Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, ngày 13/4/2025, trong tuần qua, thị trường heo hơi ba miền tăng mạnh từ 1.000 - 4.000 đồng. Hiện tại, thương lái thu mua heo hơi với giá từ 67.000 - 74.000 đồng/kg.
![]() |
Giá heo hơi hôm nay 13/4/2025: Giá heo hơi tăng mạnh từ 1.000 - 4.000 đồng trong tuần qua |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc
Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc trong phiên giao dịch sáng nay 13/4, duy trì ổn định so với hôm qua. Hiện các địa phương thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg.
Kết thúc tuần qua, giá heo hơi tại miền Bắc tăng trở lại. Theo đó, thương lái ở Yên Bái và Tuyên Quang tăng 2.000 đồng, lần lượt giao dịch lên thành 67.000 và 68.000 đ/kg.
Ngoại trừ các địa phương như Bắc Giang, Lào Cai, Thái Bình và Hà Nội đi ngang, giá heo ở các địa phương khác đồng loạt tăng 1.000 đồng.
![]() |
Bảng giá heo hơi tại miền Bắc hôm nay 13/4/2025. |
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Giá heo hơi tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên hôm nay ghi nhận đứng yên so với hôm qua, giao dịch trong khoảng 67.000 - 73.000 đồng/kg.
Tuần qua, giá heo tại khu vực này tăng 3.000 đồng. Cụ thể, thương lái tại các tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận cùng tăng 2.000 đồng, thu mua lên giá 73.000 đ/kg; Đắk Lắk tăng 3.000 đồng, đạt giá 72.000 đ/kg.
Ngoại trừ Thanh Hóa, Quảng Bình và Huế đi ngang, giá heo tại các địa phương còn lại tăng 1.000 - 2.000 đồng.
![]() |
Bảng giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên hôm nay 13/4/2025. |
Giá heo hơi tại miền Nam
Giá heo hơi tại khu vực miền Nam hôm nay không ghi nhận điều chỉnh mới so với phiên hôm qua, thu mua heo hơi dao động từ đồng 72.000 – 74.000 đồng/kg.
Giá heo miền Nam tuần này tăng mạnh, trong đó, thương lái tại Bình Dương đã chạm mốc 73.000 đ/kg, sau khi tăng 4.000 đồng/kg.
Ngoại trừ Hậu Giang và Sóc Trăng giữ nguyên giá 73.000 và 72.000 đồng thì các địa phương khác giá heo hơi tăng thêm 1.000 - 3.000 đồng.
![]() |
Bảng giá heo hơi tại miền Nam hôm nay 13/4/2025. |
Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, thói quen giết mổ nhỏ lẻ, thiếu kiểm soát an toàn sinh học vẫn phổ biến ở nhiều địa phương, khiến ngành chăn nuôi khó bứt phá bền vững. Thêm vào đó, chuỗi liên kết từ sản xuất đến phân phối còn lỏng lẻo, khiến chi phí trung gian cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm thịt lợn trong nước, nhất là khi so sánh với nguồn thịt nhập khẩu từ các nước có nền chăn nuôi công nghiệp phát triển.
Đáng chú ý, trong quý I/2025 xuất hiện tình trạng khan hiếm cục bộ tại thị trường phía Nam. Giá thịt tăng nhanh đã dẫn đến hiện tượng điều tiết nguồn cung từ miền Bắc vào miền Nam. Sự chênh lệch vùng miền này không chỉ tạo áp lực về vận chuyển mà còn phản ánh bất cập trong cân đối cung - cầu theo vùng, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất theo hướng tập trung và khoa học hơn.
Theo thống kê mới nhất, tổng đàn lợn cả nước hiện đạt khoảng 31,8 triệu con, giảm 0,63% so với tháng 1 nhưng vẫn tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy tổng thể ngành chăn nuôi vẫn có dư địa tăng trưởng, song cần sự can thiệp chính sách kịp thời để không rơi vào trạng thái cung vượt cầu khi giá ổn định trở lại.