Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm việc và hệ quả là tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt. Ngày nay, đối mặt với những thách thức kinh tế toàn cầu tương tự do Covid-19 gây ra, một số doanh nghiệp lại phản ứng rất khác so với trước đây. Vậy điều gì đang thúc đẩy những thay đổi này?
Đầu tiên, các công ty hiện có có mạng lưới dữ liệu lớn hơn và có thể linh hoạt sử dụng dữ liệu đó theo vô vàn phương thức khác nhau. Thay vì đưa ra chính sách tốn kém giải quyết khủng hoảng, các tổ chức ngày nay tìm tòi những cách sáng tạo để khai thác tập dữ liệu.
Dữ liệu FCRA
Khi đại dịch xảy ra, hoạt động kinh doanh ngừng trệ, các chủ doanh nghiệp Hoa Kì tìm đến các khoản vay thông qua kết hợp dữ liệu tín dụng truyền thống với dữ liệu tuân thủ Đạo luật Báo cáo Tín dụng Công bằng (FCRA) (các khoản thanh toán cho chủ nhà, nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến, công ty điện thoại di động, v.v.) nhằm đạt mức độ tín nhiệm tối thiểu đủ để tăng điểm tín dụng và từ đó có thể sử dụng các dịch vụ tài chính bổ sung có sẵn.
Alex Lintner, Chủ tịch nhóm tại Dịch vụ Thông tin Người tiêu dùng Experian cho biết: “Chúng tôi tin rằng bằng cách sử dụng dữ liệu một cách hữu ích có thể giúp mọi người tiếp cận với khoản tín dụng cần thiết đồng thời bảo vệ người cho vay khỏi các chiêu trò gian lận và giúp giảm thiểu rủi ro. Kết quả là có tới 40 triệu người tiêu dùng có thể tiếp cận với nguồn tín dụng cần thiết mà trước đó họ không thể có được.
Dữ liệu thay đổi thị trường âm nhạc
Khám phá âm nhạc đã thay đổi rất nhiều trong thế kỷ 21. Hai mươi năm trước, tiêu chuẩn cho sự thành công là bán được một triệu đĩa và nhận được một vài bản hit trên bảng xếp hạng. Ngày nay, các trang web phát trực tuyến như Pandora và Spotify cho phép người dùng phát nhạc trên mọi thiết bị, mọi lúc mọi nơi. Khi người tiêu dùng không muốn trả tiền cho các bản nhạc trên mạng, nghệ sĩ ngày càng phải phụ thuộc nhiều hơn vào các buổi biểu diễn trực tiếp để kiếm sống.
Nhằm đối phó với những tổn thất trên, Hearby, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Boston, hoạt động với mục tiêu đem nhạc sống trở lại trên toàn cầu. Bằng cách sử dụng AI và máy học, Hearby quét các tập dữ liệu công khai và lập bản đồ biểu diễn trực tiếp tại hàng nghìn địa điểm trên khắp Bắc Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, công ty cấp phép cho lịch chiếu trực tiếp của mình trên các phương tiện truyền thông tin tức, các tổ chức du lịch địa phương,v.v...
Sử dụng dữ liệu trong giáo dục
Dịch COVID-19 ập đến, hàng triệu học sinh phải học ở nhà và có trải nghiệm giáo dục không mấy suôn sẻ. Vào tháng 12 năm 2020, Guiducture, Zoom cùng một số các công ty khác đã đưa ra một thông cáo chung kêu gọi chính quyền Biden giải quyết những khó khăn trong áp dụng kỹ thuật số vào giảng dạy.
Dữ liệu công khai có sẵn trong Khảo sát về Thành công của học sinh cung cấp bằng chứng cho thấy, đây là cơ hội tốt nhất để thu hẹp khoảng cách trong hoạt động giáo dục cũng như tăng cường chất lượng dạy học.
Các công ty cắt giảm chi phí nhờ dữ liệu
Cuộc khủng hoảng năm 2008 khiến nhiều công ty phải cắt giảm mạnh nhân sự tuy nhiên vào năm 2020, khi khả năng truy cập dữ liệu được tăng cường, nhiều công ty có thể giảm thiểu chi phí hoạt động.
Business Insider gần đây đã chia sẻ Florida và Texas sẽ là những trung tâm kinh doanh tiếp theo nhờ chi phí kinh doanh thấp hơn so với Thung lũng Silicon hoặc New York. Trong đó, những bộ dữ liệu công khai mọi mặt từ các phương tiện giao thông đến trình độ dân trí của từng khu vực cho phép các tập đoàn cũng như các doanh nghiệp nhỏ tìm được bến đỗ của mình.
Khai thác dữ liệu và tính chất phong phú của dữ liệu công khai cùng khả năng truy cập dễ dàng giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và đưa ra các quyết định đúng đắn ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của công ty.
TL