Thứ sáu 09/05/2025 12:26
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Licogi 13 (LIG) và nguy cơ “hụt hơi”!

01/03/2021 16:08
Kết thúc năm tài chính 2020, mặc dù tổng doanh thu vẫn tăng trưởng gần 120 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019 và đạt con số hơn 2.341,5 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế của Công ty cổ phần Licogi 13 lại giảm gần 25 tỷ đồng, chỉ đạt hơn 11 tỷ đồng.

Ngoài ra, băn khoăn của cổ đông và nhà đầu tư đối với mã cổ phiếu này còn ở việc Công ty dự kiến chuyển nhượng “con gà đẻ trứng vàng” gần như duy nhất của mình.

Doanh thu tăng, lợi nhuận giảm

Nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh có phần trái ngược giữa doanh thu và lợi nhuận được doanh nghiệp này công bố cách đây không lâu chủ yếu do các khoản chi phí quản lý tăng chóng mặt. Trong kỳ, LIG ghi nhận chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn 13 tỷ đồng do các khoản chi phí đột biến phát sinh trong quý IV/2020.

Trong khi đó, mặc dù doanh thu tài chính tăng hơn 49 tỷ đồng so với năm trước đó, nhưng do chi phí tài chính tăng vọt hơn 77 tỷ đồng lên hơn 184 tỷ đồng đã bào mòn vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Đặc biệt, chỉ riêng chi phí lãi vay đã tăng gần 40 tỷ đồng trong năm 2020. Tính riêng trong kỳ, các khoản vay và nợ thuê tài chính của LIG tăng khá mạnh, nhất là các khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn, tập trung chính vào khoản vay hơn 700 tỷ đồng tại công ty con là Công ty TNHH MTV Điện mặt trời Quảng Trị.

Lợi nhuận sụt giảm khiến các chỉ số hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân năm 2020 của cổ phiếu LIG chỉ đạt lần lượt 0,11% và 0,88%, giảm mạnh so với mức 0,45% và 2,96% của năm 2019. Trong đó, ROA có mức giảm nhiều hơn ROE do quy mô tổng tài sản tăng tới gần 1.957 tỷ đồng (tương đương mức tăng 48% so với cùng kỳ) lên hơn 6.027,1 tỷ đồng, trong khi quy mô vốn chủ sở hữu chỉ tăng gần 246 tỷ đồng.

Trong phần thuyết minh, tổng tài sản của LIG trong năm vừa qua tăng phần lớn là do gia tăng mạnh ở các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng và hàng tồn kho, trong khi khoản phải thu khách hàng gia tăng gần 86 tỷ đồng, các khoản trả trước của người bán tăng gần 124 tỷ đồng, đồng thời các khoản phải thu ngắn hạn khác cũng tăng lên hơn 901,5 tỷ đồng.

Các khoản phải thu khác được Công ty ghi nhận tập trung khá nhiều vào một loạt công ty mang thương hiệu Licogi 13 và một số đơn vị là công ty con và công ty thành viên của doanh nghiệp này. Đáng chú ý, một loạt doanh nghiệp trong số các khoản nợ phải thu từ khách hàng này cũng chính là các chủ nợ của LIG với những khoản cho vay ngược lại Công ty mẹ khá lớn.

Chẳng hạn, trong kỳ, LIG có khoản phải thu khác với công ty con cùng tên là Công ty cổ phần Licogi13 khá lớn, lên tới hơn 864,8 tỷ đồng; trong khi ở chiều ngược lại, LIG cũng đang vay nợ công ty này hơn 366,1 tỷ đồng. Chưa kể, ở khoản phải trả người bán, LIG cũng ghi nhận số dư theo thuyết minh báo cáo tài chính với Công ty Licogi13 là hơn 198,11 tỷ đồng.

Ngoài ra, hoạt động giao dịch với các bên liên quan là các công ty con ở cả với tư cách khách hàng - người bán, người bán - khách hàng, con nợ - chủ nợ cũng diễn ra tương tự như Công ty Licogi13 - FC, Công ty Sài Gòn Thành Đạt, Công ty cổ phần Licogi 13 - IMC, Công ty cổ phần Licogi 13 - ICI, Công ty cổ phần Licogi 13 - CMC...

Tính đến cuối tháng 12/2020, nợ phải trả của LIG gấp gần 6,3 lần so với vốn chủ sở hữu, tăng nhẹ so với mức 6 lần của năm 2019. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong năm 2020, Công ty đã có một lần tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu từ hơn 435,98 tỷ đồng lên hơn 648,98 tỷ đồng. Vì vậy, việc tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng mạnh vào thời điểm cuối năm 2020 mang nhiều ý nghĩa cảnh báo cho các nhà đầu tư về mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh hiện nay của LIG. Nợ phải trả gia tăng cũng tăng áp lực vào khả năng thanh toán của Công ty khi tài sản ngắn hạn nằm chủ yếu trong phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho.

Số dư tiền mặt vào thời điểm cuối năm 2020 của LIG đạt hơn 190,7 tỷ đồng, khá “dồi dào” so với chỉ khoảng hơn 34,3 tỷ đồng của năm 2019, được lý giải sau đợt vay vốn từ công ty con và đợt huy động vốn vừa qua. Trong đó, có tới 180,4 tỷ đồng đang được Công ty gửi tại ngân hàng, cho thấy doanh nghiệp này dường như đang đối mặt với vấn đề sử dụng tiền mặt vào đâu để tạo ra hiệu quả về dài hạn. Trong quá khứ, LIG rất hiếm khi tồn dư quỹ tiền mặt lớn, bởi sau các đợt huy động vốn qua trái phiếu hoặc cổ phiếu sẽ rất nhanh được góp cho bên thứ ba.

Thấp thỏm chờ kế hoạch 2021

Số liệu tài chính quý IV/2020 và cả năm 2020 của LIG nêu trên mới là số liệu ban đầu do Công ty tự lập và nhà đầu tư sẽ phải chờ báo cáo tài chính có kiểm toán năm 2020 mới có thể biết rõ hơn trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp này còn có vấn đề gì nổi lên nữa hay không.

Do đó, trước mắt, thị trường đang chờ đợi thông tin chính thức xung quanh kỳ họp Đại hội đồng cổ đông bất thường mà Ban lãnh đạo LIG vừa thông qua nghị quyết cách đây không lâu. Trong đó, nội dung đáng chú ý nhất là thông tin chốt danh sách cổ đông để chuyển giao Nhà máy Điện mặt trời LIG Quảng Trị sang Công ty TNHH MTV Điện mặt trời Quảng Trị và thông qua việc chuyển nhượng vốn góp của LIG tại công ty này.

Dự án điện mặt trời nói trên được triển khai trên địa bàn xã Gio Thành, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị với tổng mức đầu tư 1.125 tỷ đồng có diện tích gần 60 ha, công suất định mức là 49,5 MWp và LIG từng đặt rất nhiều kỳ vọng vào dự án này. Dự án bắt đầu đóng điện và phát điện thương mại từ tháng 5/2019 và Ban lãnh đạo LIG cho biết, kể từ khi được hoàn thành và đưa vào khai thác đến nay, nhà máy luôn vận hành ổn định, sản lượng điện bình quân hàng tháng vượt 5%, doanh thu vượt 6,27% so với công suất thiết kế.

Đây là dự án điện mặt trời đầu tiên được hoàn thành tại tỉnh Quảng trị và góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề hướng đến mảng đầu tư về lĩnh vực năng lượng tái tạo của LIG. Tuy nhiên, với việc ra quyết định chuyển nhượng lại vốn tại Nhà máy Điện mặt trời Quảng Trị, áp lực về doanh thu và lợi nhuận đặt ra với LIG sẽ còn nặng nề hơn, nhất là khi 2 trụ chính là bất động sản, xây dựng đang chịu tác động rất lớn bởi sự trầm lắng của thị trường nói chung.

Ngày 15/1/2021, Công ty cổ phần Sông Nhiệm 3 - công ty con thuộc hệ thống LIG, chủ đầu tư dự án Thủy điện Sông Nhiệm 3 - đã tổ chức lễ ngăn sông công trình trên địa bàn xã Niêm Sơn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Đối với công trình Thủy điện Sông Nhiệm 3, LIG đã đưa vào danh mục dự án tập trung nguồn lực đầu tư trong năm 2021. Tuy vậy, mảng năng lượng luôn được đánh giá là mảng có vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn tương đối dài, chưa phải là “cứu cánh” trong ngắn và trung hạn với doanh nghiệp.

Theo Trang Việt

Tin bài khác
Doanh nghiệp Việt khẩn trương thúc đẩy hợp đồng với các đối tác Hoa Kỳ

Doanh nghiệp Việt khẩn trương thúc đẩy hợp đồng với các đối tác Hoa Kỳ

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Việt cho biết, từ nay đến tháng 6/2025 sẽ tiếp tục tăng cường tiếp xúc, làm việc với các đối tác Hoa Kỳ để thúc đẩy việc hiện thực hóa các hợp đồng và thỏa thuận đã ký.
Doanh nghiệp xi măng: Đầu tư công nghệ xanh hay dừng xuất khẩu?

Doanh nghiệp xi măng: Đầu tư công nghệ xanh hay dừng xuất khẩu?

Các doanh nghiệp xi măng Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng, khi những yêu cầu mới từ thị trường xuất khẩu đang buộc doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang công nghệ xanh.
Nghị quyết 68 và cú hích số hóa cho hộ kinh doanh cá thể

Nghị quyết 68 và cú hích số hóa cho hộ kinh doanh cá thể

Nghị quyết 68-NQ/TW giúp thay đổi tư duy, tạo đà mạnh mẽ giúp các hộ kinh doanh nhỏ vượt qua khó khăn, áp dụng công nghệ để phát triển bền vững, tiến đến trở thành doanh nghiệp kinh doanh bài bản.
VinFast Việt Huỳnh Gia chính thức khai trương Showroom 3S tại Thuận An, Bình Dương

VinFast Việt Huỳnh Gia chính thức khai trương Showroom 3S tại Thuận An, Bình Dương

VinFast Việt Huỳnh Gia đã chính thức khai trương showroom 3S mới tại thành phố Thuận An, đánh dấu một bước phát triển quan trọng cho thị trường xe điện tại Bình Dương. Đây là chiến lược mở rộng của Công ty Việt Huỳnh Gia, vốn hoạt động trong lĩnh vực logistics từ năm 2009.
Luật Dược sửa đổi 2025 - Bệ phóng cho những doanh nghiệp công nghệ cao như Imexpharm

Luật Dược sửa đổi 2025 - Bệ phóng cho những doanh nghiệp công nghệ cao như Imexpharm

Luật Dược sửa đổi 2025 tạo cú hích lớn cho ngành dược. Imexpharm đón đầu xu hướng với năng lực EU-GMP, sản phẩm công nghệ cao và chiến lược tăng trưởng rõ ràng.
Động lực nào khiến doanh nghiệp thành lập mới tăng vọt?

Động lực nào khiến doanh nghiệp thành lập mới tăng vọt?

Lý giải cho tăng trưởng ấn tượng số doanh nghiệp thành lập mới, Thứ trưởng Trần Quốc Phương chỉ ra bốn yếu tố chủ chốt đang tạo nền tảng cho sự khởi sắc.
Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Bên lề chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake cùng đoàn đại biểu cấp cao ngày 4/5 đã đến thăm trụ sở Tập đoàn Vingroup tại Hà Nội. Ông đánh giá cao tiềm năng đầu tư đa ngành của Vingroup tại Sri Lanka, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản và du lịch.
Doanh nhân Trần Thị Vui: Nghị quyết 68 tạo xung lực cho doanh nghiệp vững tin phát triển, hội nhập

Doanh nhân Trần Thị Vui: Nghị quyết 68 tạo xung lực cho doanh nghiệp vững tin phát triển, hội nhập

“Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân sẽ tạo xung lực cho doanh nghiệp vững tin phát triển, hội nhập”. Đó là nhìn nhận của doanh nhân Trần Thị Vui – Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Đạt Vui.
Từ Nghị quyết số 68-NQ/TW: Kiến tạo đội ngũ doanh nhân trẻ hội nhập, làm chủ công nghệ

Từ Nghị quyết số 68-NQ/TW: Kiến tạo đội ngũ doanh nhân trẻ hội nhập, làm chủ công nghệ

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã nhanh chóng ban hành Chương trình hành động cụ thể nhằm hiện thực hóa các định hướng chiến lược tại Nghị quyết số 68-NQ/TW.
Lợi nhuận doanh nghiệp quý 1/2025: Nhóm ngành nào dẫn đầu?

Lợi nhuận doanh nghiệp quý 1/2025: Nhóm ngành nào dẫn đầu?

Quý 1/2025 đánh dấu một giai đoạn “chững lại” trong tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết sau chuỗi quý phục hồi mạnh.
FPT hoàn tất thương vụ thâu tóm công ty công nghệ của Đức

FPT hoàn tất thương vụ thâu tóm công ty công nghệ của Đức

Thương vụ thâu tóm công ty công nghệ David Lamm Consulting sẽ giúp FPT nâng cao năng lực cung cấp các giải pháp và dịch vụ số cho doanh nghiệp năng lượng.
Ngành vật liệu xây dựng: Tăng tốc thích ứng với biến động thương mại toàn cầu

Ngành vật liệu xây dựng: Tăng tốc thích ứng với biến động thương mại toàn cầu

Nhiều doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng đã chuyển sang thế chủ động thông qua việc đầu tư bài bản, chuẩn hóa quy trình sản xuất và tăng cường khả năng thích ứng linh hoạt.
Chuyển giao lãnh đạo tại ThaiBinh Seed: Bà Trần Thị Trà tiếp nối di sản, mở lối cho thế hệ mới

Chuyển giao lãnh đạo tại ThaiBinh Seed: Bà Trần Thị Trà tiếp nối di sản, mở lối cho thế hệ mới

Với hơn 20 năm gắn bó và cống hiến tại ThaiBinh Seed, bà Trần Thị Trà chính thức đảm nhận vai trò Tổng giám đốc, tiếp nối di sản của người cha - Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo, dẫn dắt tập đoàn vững bước phát triển bền vững.
Nasaki Việt Nam vinh dự nhận Bảng vinh danh “Top 20 thương hiệu xanh Việt Nam năm 2025”

Nasaki Việt Nam vinh dự nhận Bảng vinh danh “Top 20 thương hiệu xanh Việt Nam năm 2025”

Vừa qua tại Hà Nội, Công ty TNHH Nasaki Việt Nam đã vinh dự được đón nhận Bảng ghi danh và cup cho hạng mục “Top 20 thương hiệu xanh Việt Nam năm 2025”.
Dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam: Hoàn thành 50 công trình 110kV chào mừng Đại lễ 30-4

Dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam: Hoàn thành 50 công trình 110kV chào mừng Đại lễ 30-4

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã chính thức hoàn thành 50 công trình lưới điện 110kV chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước và 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC (30/4/1975 – 30/4/2025).