Theo khảo sát của phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, cập nhật lúc 08:15:01 ngày 23/7/2025 theo trang giacaphe.com, trong nước, giá thu mua mủ cao su tại các doanh nghiệp lớn tiếp tục đứng yên.
Trên thế giới, giá cao su RSS 3 tại sàn Toccom Nhật Bản vẫn tiếp tục diễn biến lệch chiều. Cụ thể, tại kỳ hạn giao hàng tháng 7/2025 xuống mức 317.10 yên/k; kỳ hạn giao hàng tháng 8/2025 giữ nguyên ở mức 328 yên/kg;…
![]() |
Giá cao su hôm nay 23/7/2025: Giá cao su nội địa tiếp tục đứng yên |
Giá cao su trên thị trường thế giới
Mở cửa phiên giao dịch 23/7, giá cao su RSS 3 tại sàn Toccom Nhật Bản trong phiên trực tuyến sáng nay giữ đà biến động lệch chiều, dao động tại các kỳ hạn từ 317.10 - 329.20 yên/kg. Cụ thể, tại kỳ hạn giao hàng tháng 7/2025 giảm 4,80 yên/kg (- 1,49%), xuống mức 317.10 yên/kg; kỳ hạn giao hàng tháng 8/2025 giữ nguyên ở mức 328 yên/kg; kỳ hạn giao hàng tháng 9/2025 giảm 1.50 yên/kg (- 0,46%), xuống mức 325yên/kg; kỳ hạn giao hàng tháng 10/2025 ổn định ở mức 327.60 yên/kg; kỳ hạn giao hàng tháng 11/2025 giảm 1.40 yên/kg (- 0,43%), xuống mức 329.20 yên/kg.
![]() |
Cập nhật: 23/07/2025 lúc 08:15:01 (delay 10 phút) |
Giá cao su trong nước hôm nay
Tại trường trong nước, giá thu mua mủ cao su tại các doanh nghiệp lớn tiếp tục chững lại. Cụ thể, tại Công ty MangYang báo giá thu mua mủ nước khoảng 389 – 393 đồng/TSC (loại 2-loại 1); còn mủ đông tạp khoảng 340 – 388 đồng/DRC (loại 2-loại 1).
Tương tự, Công ty cao su Bình Long thu mua mủ nước hiện ở mức 386 - 396 đồng/TSC/kg; mủ tạp có độ DRC 60% có giá 14.000 đồng/kg.
Theo đó, Công ty Phú Riềng chào giá thu mua mủ tạp ở mức 370 đồng/DRC, giá thu mua mủ nước 400 đồng/TSC.
Tại Công ty Cao su Bà Rịa, giá thu mua mủ nước ở mức 390 đồng/độ TSC/kg (áp dụng cho độ TSC từ 25 đến dưới 30); mủ đông DRC (35 - 44%) ở mức 12.700 đồng/kg, mủ nguyên liệu ghi nhận 15.800 – 17.000 đồng/kg.
Trong nửa đầu năm 2025, Việt Nam đã chi hơn 424 triệu USD để nhập khẩu hơn 309 nghìn tấn cao su từ Campuchia, quốc gia đang dần trở thành nhà cung cấp "vàng trắng" chiến lược cho ngành công nghiệp trong nước. Giá nhập khẩu bình quân đạt 1.374 USD/tấn, tăng mạnh 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù cao su từng là cây trồng chủ lực phục vụ xuất khẩu, nhưng giá bán giảm sâu kéo dài đã khiến nhiều nông hộ trong nước buộc phải thu hẹp diện tích hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác. Hệ quả là nguồn cung nội địa suy giảm, trong khi nhu cầu cao su nguyên liệu từ các nhà máy sản xuất, chế biến vẫn không ngừng tăng.
Tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước đã nhập khẩu hơn 838 nghìn tấn cao su, kim ngạch vượt 1,4 tỷ USD, tăng 6,6% về lượng và 20,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024 cho thấy Việt Nam đang phụ thuộc ngày càng lớn vào nguồn cung bên ngoài, đặc biệt từ các thị trường láng giềng, trong bối cảnh ngành cao su trong nước đứng trước áp lực tái cơ cấu và phục hồi sản xuất.