Trung Quốc phát triển ứng dụng mai mối nhằm tăng tỷ lệ kết hôn
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?