![]() |
Giá tiêu hôm nay 28/5: Tiêu trong nước tăng nhẹ |
Giá tiêu khu vực Tây Nguyên
Tại Đắk Lắk mức giá tiêu là 148,000 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tại Gia Lai mức giá tiêu là 147,000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. so với ngày hôm qua.
Tại tỉnh Đắk Nông giá tiêu ở mức 148,000 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Giá tiêu khu vực Đông Nam Bộ
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 147,000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. so với ngày hôm qua.
Tại Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 147,000 đồng/kg, giữ nguyên giá so với ngày hôm qua.
![]() |
Bảng giá tiêu trong nước ngày 28/5/2025 |
Như vậy, giá tiêu hôm nay 28/5/2025 ghi nhận thị trường hồ tiêu hôm nay tăng nhẹ; hiện giá đang dao động ở mức 147.000 - 148.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại thị trường thế giới được cập nhật từ Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) cho thấy thị trường biến động trái chiều. Cụ thể như sau:
![]() |
Bảng giá tiêu tại thị trường thế giới 28/5/2025 |
Giá hồ tiêu đen Lampung của Indonesia hiện đạt 7,470 USD/tấn; giá hồ tiêu trắng Muntok ghi nhận ở mức 10,185 USD/tấn.
Tại Malaysia, giá tiêu đen ASTA hiện vẫn ở mức 9,150 USD/tấn; giá hồ tiêu trắng ASTA của Malaysia ở mức 11,850 USD/tấn.
Tại thị trường Brazil, Giá thu mua hồ tiêu đen ASTA 570 ở mức 6,650 USD/tấn.
Tại Việt Nam, giá hồ tiêu đen loại 500 g/l hiện ở mức 6.700 USD/tấn và loại 550 g/l ở mức 6.800 USD/tấn; giá hồ tiêu trắng ở mức 9.700 USD/tấn.
Ghi nhận sáng 28/5, thị trường hồ tiêu nội địa có dấu hiệu tăng nhẹ sau nhiều ngày trầm lắng, với mức giá dao động quanh 147.000 – 148.000 đồng/kg, tương đương khoảng 5,78 – 5,82 USD/kg. Diễn biến này được xem là tín hiệu tích cực đối với các hộ trồng tiêu và giới thương lái, trong bối cảnh áp lực từ chi phí đầu vào và nhu cầu thu mua vẫn còn hiện hữu.
Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh thị trường quốc tế lại đang tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi. Việc các doanh nghiệp Mỹ đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc trước thời điểm áp thuế mới vào tháng 8 đã khiến giá cước vận tải biển tăng đột biến. Theo dự báo, từ ngày 1/6, chi phí vận chuyển một container 40 feet từ Trung Quốc sang bờ Tây nước Mỹ có thể tăng từ 3.500 USD lên 6.500 USD - mức tăng gần gấp đôi. Điều này trực tiếp đẩy chi phí logistics của các mặt hàng nông sản, trong đó có hồ tiêu, lên cao. Với nhóm hàng không thiết yếu như gia vị, việc tăng giá bán để bù đắp chi phí rất dễ tác động tiêu cực đến nhu cầu tiêu thụ toàn cầu, nhất là tại các thị trường nhạy cảm về giá.
Dữ liệu xuất nhập khẩu trong tháng 4/2025 cho thấy, Việt Nam đã xuất khẩu 26.590 tấn hồ tiêu, gồm 23.271 tấn tiêu đen và 3.319 tấn tiêu trắng, với tổng kim ngạch đạt 184,1 triệu USD. Dù con số này cho thấy sức bán vẫn duy trì tốt, nhưng động thái tích trữ hàng từ các doanh nghiệp chế biến và thương nhân quốc tế lại phản ánh tâm lý thận trọng trước các biến động về chi phí và sức mua. Ở chiều nhập khẩu, Việt Nam đã mua vào 5.688 tấn hồ tiêu, với tổng giá trị 36,7 triệu USD - phần lớn phục vụ cho hoạt động tái chế, pha trộn và xuất khẩu lại theo yêu cầu thị trường.
Tình hình toàn cầu cũng không mấy khả quan khi lượng hồ tiêu nhập khẩu trong quý I/2025 chỉ đạt 80.620 tấn, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Ngược lại, Indonesia - đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam lại ghi nhận tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu nhập khẩu tăng cao từ Mỹ, Ấn Độ, Đức và đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia đã tăng lượng mua lên đến 108%, đạt gần 1.934 tấn trong kỳ.
Với nhiều yếu tố bất ổn, từ chi phí logistics leo thang đến áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế, giới chuyên gia nhận định giá hồ tiêu trong thời gian tới nhiều khả năng sẽ tiếp tục dao động trong biên độ hẹp. Thị trường sẽ phụ thuộc lớn vào khả năng điều tiết nguồn cung và sức tiêu thụ thực tế từ các thị trường chủ lực, trong bối cảnh người mua ngày càng thận trọng hơn trước biến động chi phí và rủi ro vĩ mô.