Giá tiêu hôm nay 13/4: Giá tiêu trong nước tiếp đà tăng mạnh Giá tiêu hôm nay 14/4: Tiêu trong nước tiếp đà tăng mạnh Giá tiêu hôm nay 15/4: Tiêu trong nước đạt gần 160.000/kg |
![]() |
Giá tiêu hôm nay 16/4: Thị trường trong nước nhộn nhịp trở lại, giá bật tăng trở lại |
Giá tiêu khu vực Tây Nguyên
Tại Đắk Lắk mức giá tiêu là 158,000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với phiên giao dịch trước.
Tại Gia Lai mức giá tiêu là 155,500 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg so với phiên giao dịch trước.
Tại tỉnh Đắk Nông giá tiêu ở mức 158,000 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg so với phiên giao dịch trước.
Giá tiêu khu vực Đông Nam Bộ
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 156,000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với phiên giao dịch trước.
Tại Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 155,500 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg so với phiên giao dịch trước.
![]() |
Bảng giá tiêu trong nước ngày 16/4/2025 |
Như vậy, giá tiêu hôm nay 16/4/2025 ghi nhận thị trường tiếp đà tăng mạnh trở lại, hiện giá đang dao động ở mức 155.500 - 158.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại thị trường thế giới được cập nhật từ Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) cho thấy thị trường biến động trái chiều. Cụ thể như sau:
![]() |
Bảng giá tiêu tại thị trường thế giới 16/4/2025 |
Giá hồ tiêu đen Lampung của Indonesia hiện đạt 7,064 USD/tấn, giảm 0,24%; giá hồ tiêu trắng Muntok ghi nhận ở mức 9,651 USD/tấn, giảm 0,25.
Tại Malaysia, giá tiêu đen ASTA hiện vẫn ở mức 9,600 USD/tấn; giá hồ tiêu trắng ASTA của Malaysia ở mức 12,100 USD/tấn.
Tại thị trường Brazil, Giá thu mua hồ tiêu đen ASTA 570 ở mức 6,850 USD/tấn.
Tại Việt Nam, giá hồ tiêu đen loại 500 g/l ở mức 6.600 USD/tấn và loại 550 g/l ở mức 6.800 USD/tấn; giá hồ tiêu trắng ở mức 9.600 USD/tấn.
Giá hồ tiêu nội địa đang bước vào chu kỳ phục hồi ấn tượng sau giai đoạn trầm lắng bởi lo ngại thuế quan từ thị trường Mỹ. Việc Washington tạm hoãn áp mức thuế đối ứng lên tới 46% trong vòng 90 ngày đã xua tan tâm lý chờ đợi và kích hoạt làn sóng mua vào từ các nhà nhập khẩu toàn cầu.
Lực cầu tăng nhanh không chỉ giúp thị trường sôi động trở lại mà còn mở ra cơ hội đàm phán giá mới với những hợp đồng đã ký trước đó. Nhiều doanh nghiệp tranh thủ nhập hàng nhằm né rủi ro chi phí tăng nếu chính sách thuế cao hơn được kích hoạt sau thời gian gia hạn.
Trong nước, thị trường đang đối mặt với hiện tượng khan hiếm nguyên liệu sau vụ thu hoạch, khi một bộ phận nông dân quyết định giữ lại tiêu chưa bán để chờ giá tốt hơn. Điều này diễn ra trong bối cảnh sản lượng năm nay được đánh giá thấp hơn năm ngoái, khiến kỳ vọng giá đạt mốc 160.000 đồng/kg không còn xa.
Theo số liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), chỉ trong tháng 3/2025, Việt Nam đã nhập khẩu gần 5.000 tấn hồ tiêu để phục vụ chế biến và tái xuất. Đây là chiến lược không mới nhưng ngày càng cho thấy hiệu quả trong bối cảnh nhu cầu thị trường tăng mạnh. Hiện nay, sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam thường xuyên vượt sản lượng trồng trong nước, phản ánh năng lực chế biến ngày một nâng cao.
Tuy nhiên, ngành tiêu vẫn đối mặt với áp lực không nhỏ: chi phí sản xuất gia tăng, nguồn cung hạn chế, và đặc biệt là nguy cơ từ các rào cản thương mại. Để duy trì vị thế xuất khẩu hàng đầu thế giới, các doanh nghiệp buộc phải đẩy nhanh chuyển đổi chuỗi cung ứng minh bạch và đầu tư sâu vào công nghệ chế biến.