![]() |
Đây là một lễ hội độc đáo, mang đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc, tái hiện lại hình ảnh quy nguyên của nền nông nghiệp trồng lúa nước, gắn liền với thời đại Vua Hùng. |
![]() |
Lễ hội được chia làm hai phần chính. Phần lễ bắt đầu với các nghi thức trang nghiêm như Cáo yết, cúng Thần Nông, và đặc biệt là lễ nhập vía Vua Hùng, tái hiện cảnh “Vua Hùng dạy dân cấy lúa”. |
![]() |
Những nghi lễ này không chỉ thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên mà còn làm nổi bật giá trị văn hóa của thời đại Hùng Vương, nhắc nhở thế hệ sau về công lao khai sáng của tiền nhân. |
![]() |
Phần hội của lễ hội thu hút người dân và du khách với nhiều hoạt động vui tươi, sôi nổi như các cuộc thi cấy lúa giữa các đội và những trò chơi dân gian đặc sắc. |
![]() |
Những hoạt động này không chỉ tạo không khí sôi động, vui tươi mà còn là cơ hội để thế hệ trẻ trải nghiệm và hiểu hơn về nghề nông truyền thống của cha ông. |
![]() |
Truyền thuyết kể lại rằng, vào thời xưa, cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào việc hái lượm rau quả, thịt thú rừng mà chưa biết đến canh tác. |
![]() |
Nhận thấy tiềm năng màu mỡ của vùng đất ven sông, Vua Hùng đã chỉ dân đắp bờ giữ nước, thuần hóa và gieo trồng lúa. Với sự hướng dẫn tận tình của nhà vua, người dân đã bắt đầu biết trồng lúa, từ đó hình thành nền móng cho văn minh lúa nước của Việt Nam. |
![]() |
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa này, từ năm 2018, UBND thành phố Việt Trì đã quyết định phục dựng lễ hội. Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa có ý nghĩa sâu sắc mà còn góp phần đưa Việt Trì trở thành điểm đến đặc biệt, gắn kết du khách với cội nguồn dân tộc Việt Nam. |
![]() |
Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa không chỉ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại mà còn là dịp để cộng đồng cùng nhau tôn vinh và gìn giữ bản sắc dân tộc. |
![]() |
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hiện đại, việc duy trì các giá trị truyền thống như thế này càng thể hiện sâu sắc đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của người Việt. |