Hệ điều hành mới của Huawei có thể thành công hay không?

11:14 08/06/2021

Hội nghị ra mắt sản phẩm mới của Huawei đã được tổ chức trực tuyến vào ngày 2 tháng 6 tiết lộ toàn bộ bản phát triển hệ điều hành HarmonyOS 2 hay còn gọi là “Hongmeng”. Liệu đây có phải bước đột phá mới của nhà sản xuất công nghệ hành đầu Trung Quốc? Trong thị trường hệ sinh thái phần mềm đã được kiểm soát chặt chẽ bởi Android và IOS, làm thế nào để HarmonyOS 2 có thể giành được vị thế trong tương lai?

Ra đời trong khủng hoảng 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Năm 2012, Hoa Kỳ đã khởi xướng các cuộc điều tra chống lại Huawei và ZTE, tạo ra những trở ngại trong quá trình mở rộng kinh doanh cho các doanh nghiệp liên quan. Nhận thức được khủng hoảng, Huawei bắt đầu triển khai hệ điều hành phân tán riêng biệt.

Trong giới hệ điều hành lúc bấy giờ, Apple IOS và Android tranh quyền bá chủ, bên cạnh là những ngôi sao như Microsoft Windows Phone, Nokia Symbian, Palm, BADA, Samsung Tizen,... Thị trường rộng lớn không có hệ thống do Trung Quốc sản xuất và mức độ an toàn thông tin đáng lo ngại. Việc thiếu các hệ thống cơ bản không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp mà còn trở thành lỗ hổng trong hàng rào an toàn thông tin quốc gia. Tháng 11 năm 2016, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc đã ban hành Luật An ninh mạng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xây dựng một loạt chính sách thay đổi con đường xây dựng hệ thống của Huawei.

Sau 7 năm phát triển, vào ngày 14 tháng 5 năm 2019, nhãn hiệu "Huawei Hongmeng" đã được đăng ký thành công. Vào thời điểm đó nổ ra tranh chấp thương mại Trung Quốc và Hoa Kỳ và Huawei bị đưa vào danh sách đen của Hoa Kỳ, mất quyền sử dụng hệ thống Android do tác động của lệnh trừng phạt. Hiện hệ điều hành nội địa Hongmeng được sử dụng trên tất cả thiết bị đồng hồ, máy ô tô, điện thoại di động và phần cứng khác trong phạm vi bộ nhớ 128KB đến 4GB.  

Mối quan hệ giữa Hongmeng và Android

Câu hỏi đặt ra tại sao sản phẩm 9 năm tuổi “Made in China” vẫn bị gắn mác đạo nhái? Hongmeng là đòn phản công của công nghệ hay một mánh lới quảng cáo kinh doanh? Hệ thống Android ban đầu được phát triển bởi một công ty nước ngoài tên là Andy Rubin, sau khi công ty này được Google mua lại vào cuối năm 2005, hệ thống đã thay đổi quyền sở hữu. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Năm 2007, Google cùng với hơn 80 nhà sản xuất phần cứng, phần mềm và các nhà khai thác viễn thông đã thành lập một liên minh phát triển để nâng cấp hệ thống Android, sau đó phát hành mã nguồn hệ thống ra thế giới dưới dạng giấy phép nguồn mở Apache. Chỉ hai năm sau khi ra mắt, Android trở thành nền tảng điện thoại thông minh phổ biến nhất. Sau sự nổi lên của Apple, vị thế của Android và IOS được chia đều và khó bị lung lay bởi một bên thứ ba. Việc so sánh giữa Hongmeng và Android trên thị trường là vô nghĩa. Ông chủ Huawei, Nhậm Chính Phi cho biết: “Hệ thống Hongmeng của Huawei sẽ không thay thế hệ thống Android của Google. Nếu Hongmeng có thể có một hệ sinh thái, đó sẽ là một phần bổ sung chứ không phải thay thế chính”.

Thách thức

Trên thực tế, trở ngại trước mắt của Hongmeng là hệ thống Apple IOS ra đời từ năm 2007 đã phát triển được 14 năm, dưới sự lãnh đạo của Jobs, với cỗ máy thế hệ thứ 4 đã mang lại thành công tột đỉnh cho hãng điện thoại. Phần cứng của Apple nổi tiếng về độ mượt mà và ổn định. Hãng đã thành công trong việc thực hiện kết nối giữa các thiết bị như máy tính bảng, máy tính, điện thoại di động, tai nghe, đồng hồ, v.v. và hoàn toàn không bị ảnh hưởng của Android. Như vậy, trước khi Apple tìm ra chiến lược đột phá mới, Huawei cần phải có động thái khẩn cấp để giành lấy sản lượng phần cứng và có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh của ngành điện thoại di động trong nước, với sức mạnh công nghệ vượt trội, Huawei tiếp tục mở rộng thị phần và làm xói mòn cơ sở của các đối thủ cạnh tranh.

TL