Ông Đoàn Văn Ban- Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và phòng chống thiên tai, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. Hải Phòng trao đổi với báo chí. |
Theo đó, về công tác đảm bảo nước sạch: Sau bão lũ, cơ sở y tế khẩn trương thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh khuôn viên và khử khuẩn các khoa, phòng. Trường hợp bể chứa nước sạch bị ngập thì sau khi nước rút cần tiến hành thau rửa và khử trùng bể chứa; Hướng dẫn các đơn vị y tế và người dân chủ động thực hiện xử lý nước, môi trường, thau rửa và khử trùng bể chứa, dụng cụ chứa nước ăn uống, sinh hoạt bằng chế phẩm khử khuẩn đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại các vùng bị ngập lụt; xử lý các giếng khoan, giếng đào, bể nước bị ngập lụt; Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt từ các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung; yêu cầu đảm bảo nồng độ clo dư tự do theo quy định; chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước hộ gia đình.
Trong công tác vệ sinh môi trường, thường xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi tình hình ngập lụt, công tác vệ sinh môi trường và quản lý chất thải trên địa bàn; Báo cáo và tham mưu chính quyền địa phương chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị phối hợp ngành Y tế và người dân triển khai phát động chiến dịch tổng vệ sinh môi trường tại các khu vực dân cư, đường phố, ngõ xóm,… sau bão, lụt; đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó; tổ chức thu gom rác thải và xác động vật; xử lý môi trường triệt để tránh phát sinh các dịch, bệnh truyền nhiễm;…
Ông Nguyễn Văn Mạnh- Phó Chủ tịch UBND xã Đại Bản, An Dương, TP. Hải Phòng trao đổi với báo chí. |
Thực hiện giám sát tình hình mắc bệnh của người dân trong khu vực, đánh giá các chỉ số về véc tơ (muỗi, bọ gậy,…), chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai phun hóa chất diệt côn trùng tại các vùng có nguy cơ: bãi rác công cộng, chợ, nghĩa trang gần khu vực dân cư, những nơi sinh hoạt tập thể,…
Đối với công tác phòng, chống dịch bệnh: Chủ động đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các vùng bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất; sẵn sàng và chủ động triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm; tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh, thực hiện các biện pháp khống chế hiệu quả không để dịch bệnh bùng phát tại các vùng có mưa lớn và ngập lụt; nhanh chóng cử đội cơ động chống dịch hỗ trợ điều tra các điểm được báo cáo về sự bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh qua đường tiêu hóa như: tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, các bệnh kí sinh trùng, whitmore,…
Sẵn sàng, chủ động, tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị bệnh nhân; thực hiện nghiêm túc công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; đảm bảo thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị sẵn sàng phục vụ công tác điều trị và phòng chống dịch bệnh trong và sau mưa lũ;
Ông Trương Văn Trường- Giám đốc Công ty CP Xây dựng thương mại dịch vụ cấp nước sạch Lê Thiện, An Dương Hải Phòng thực tế cùng PV tại nhà máy. |
Bảo đảm nhân lực, thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị và phương tiện để sẵn sàng phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại vùng bị ảnh hưởng và tổ chức cấp cứu lưu động, hỗ trợ y tế cho nhân dân tại các khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tại trên địa bàn khi có tính huống xảy ra;
Thực hiện báo cáo dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TTBYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm và báo cáo giám sát bệnh dựa vào sự kiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 2018/QĐ-BYT ngày 28/3/2018 của Bộ Y tế hướng dẫn giám sát bệnh dựa vào sự kiện.
Hải Phòng đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau thiên tai, bão lũ. |
Trao đổi với báo chí về công tác đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau thiên tai, bão lũ, ông Đoàn Văn Ban - Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. Hải Phòng cho biết: Trước, trong và sau bão, chúng tôi đã có các phương án chuẩn bị kĩ càng. Trước khi có bão tham mưu cho Sở chỉ đạo các công ty khai thác công trình thủy lợi thực hiện tiêu thoát nước ở các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao để tăng khả năng trữ nước đề phòng mưa lớn trong bão. Sau khi bão đổ bộ, hoàn lưu bão gây mưa lớn kết hợp với lũ các sông thượng lưu nên việc tiêu thoát nước gặp rất nhiều khó khăn nhưng với tinh thần chủ động, tăng cường, tận dụng các thời điểm thủy chiều xuống để tiêu thoát nước trong các công trình thủy lợi, song song với đó là chỉ đạo các công ty khai thác công trình thủy lợi bố trí huy động nhân lực phối hợp với các địa phương và người dân thu gom các loại rác thải,…để bảo vệ nguồn nước.
Cũng chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Mạnh – Phó Chủ tịch UBND xã Đại Bản cho biết: Xã cơ bản làm tốt theo quy định pháp luật, 100% được phục vụ nước sạch tốt, sau cơn bão số 3 khắc phục bão lũ , nước sinh hoạt cho dân vẫn đảm bảo phục vụ chu đáo nhiệt tình.
Với góc độ là doanh nghiệp, ông Trương Văn Trường – Giám đốc Công ty CP Xây dựng thương mại dịch vụ cấp nước sạch Lê Thiện, An Dương, Hải Phòng chia sẻ: Sau khi cơn bão số 3 đi qua đã làm tê liệt toàn bộ hệ thống điện, công ty đã sẵn sàng ứng phó sử dụng toàn bộ hết nhân lực và lúc nào cũng có điện để phục vụ cho nhà máy cấp nước cho nhân dân 24/24 không để mất điện 1 giờ nào. Trong khi đó cơn bão quá lớn làm đổ hết các cây cối ở ven đường làm bung hết ống nước gây vỡ dập làm ảnh hưởng đến chương trình cấp nước, chúng tôi đã huy động toàn bộ nhân lực sửa chữa và phục vụ, toàn bộ máy phát chạy hết công suất để phục dụ người dân trong 4 ngày mưa gió.
Nỗ lực xử lý khắc phục sự cố đường ống cấp nước đảm bảo nguồn nước đủ, an toàn cho nhân dân sau siêu bão. |
Với mức đầu tư hơn 50 tỷ chúng tôi đã đưa vào công nghệ hiện đại để phục vụ người dân, tổng diện tích của nhà máy 4500m2, nhà máy nước đang phục vụ cho hai xã Đại Bản và Lên Thiện là trên 7000 hộ dân. Sau khi cơn bão số 3 đi qua làm cây cối đổ xuống dòng sông, gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước đầu vào, chúng tôi đã dùng những hóa chất cho phép sử dụng để khắc phục nguồn nước đầu vào, tiếp đó thau rửa toàn bộ các hệ thống của nhà máy và tiếp tục bổ sung hệ thống lọc tinh để đảm bảo nguồn nước cấp cho người dân.