Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội cho ngành thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu qua tại thị trường Bắc Âu
- 428
- Cơ hội giao thương
- 16:34 22/06/2022
DNHN - Hiệp định EVFTA đưa nhiều loại thuế đối với thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Bắc Âu về 0%. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các nước khác trong lĩnh vực này.
Đòn bẩy từ hiệp định EVFTA
Hiệp định EVFTA có hiệu lực vào tháng 8/2020 mang lại nhiêu ưu đãi, tạo thêm sức cạnh tranh cho hàng thuỷ sản của Việt Nam, và là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Bắc Âu với giá cao hơn xuất khẩu qua trung gian.
Ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, gần 50% số hàng bị đánh thuế được áp dụng thuế suất cơ bản từ 0 – 22%, trong đó, phần lớn các loại thuế cao từ 6 – 22% sẽ giảm về 0%. Khoảng 50% số dòng thuế còn lại có thuế suất cơ bản từ 5,5 – 26% sẽ giảm về 0% sau 3-7 năm. Đối với các sản phẩm cá ngừ và cá viên đóng họp, hạn ngạch thuế quan của EU đối với Việt Nam là 11.500 tấn và 500 tấn tương ứng.
So sánh với các nước khác xuất khẩu thuỷ sản vào EU, lợi thế rõ rệt với tôm sú, tôm chân trắng đông lạnh sẽ giảm dần về 0% sau 5 năm, trong khi Thái Lan và Ecuador không được hưởng GSP, không ký FTA, bị mức thuế cơ bản 12%, Ấn Độ và Indonesia không có FTA chịu thuế GSP 4,2%. Sản phẩm cá tra đông lạnh đnag hưởng thuế GSP 5,5% sẽ được hưởng thuế EVFTA 0% sau 3 năm, trong khi các nước Indonesia vẫn chịu thuế GSP 5,5% và Trung Quốc chịu thuế cơ bản 9%. Đối với sản phẩm cá ngừ, Việt Nam sẽ có cơ hội tốt hơn sau 3 – 7 năm thuế đuowjc về 0ù, tăng khả năng cạnh tranh đối với đối thủ lớn nhất là Thái Lan – đang bị áp thuế 18- 24%.
Đặc biệt, một số mặt hàng chế biến có thuế suất cơ bản cao (20%) sẽ giảm ngay về 0% như hàu, sò điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, bào ngư...; hầu hết các mặt hàng mực, bạch tuộc đông lạnh có mức thuế cơ bản từ 6 – 8% sẽ giảm ngay về 0%; các sản phẩm khác như surimi giảm từ 14,2% xuống 0%, cá kiếm từ 7,5% xuống còn 0%...
Tuy nhiên, dù Hiệp định EVFTA có hiệu lực giúp thuỷ sản Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh, thị trường Bắc Âu nhỏ, các nước này lại chủ yếu nhập khẩu từ các nước xung quanh, nên thuỷ sản Việt Nam khó có cơ hội tăng kim ngạch, hoặc có tăng cũng không đáng kể.
Ngoài ra, thị trường Bắc Âu là thị trường khó tính, với các quy định khắt khe cũng là một khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam.
Mặt khác, hiện nay, doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng hết cơ hội do EVFTA. Thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào khu vực này chủ yếu là hàng đông lạnh, nguyên liệu thô hoặc sơ chế qua, hàng có giá trị cao còn ít nên chưa tận dụng được lợi thế về ưu đãi thuế quan do Hiệp định EVFTA mang lại.

Lợi thế cạnh tranh lớn
Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Đan Mạch, Na Uy, Iceland, và Latvia thì hai mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu là tôm và phi lê cá đông lạnh.
Đối với mặt hàng cá tra và tôm sú, Việt Nam chi phối thị phần nhập khẩu thực tế do hầu hết các mặt hàng này tại Bắc Âu đều có xuất xứ từ Việt Nam. Tuy nhiên, thị phần nhập khẩu theo thống kê không cao do các doanh nghiệp Việt Nam ít xuất khẩu trực tiếp sang Bắc Âu mà thương xuất khẩu sang các đầu mối trung gian tại các nước ở trung tâm châu Âu như Hà Lan, Đức, Pháp, Bỉ.
Việt Nam được đánh giá là nước có năng suất và chất lượng cao, chi phí, giá thành thấp nên dễ dàng vượt qua các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước Bắc Âu, đồng thời giá cả cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Đối với mặt hàng cá tra của Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu, những thị trường cuối cùng lớn nhất của cá tra là ở Bắc Âu, nơi người tiêu dùng quan tâm nhất đến tính bền vững, giá cả và sự tiện lợi. Phần lớn cá tra được đưa vào châu Âu dưới dạng philê đông lạnh và các nhà xuất khẩu Việt Nam chiếm phần lớn thị phần. Hầu hết các sản phẩm cá tra được cung cấp thông qua các nhà nhập khẩu và bán buôn và cuối cùng là dịch vụ bán lẻ và thực phẩm.
Các nhà cung cấp Việt Nam và các nhà nhập khẩu châu Âu đã xây dựng được mối quan hệ bền vững và lâu dài với nhau, do đó, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao. Lao động Việt Nam có giá cả phải chăng và các nhà máy được thành lập để chế biến cá tra nguyên liệu thành sản phẩm ưa thích của người tiêu dùng châu Âu. Phần lớn các sản phẩm cá tra, basa được xuất khẩu sang đây dưới dạng philê đông lạnh.
Giá trị kim ngạch thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang các nước Thuỵ Điển, Đan Mạch và Na Uy chỉ đạt 51,26 triệu USD, chiếm 0,7% thị phần tại khu vực này năm 2020. Trong khi đó, hàng năm các nước này nhập khẩu lượng thuỷ sản khá lớn khoảng 7,27 tỷ USD và liên tục tăng qua các năm nên đây là thị trường vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển.
Nếu không tính nhập khẩu nội khối, trong số các quốc gia ở châu Á, hiện nay, Trung Quốc đang đứng đầu danh sách xuất khẩu vào các nước Bắc Âu với kim ngạch đạt 61,86 triệu USD năm 2020, chiếm 0,85% thị phần, tiếp đến là Việt Nam, Ấn Độ đứng thứ ba với kim ngạch khoảng 11,27 triệu USD, chiếm 0,15%.
PV (t/h).
Bài liên quan
#thị trường Bắc Âu

Xu hướng sử dụng các sản phẩm nhựa có thể tái chế và tái sử dụng nhiều lần tại các nước Bắc Âu
Tại các nước Bắc Âu, nhựa và các sản phẩm nhựa được nhập khẩu và tiêu thụ khá nhiều và tăng trưởng ổn định qua các năm. Nhựa được dùng trong bao bì đóng gói, xây dựng, nông nghiệp, ô tô, điện tử…

Hiến kế để tăng sự hiện diện của hàng Việt tại thị trường Bắc Âu
Khu vực Bắc Âu nói chung được đánh giá tương đối tiềm năng cho hàng Việt Nam khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã có hiệu lực
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Nhật Bản - thị trường khắt khe nhưng nhiều tiềm năng
Hiện nay một số sản phẩm Việt Nam đã thâm nhập thành công vào chuỗi phân phối tại Nhật Bản, có thể kể đến sản phẩm nước dừa, sữa dừa...
Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số
Hiệp định RCEP là một hiệp định thương mại tự do giữa 15 quốc gia ở châu Á Thái Bình Dương, hiệp định đã giúp châu Á chiếm ưu thế về nền kinh tế kỹ thuật số.
Tận dụng lợi thế của UKVFTA đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh
Cơ hội cho các mặt hàng gỗ, hạt điều và gạo thâm nhập vào thị trường Anh rất rộng mở, đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực với rất nhiều ưu đãi dành cho những mặt hàng này.
Cơ hội từ cuộc “khủng hoảng cơm gà” tại Singapore
“Khủng hoảng cơm gà" của Singapore bắt đầu khi thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob công bố ngừng xuất khẩu thịt gà sống sang Singapore từ tháng 6. Điều này đã khiến Singapore thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung gà tươi và phải chuyển sang dùng gà đông lạnh.
Xuất khẩu cá ngừ sang Mexico tăng trưởng mạnh
Nhờ được hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP và nhu cầu nhập khẩu cá ngừ của Mexico đang tăng cao sẽ giúp cho xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường này thêm thuận lợi và phát triển.
Algeria ban hành những biện pháp mới về quản lý nhập khẩu
Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria đã công bố danh mục hơn 400.000 sản phẩm địa phương đăng trên nền tảng kỹ thuật số để doanh nghiệp tra cứu.
Philippines gia hạn ưu đãi thuế cho gạo nhập khẩu ngoài Đông Nam Á
Đây là động thái mới nhất của Chính phủ Philippines trong việc kiểm soát áp lực lạm phát ngày càng tăng tại nước này, đặc biệt là việc giá lương thực có xu hướng tăng mạnh trong những tháng gần đây.
Tận dụng hiệu quả các cam kết trong FTA để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu gỗ sang thị trường Nhật Bản
Việt Nam và Nhật Bản cùng là thành viên của Hiệp định thương mại tự do (FTA). Do đó cần tận dụng hiệu quả các cam kết trong FTA để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu gỗ tại thị trường Nhật Bản.
Nhiều cơ hội cho cá tra Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu sang Colombia
Trong top 10 thị trường xuất khẩu hàng đầu của các doanh nghiệp thủy sản Việt, Colombia vẫn chỉ là một trong những thị trường tiềm năng ở Nam Mỹ.
Thực hiện quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan
Quy định này của Đài Loan được xây dựng dựa theo Khoản 10 Mục 1 Điều 22 Luật quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của Đài Loan và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.