Hà Tĩnh đã có 911 doanh nghiệp được thành lập mới trong 7 tháng đầu năm

22:10 11/08/2022

Hà Tĩnh có 911 doanh nghiệp được thành lập mới với tổng vốn gần 5.420 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm 2022. Các DN hoạt động trong lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 như du lịch, vận tải, bán lẻ… đã từng bước phục hồi. Khu vực DN có nhiều đóng tích cực vào tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương.

Trong 7 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh Hà Tĩnh có 911 DN được thành lập mới với tổng vốn gần 5.420 tỷ đồng, tăng 43% về số lượng, 15% về số vốn so với cùng kỳ năm 2021. Số DN quay lại thị trường hoạt động là 276 DN, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm 2021. Số DN gia nhập thị trường và tái gia nhập thị trường gấp 2,7 lần số doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có gần 7.000 DN đang hoạt động.

Các DN hoạt động trong lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 như du lịch, vận tải, bán lẻ… đã từng bước phục hồi. Khu vực DN có nhiều đóng tích cực vào tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương.

Trong 7 tháng đầu năm 2022, Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư 12 dự án, trong đó 11 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn hơn 2.890 tỷ đồng, 1 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3 triệu USD.

Hà Tĩnh đã có 911 doanh nghiệp được thành lập mới trong 7 tháng đầu năm
Hà Tĩnh đã có 911 doanh nghiệp được thành lập mới trong 7 tháng đầu năm.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị thời gian tới, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ổn định kinh tế vỹ mô; kiểm soát lạm phát; thúc đẩy tăng trưởng; thúc đẩy phát triển an toàn, bền vững, công khai minh bạch các loại thị trường như bất động sản, lao động...; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính; thúc đẩy chuyển đổi số...

Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần làm tốt nhiệm vụ giữ vững ổn định chính trị, đảm bảm an ninh, an toàn xã hội để DN yên tâm sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người dân; rà soát và có kế hoạch kịp thời, hiệu quả xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc của DN trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị.

Thúc đẩy giải ngân các nguồn vốn đầu tư công; làm tốt công tác nắm, dự báo tình hình, giúp DN định hướng mở rộng thị trường; khẩn trương nghiên cứu, tháo gỡ các rào cản về pháp lý ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh; tiếp tục nghiên cứu các chính sách có liên quan hỗ trợ phát triển DN; kiểm soát dịch bệnh; kết nối đảm bảo cung cầu lao động, nâng cao chất lượng nguồn lao động...

Các tổ chức hiệp hội DN cần phát huy vai trò hỗ trợ các DN thành viên, đẩy mạnh hoạt động kết nối, giúp DN chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tìm ra cơ hội trong thách thức để DN phục hồi nhanh, phát triển bền vững; nâng cao sức cạnh tranh, trình độ quản lý, quản trị kinh doanh... để DN kinh doanh hiệu quả, bền vững.

Các DN cần tiếp cận và chủ động ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động thực tiễn DN; chú trọng xây dựng văn hóa, đạo đức DN, trách nhiệm xã hội của DN; xây dựng đội ngũ doanh nhân có bản sắc, bản lĩnh, trí tuệ, khát vọng vươn lên, có trách nhiệm với người lao động, cộng đồng xã hội.

Ngọc Tình