Công ty TNHH MTV Dịch vụ Quảng cáo & Triển lãm Minh Vi (VEAS) cho biết, sẽ phối hợp Công ty Radeecal Exhicon (Ấn Độ) tổ chức triển lãm dự kiến thu hút hơn 200 nhà trưng bày và hơn 5.000 lượt khách tham quan thương mại trong ngành. Thị trường Việt Nam được đánh giá là thị trường lớn tiềm năng của ngành vải không dệt.
Ông Nguyễn Bá Vinh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Quảng cáo và Triển lãm Minh Vi cho biết, GENTEXH Vietnam 2025 sẽ là một nền tảng để trưng bày công nghệ tiên tiến, tạo điều kiện cho việc kết nối các đối tác và thúc đẩy sự đổi mới trong lĩnh vực vải không dệt và vệ sinh công nghiệp, dân dụng. Qua triển lãm này sẽ kết nối doanh nghiệp Việt Nam tiệm cận với khu vực và thế giới. GENTEXH Vietnam 2025 sẽ thúc đẩy sự đổi mới trong lĩnh vực vải không dệt và vệ sinh công nghiệp, dân dụng.
GENTEXH Vietnam 2025 sẽ trưng bày một loạt các sản phẩm và giải pháp đa dạng, phục vụ cho những nhu cầu tiến triển của ngành. Từ nguyên liệu đến sản phẩm hoàn thiện, máy móc và thiết bị, toàn bộ quy trình công nghiệp vải không dệt và vệ sinh công nghiệp, dân dụng. Đây là một thị trường lớn nhưng Việt Nam chưa được tiếp cận đúng.
Đánh giá về thị trường vải không dệt, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), cho biết, thị trường vải không dệt toàn cầu ước tính đạt 67,93 tỷ USD vào năm 2030, dự kiến tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm đạt 5.6% từ 2022 đến 2030. Châu Á-Thái Bình Dương chiếm phần lớn thị trường vải không dệt. Đông Nam Á là thị trường quan trọng của vải không dệt, với nhu cầu tăng cao trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như vệ sinh, y tế, lọc và ô tô... Ngày càng gia tăng nhu cầu về sản phẩm vải không dệt bền vững, tăng cường sử dụng vải không dệt trong bao bì, thương mại điện tử ...
Quy mô thị trường vải không dệt của ngành chăm sóc sức khỏe, dự kiến sẽ đạt 57.14 tý USD vào năm 2024 và đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 6,02% để đạt 76,54 tỷ USD vào năm 2029. (Khu vực tăng nhanh là Châu Á- TBD).
Hiện Việt Nam xuất khẩu vải không dệt nhiều nhất là thị trường Mỹ, sau đó là thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Argentina.
Về triển vọng xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật khác trong thời gian tới, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai cho biết, thị trường dệt may kỹ thuật đã tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức 222,38 tỷ USD (2023); dự báo sẽ tăng 239,38 tỷ USD (2024). Dự báo từ 2024-2030, thị trường dệt may kỹ thuật toàn cầu sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 8,2%, đạt 327,79 tỷ USD (2030).
Bà Mai đánh giá, thị trường này có nhiều yếu tố để phát triển như tính bền vững và vật liệu thân thiện với môi trường; Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, ứng dụng hàng không vũ trụ và quốc phòng, Kinh tế tuần hoàn; Những tiến bộ trong dệt may thông minh như Công nghệ nano trong DM, CN in 3D, in KTS, Dệt kỹ thuật phân hủy sinh học, SX bằng robot.
Do vậy, Triển lãm GENTEXH 2025 sẽ được BTC hướng đến các công nghệ của ngành vải không dệt và vệ sinh công nghiệp, dân dụng đến từ nhiều quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, châu Âu nhằm mục tiêu xây dựng chiến lược mạnh mẽ để thu hút tất cả các doanh nghiệp ngành vải không dệt và vệ sinh công nghiệp, dân dụng. Đồng thời thông qua các hội thảo, tọa đàm chuyên ngành sẽ giúp các doanh nghiệp có nhiều thông tin về ngành hơn.
Ông Sanyal Desai, CEO của Radeecal Exhicon, chia sẻ. "Chúng tôi cam kết tiếp tục cung cấp một nền tảng động cho các nhà hoạt động trong ngành kết nối, tham gia và thúc đẩy tiến bộ cùng nhau."
Thu Hiền