Giá nguyên liệu thô tăng gây gánh nặng cho nền kinh tế Hàn Quốc

15:33 30/08/2021

Giá nguyên liệu thô tăng cao đang gây áp lực lên các doanh nghiệp ở Hàn Quốc, mặc dù khu vực công nghiệp và tư nhân của nước này đang có dấu hiệu phục hồi ổn định sau những ảnh hưởng ban đầu của đại dịch Covid-19.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Các nhà phân tích và kinh tế cho biết hôm thứ Hai, tác động kinh tế ước tính do giá nguyên liệu thô tăng cao sẽ được hạn chế phần lớn nhờ vào hoạt động của các nhà xuất khẩu lớn trong nước. Nền kinh tế Hàn Quốc tập trung vào xuất khẩu và sự gia tăng giá hàng hóa toàn cầu có thể dẫn đến chi phí sản xuất tăng, từ đó làm suy yếu khả năng cạnh tranh về giá. Giá hàng hóa cao hơn đã nâng cao lợi nhuận của một số công ty, nhưng đồng thời làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp hạ nguồn hơn nữa trong chuỗi cung ứng.

Giá dầu thô trung bình đã tăng trong 4 tháng liên tiếp, từ 62,95 đô la / thùng vào tháng 4 lên 73,28 đô/thùng vào tháng 7, theo dữ liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới công bố vào đầu tháng 8. Trong số các mặt hàng chính khác, giá nhôm cũng có xu hướng tăng trong suốt năm nay, tăng từ 2.003,98 đô / tấn trong tháng 1 lên 2.497,64 đô la Mỹ / tấn vào tháng 7. Trong bối cảnh đó, giá hàng hóa trung gian, chủ yếu là hàng nhập khẩu tăng 52,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên 35,8 tỷ đô la trong giai đoạn đến 20 tháng 8. Điều này dẫn đến thâm hụt thương mại 3,5 tỷ đô la Mỹ trong cùng kỳ, lần đầu tiên trong 15 tháng, mặc dù xuất khẩu tăng 40,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong trường hợp xấu nhất, giá nguyên liệu đầu vào tăng cùng với những đợt bùng phát mới của đại dịch và lãi suất tăng sẽ đẩy các công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đến bờ vực phá sản. Cùng với những lo lắng đó, lợi nhuận của một số ngành hàng tiêu dùng vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch.

Các nhà kinh tế phân tích bất chấp nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Hàn Quốc, cùng với giá hàng hóa tăng cao, xu hướng này rõ ràng đã làm gia tăng một số áp lực lên hoạt động của các ngành công nghiệp trung và hạ nguồn.

Các cơ quan tài chính được yêu cầu giám sát và thực hiện các biện pháp cần thiết để tránh chi phí hàng hóa ăn vào giá tiêu dùng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm nay đã được ấn định là 4%. Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) cho hay: “Những thay đổi về giá nguyên vật liệu toàn cầu có mối liên hệ chặt chẽ với xuất khẩu, tỷ lệ lạm phát và các yếu tố kinh tế khác”. Đồng thời cơ quan này lưu ý, cứ mỗi 10% giá nguyên liệu thô toàn cầu tăng, chi phí hàng hóa xuất khẩu nói chung của Hàn Quốc tăng 0,7% trong khi khối lượng xuất khẩu của nước này giảm 0,25%. KITA nhấn mạnh các ngành công nghiệp phụ thuộc vào nguyên liệu thô nhập khẩu càng nhiều thì giá sản phẩm càng tăng. Ví dụ, nhập khẩu chiếm 34,9% nguồn cung thép và 31,4% phi kim loại. Cứ mỗi lần tăng giá tương ứng 10%, giá hàng hóa làm từ thép lại tăng 1,77% và hàng hóa làm bằng phi kim loại tăng 2,87%.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI), nhóm vận động hành lang kinh doanh lớn nhất nước, cho biết: “Không có gì đáng ngạc nhiên khi các công ty cực kỳ lo ngại trước sự gia tăng của giá hàng hóa”. Trong số 104 tập đoàn và 206 doanh nghiệp vừa và nhỏ được khảo sát, 81,6% trong số này nhận định giá nguyên vật liệu tăng là gánh nặng lớn nhất đối với doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Sự gia tăng liên tục của các ca nhiễm Covid-19 và việc tăng lãi suất là những yếu tố chính khác chống lại sự phát triển của nền kinh tế.

So với quá trình phục hồi dần dần của ngành công nghiệp, tiêu dùng vẫn đang bị tụt lại phía sau, được coi là thách thức hàng đầu đối với các doanh nghiệp tư nhân khi phải đối mặt với chi phí gia tăng và niềm tin của người tiêu dùng vẫn chưa phục hồi.

Không tiết lộ thông tin chi tiết, một nhà sản xuất linh kiện sử dụng nhiều nhôm làm vật trung gian ám chỉ khả năng phá sản trong dài hạn nếu giá nhôm không được kiểm soát. KITA dự đoán các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi tình hình này và chính phủ sẽ cần có các biện pháp tương ứng để hỗ trợ kịp thời.

TL